Dị ứng khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng khi mang thai là hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa và mảng bám, gây khó chịu nghiêm trọng cho người mẹ. Bệnh lý này thường xuất hiện trong ba tháng đầu thai kỳ, cơn ngứa kéo dài trong một tuần nhưng phát ban xuất hiện liên tục.

dị ứng khi mang thai
Dị ứng khi mang thai là bệnh lý ngoài da phổ biến ở các mẹ bầu, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

Nguyên nhân gây dị ứng ở bà bầu

Dị ứng khi mang thai không có nguyên nhân rõ ràng, có thể là một trong những lý do sau đây:

  • Khi em bé phát triển da bị kéo căng, các mô liên kết có thể bị tổn thương, gây viêm rồi dẫn đến phát ban, sưng đỏ.
  • Phản ứng miễn dịch đối với các tế bào của thai nhi làm cho một số tế bào từ bào thai di chuyển khắp cơ thể người mẹ. Những tế bào này có thể dẫn đến một phản ứng miễn dịch gây phát ban. Điều này cũng giải thích lý do vì sao phản ứng dị ứng vẫn tồn tại sau khi sinh, nguyên nhân là do các tế bào thai nhi tiếp tục di chuyển trong cơ thể người mẹ.

→Xem thêm: Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng khi mang thai

Một số phụ có nguy cơ bị dị ứng khi mang thai hơn những người còn lại, những tố yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Người da trắng
  • Đang mang thai bé trai
  • Mang thai lần đầu
  • Người mẹ bị huyết áp cao
  • Bội thai
  • Tăng cân nhanh hơn bình thường trong thai kỳ

Triệu chứng dị ứng da khi mang thai

Thông thường, dị ứng da khi mang thai sẽ xuất hiện trong ba tháng đầu thai kỳ hoặc năm tuần cuối thai kỳ. Đây là giai đoạn mà em bé tăng trưởng nhanh nhất.

Triệu chứng dị ứng khi mang thai thường bắt đầu ở bụng rồi lan sang các vùng da khác trong vòng hai ngày. Dị ứng da thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ giống như mụn, gần giống với mề đay, có màu hồng tại những vết rạn da. Sau cùng, phát ban có thể xuất hiện cùng nhau, tạo thành một khu vực lớn, màu đỏ tương tự như mảng bám.

Đôi khi mụn nước hình thành xung quanh khu vực phát ban, rồi lan nhanh đến mông, đùi, cánh tay, chân,… Nhưng thường phát ban sẽ không lan rộng đến ngực. Dị ứng khi mang thai có xu hướng ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm.

Chẩn đoán dị ứng khi mang thai

Bác sĩ thường chẩn đoán dị ứng khi mang thai bằng cách kiểm tra da. Thông thường sẽ không cần kiểm tra thêm nhưng có thể bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ bệnh nhiễm trùng khác như nấm hay ghẻ. Các xét nghiệm có thể là:

  • Kiểm tra công thức máu toàn phần
  • Kiểm tra chức năng gan
  • Cortisol huyết thanh
  • Huyết thanh choriogonadotropin (HCG)
điều trị dị ứng khi mang thai
Việc điều trị dị ứng khi mang thai cần phải chú ý, tốt nhất hãy thăm khám và chữa trị với bác sĩ chuyên môn

Điều trị dị ứng khi mang thai

Thông thường sau khi sinh con, hiện tượng dị ứng da sẽ biến mất trong vòng một đến hai tuần. Nhưng một số phụ nữ có thể nhận thấy tình trạng phát ban vẫn tồn tại trong vòng vài tuần sau khi sinh.

Nhưng trong một số trường hợp, bà bầu sẽ cần điều trị y tế để giảm những triệu chứng khó chịu như:

  • Kem dưỡng ẩm: thoa kem dưỡng ẩm giúp làm giảm sự khó chịu, nhưng nên tránh những loại kem dưỡng ẩm có thành phần không thân thiện với trẻ nhỏ. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm như axit salicylic, retinol, vitamin A, retinyl-palmitate.
  • Steroid tại chỗ: kem có chứa steroid, chẳng hạn như kem hydrocortisone 1% giúp làm giảm ngứa. Mặc dù những loại kem này phần lớn được cho là vô hại trong thai kỳ nhưng người mẹ nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc kháng histamine: được dùng để giúp làm giảm ngứa, các loại thuốc kháng histamine an toàn trong thai kỳ bao gồm diphenhydramine (Benadryl) và cetirizine (Zyrtec).

Thật không may, bà bầu không thể ngăn chặn dị ứng khi mang thai. Nhưng có chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ làm giảm khả năng phát ban, dù đó chỉ là tạm thời.

  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi được làm bằng các chất liệu cotton mềm. Hạn chế quần áo bó sát khiến tình trạng dị ứng thêm tồi tệ.
  • Gãi chỉ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng nên bạn hãy hạn chế gãi.
  • Tránh xa các hóa chất có trong sữa tắm, nước hoa,…
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, đậu,…

Trên đây là những thông tin về chứng dị ứng khi mang thai, nếu gặp bất cứ triệu chứng nào thì bạn hãy thông báo với bác sĩ chuyên môn. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Mật ong có thể giúp làm giảm triệu chứng dị ứng?

Mật ong được nhiều người tin rằng là một phương thuốc tự nhiên dùng để giảm các triệu chứng dị...

Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Dị ứng với thịt: Bệnh lý ít gặp nhưng nghiêm trọng

Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tình...

Dầu dừa có gây dị ứng không? Nếu bị phải làm sao?

Dầu dừa có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp bệnh nhân...

Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng của dị ứng.

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối có hiệu quả?

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *