Bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi dị ứng thường kích hoạt nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến mũi. Trong nhiều trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng còn bị hắt xì ra máu. Điều này cho thấy rằng bạn đang kiểm soát bệnh chưa tốt, cần có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh rủi ro phát sinh.ư

bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu
Bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu cho thấy bạn đang kiểm soát bệnh không tốt

Vì sao bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xuất hiện khi cơ thể có phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng có trong không khí được hít vào đường thở. Tình trạng này tương đối phổ biến, thường được gây ra do các dị nguyên có trong môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, hóa chất…

Theo lương y Tuấn thông thường, khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như sau

  • Hắt hơi
  • Chảy mũi, sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Đau họng, ho
  • Ngứa cổ họng
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt hay xuất hiện quầng thâm dưới mắt
  • Người mệt mỏi, uể oải.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng trên da. Điển hình như da khô, phồng rộp, phát ban và đôi khi còn bị bong tróc da. Trong một số trường hợp, viêm mũi dị ứng còn khiến người bệnh bị hắt xì ra máu.

Tình trạng viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu thường dễ phát sinh do một số yếu tố dưới đây:

1. Tiếp xúc với dị nguyên

Thông thường, khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì bạn cần phải tránh tuyệt đối việc tiếp xúc với các chất dị nguyên để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng. Nếu tiếp xúc với dị nguyên thường xuyên sẽ khiến cho niêm mạc mũi đang bị tổn thương bị kích ứng nặng nề.

Sự kích thích do dị nguyên sẽ khiến cho tình trạng hắt xì diễn ra với tần suất dày đặc hơn. Những cơn hắt xì mạnh sẽ kéo theo việc niêm mạc mũi bị tác động mạnh. Điều này có thể sẽ gây ra những tổn thương nặng, niêm mạc mũi bị chảy máu. Đây là nguyên nhân khiến cho những người bệnh viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu.

2. Thời tiết hanh khô

Thời tiết cũng là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm mũi dị ứng. Thực tế cho thấy, vào những ngày thời tiết hanh khô thì các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thường kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn.

Thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí xuống mức quá thấp cũng sẽ khiến niêm mạc mũi bị khô và kích thích mạnh hơn. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công và khiến tình trạng viêm mũi trở nên nặng nề hơn.

Lúc này, niêm mạc mũi có thể bị tổn thương nặng và xuất huyết. Nếu hắt xì, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy trong dịch mũi có lẫn máu tươi.

3. Vệ sinh mũi sai cách

Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì bạn sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi. Lúc này, việc vệ sinh mũi chính là vấn đề cần được thực hiện nhằm giúp cải thiện triệu chứng và khai thông đường thở.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể do chủ quan mà chưa cẩn thận trong vấn đề vệ sinh mũi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc vệ sinh không đúng cách cũng có thể sẽ khiến cho các vấn đề rủi ro phát sinh.

hắt xì ra máu khi bị viêm mũi dị ứng
Xịt mũi quá mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc và gây chảy máu khi hắt hơi

Thường gặp nhất là tình trạng sử dụng các loại dung dịch vệ sinh xịt mạnh vào mũi cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng xung huyết, người bệnh thường bị chảy máu mũi khi hắt xì.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc dùng dung dịch corticoid mạnh kéo dài cũng được cho là có những ảnh hưởng liên quan. Nó có thể khiến niêm mạc mũi mỏng dần và dễ bị tổn thương khi có tác nhân tác động vào. Chính điều này có thể gây ra tình trạng hắt xì ra máu ở người bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu nguy hiểm không?

Tình trạng viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu được các bác sĩ chuyên khoa nhận định là không quá nguy hiểm và cũng không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng này cho thấy rằng, niêm mạc mũi đang bị kích thích và tổn thương khá nặng.

Hiện tượng hắt xì ra máu khi bị viêm mũi dị ứng còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang kiểm soát bệnh không tốt. Nếu để kéo dài, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị. Lúc này, các biến chứng nghiêm trọng hơn cũng sẽ có nguy cơ cao phát sinh.

