Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai cần biết những điều này
Đa số mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai đều rất lo lắng. Các chuyên gia đầu ngành khẳng định rằng, việc hắt xì hơi này hoàn toàn vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như em bé. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên trang bị một số kiến thức về nguyên nhân gây ra hắt xì hơi khi mang thai để có hướng giải quyết kịp thời hơn.
Chứng hắt xì hơi khi mang thai và những điều mẹ nên biết
Hắt xì hơi khi mang thai thường khiến cho mẹ bầu lo lắng hơn so với bình thường. Điều này có thể hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe mẹ và bé, tuy nhiên có cũng là biểu hiện của một số tác động dưới đây.
1. Nguyên nhân gây hắt xì hơi ở mẹ bầu
Hắt xì hơi thường xuyên, sổ mũi là phản ứng của niêm mạc mũi nói riêng và cơ thể nói chung trước những tác động như khói bụi, khí hậu, hóa chất độc hại và nhiều nguyên nhân khác. Nhìn chung, nguyên nhân gây hắt xì hơi khi mang thai cũng khá đa dạng, nhưng không dễ để nhận biết.
– Viêm mũi thai kỳ:
Mang thai là thời kỳ gây ra nhiều biến đổi cho cơ thể, bên cạnh đó giai đoạn đầu thai kỳ hệ miễn dịch của bà bầu rất yếu. Đây là thời điểm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm mũi, kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Các thống kê mới đây đã chỉ ra, viêm mũi thai kỳ, hắt hơi có ảnh hưởng đến 39% phụ nữ tại các giai đoạn thai kỳ.
Chứng viêm mũi khi mang thai thường kéo theo triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và kéo dài hơn 6 tuần hoặc lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng máu đến màng nhầy tăng, các vi khuẩn trong màng nhầy và mảng bụi bẩn bắt đầu tạo phản ứng với nhau, gây viêm sưng mũi.
Xem chi tiết: Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết
– Cảm cúm, cảm lạnh:
Hệ miễn dịch của phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường rất kém nên nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thường rất cao. Một trong số những phản ứng của cơ thể khi bị cảm lạnh đó là hắt xì, nhưng sau đó là một số biểu hiện khác kèm theo.
Cảm lạnh thường vô hại với phụ nữ mang thai nhưng cảm cúm hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu phụ nữ mang thai xuất hiện dấu hiệu cảm cúm thì đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ ngay, tránh gây ra một số biến chứng nguy hiểm khi tự ý dùng thuốc điều trị.
– Dị ứng:
Dấu hiệu thường gặp khi bị dị ứng đó là hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi và kèm theo một số biểu hiện đặc trưng. Phụ nữ mang thai có nguy cơ dị ứng trong thời gian mang thai, điều này đã bao gồm dị ứng theo mùa và dị ứng trong nhà.
Một cuộc khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình mới đây đã nghiên cứu và đánh giá rằng, dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng nào nguy hại đến em bé, kể cả việc nhẹ cân hoặc sinh non.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng khi mang thai – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
2. Mẹ bầu hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?
Cấu trúc cơ thể được xây dựng để nuôi dưỡng và bảo vệ em bé một cách an toàn. Mặc dù các triệu chứng hắt hơi không gây ra bất cứ rủi ro nào nhưng nếu mẹ bầu thường xuyên hắt hơi thì vẫn có thể làm tổn thương đến em bé của bạn ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Có một số phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện đau nhói, đau lan tỏa xung quanh bụng khi hắt xì hơi thường xuyên. Nhưng theo các bác sĩ, trường hợp này không gây nguy hiểm, bởi vì lúc này tử cung phát triển đã làm cho các dây chằng chèn ép, tạo áp lực lên nên có biểu hiện đau. Bác sĩ cho rằng đây là hiện tượng dây chằng tròn bị chèn ép khi hắt xì hơi.
Nếu mẹ bầu bị hắt hơi nhưng không kèm theo triệu chứng khác như sốt, hắt xì hơi, nôn ói thì có thể mẹ chỉ bị dị ứng thời tiết, cảm lạnh thông thường. Những vấn đề này không làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nó làm cho mẹ bầu mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu hãy chủ động giữ ấm cho cơ thể và phòng tránh các triệu chứng này ngay từ sớm.
Còn đối với trường hợp mẹ bầu bị cúm, kèm theo triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có khả năng dẫn đến các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai, thai bị lưu. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi thai phụ bị cúm hoặc có tiền sử hen suyễn.
3. Hắt xì hơi khi mang thai có nên dùng thuốc không?
Việc sử dụng thuốc điều trị hắt xì hơi trong giai đoạn thai kỳ không được khuyến khích sử dụng, nếu bắt buộc sử dụng bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm khá nhạy cảm và rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng thuốc bởi nó có nguy cơ gây dị tật thai nhi rất cao.
Thay vào đó, khi bị hắt xì hơi thường xuyên, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện đơn giản như:
- Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý để xì hết chất nhầy bên trong mũi.
- Nên dùng giấy mềm để lau dịch nhầy, tránh chà xát vào mũi. Không hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn thương đến màng nhĩ.
- Sử dụng thuốc xịt mũi dành cho bà bầu để làm sạch các xoang.
- Vệ sinh máy lọc không khí trong phòng. Bên cạnh đó, dùng máy tạo độ ẩm cho phòng vào ban đêm để hạn chế mũi bị khô, dễ gây kích ứng.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, quần áo, tránh tình trạng ẩm mốc.
- Nuôi thú cưng ở một không gian tách biệt.
- Tiêm phòng cúm trước tháng 11 để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trước mùa cúm diễn ra.
- Sử dụng nước ép tỏi hoặc ăn tỏi sống để cải thiện triệu chứng.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,…
- Nếu bạn có cảm giác đau bụng khi hắt hơi thì hãy thử ôm bụng nằm nghiêng theo tư thế của thai nhi.
- Điều trị hen suyễn theo phác đồ của bác sĩ.
- Bà bầu cũng cần vận động với một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch.
- Chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ khi có biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, người mỏi mệt,…
Bất cứ những thay đổi trong thời kỳ mang thai của bạn đều ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vì vậy, các mẹ cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng bất cứ những gì đưa vào cơ thể, đặc biệt là thuốc.
4. Khi nào mẹ bầu nên khám bác sĩ?
Tuy không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng chứng hắt xì ở phụ nữ mang thai đôi khi cũng khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng. Khi có những biểu hiện sau, mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
- Hắt xì liên tục, có biểu hiện khó thở
- Sốt trên 38 độ
- Người bị mất nước
- Ăn không ngon, mất ngủ
- Ngực đau, hơi thở khò khè.
- Ho ra chất nhầy có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, quánh đặc như mủ.
Trên đây là một số thông tin về chứng hắt xì hơi khi mang thai mà bạn đọc có thể tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán nào thay thế chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- 9 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả
- Bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!