Sau đây là những biến chứng có thể gặp phải nếu bệnh viêm mũi dị ứng không được kiểm soát hiệu quả:

  • Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn về đêm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, bạn có thể bị ngủ ngáy.
  • Rối loạn khứu giác: Bệnh viêm mũi dị ứng khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc mũi xoang. Lúc này, chức năng khứu giác thường bị suy giảm, nhiều trường hợp còn bị mất khứu giác tạm thời.
  • Các biến chứng ở đường hô hấp: Thường gặp nhất là viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng thúc đẩy hay làm nặng thêm bệnh hen suyễn.

Cách xử lý khi bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu

Khi bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, cần xử lý đúng cách để tránh rủi ro phát sinh:

1. Hướng dẫn xử lý tại chỗ

Nếu bị hắt xì ra máu do viêm mũi dị ứng diễn tiến nặng cùng với sự kích thích của các tác nhân khác thì sau khi hắt xì máu trong mũi vẫn có thể tiếp tục chảy ra. Bạn cần cẩn trọng và áp dụng cách can thiệp tại chỗ đúng đắn.

Qua cơn hắt xì mà máu vẫn chảy thì cần ngồi thẳng, tuyệt đối không ngửa đầu ra sau. Sau đó, có thể dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để kẹp 2 bên lỗ mũi lại và giữ yên khoảng 10 – 15 phút.

Khi nhận thấy máu mũi không còn chảy nữa thì bạn nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Điều này sẽ giúp loại bỏ dịch mũi và các chất bụi bẩn hay dị nguyên đọng lại trong mũi để làm giảm tình trạng hắt xì.

2. Thăm khám và điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng nếu còn ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự chăm sóc và kiểm soát tại nhà. Tuy nhiên nếu đã gặp tình trạng hắt xì ra máu thì cần sớm thăm khám để được điều trị y tế. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu
Khi bị viêm mũi dị ứng hắt hơi ra máu cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ

Một số loại thuốc sau có thể sẽ được chỉ định nhằm kiểm soát bệnh nhanh chóng hơn:

  • Thuốc kháng Histamine
  • Thuốc Corticosteroid
  • Sử dụng thuốc thông mũi với liệu trình ngắn
  • Dùng kết hợp thuốc kháng histamine với các thuốc xịt mũi hay nhỏ mắt
  • Thuốc đối kháng thụ thể

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh quá mẫn hay thuốc điều trị không thể đáp ứng thì bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp miễn dịch. Cách điều trị này sẽ rất mất thời gian, điều trị có thể kéo dài trong khoảng từ 3 – 5 năm.

3. Các biện pháp chăm sóc giúp kiểm soát bệnh

Để kiểm soát tốt bệnh viêm mũi dị ứng, tránh hiện tượng hắt xì ra máu thì bạn cũng cần chú ý đến các biện pháp tại nhà. Những biện pháp dưới đây còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh lý này.

  • Tránh xa các chất dị nguyên và tác nhân gây dị ứng.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hay thay đổi thất thường, cần chuys hơn ở vùng mũi họng.
  • Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ.
  • Chú ý đeo khẩu trang và che chắn kín đáo khi đi ra ngoài.
  • Nếu mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thì cần điều trị một cách triệt để.
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý hay tự pha nước muối loãng để vệ sinh mũi họng.
  • Những ngày thời tiết hanh khô nên dùng máy tạo độ ẩm để giữ độ ẩm cho không khí, tránh gây kích thích niêm mạc mũi.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, đồng thời chú ý tránh hít phải khói thuốc thụ động.

Bạn chớ nên chủ quan với tình trạng hắt xì ra máu khi bị viêm mũi dị ứng. Lúc này cần chú ý thăm khám sớm để bác sĩ xác định mức độ bệnh và can thiệp đúng cách. Đồng thời hãy thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ kiểm soát bệnh được tốt hơn. Điều này sẽ ngăn ngừa được biến chứng của bệnh, bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Tìm hiểu về chứng viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Viêm mũi dị ứng là một dạng viêm xảy ra trong mũi, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt... trong mỗi đợt viêm mũi dị ứng khiến...

Nhiều người thắc mắc rằng: Có nên tự pha nước muối để rửa mũi tại nhà không?

Có nên tự pha nước muối để rửa mũi tại nhà ?

Dùng nước muối để rửa mũi là một cách giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trú ngụ trong mũi,...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới có thực sự tốt?

Theo Đông Y, cây kinh giới có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, viêm. Kinh giới có...

Viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi vô căn. Bệnh thường tự khỏi khi bệnh nhân ngưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *