Trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi do đâu? có đáng lo ngại không?

Hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh được xem là một trong những phản ứng tự nhiên có lợi giúp tống khứ dịch nhầy và bụi bẩn ra ngoài, làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, nếu hắt hơi kèm theo một số triệu chứng như sốt, chán ăn, khó thở,… cha mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi do đâu?
Hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy lo lắng khi con bị hắt xì hơi. Tuy nhiên, cha mẹ hãy yên tâm, bởi đây là phản xạ tự nhiên chứng tỏ cơ chế phản ứng của trẻ khỏe mạnh.

Hắt xì hơi là một trong những hành động không tự ý và cũng không kiểm soát được. Cũng giống như ở người lớn, hắt hơi vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Và chức năng của phản xạ này là giúp tống khứ khói bụi, chất nhầy có chứa các hạt gây kích thích ra ngoài, đồng thời làm sạch khoang mũi. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng nếu triệu chứng hắt xì hơi ở con không kèm bất kỳ biểu hiện nào khác như sổ nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt,…

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi

Hắt hơi là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng này xảy ra có thể là do thay đổi độ ẩm và nhiệt độ trong môi trường tự nhiên. Khi đó, các sợi thần kinh khứu giác ở niêm mạc mũi sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng bé bị hắt xì hơi liên tục. Thông thường, hiện tượng hắt hơi sẽ bắt đầu thuyên giảm khi bé thích nghi với môi trường bên ngoài. Ngoài yếu tố này ra, nguyên nhân gây hắt hơi phổ biến ở trẻ có thể là:

1. Giải phóng các tạp chất trong mũi

Theo các chuyên gia khoa nhi, cấu tạo đường hô hấp trên của trẻ dưới 6 tuổi phù hợp với việc thở bằng mũi. Và phải mất khoảng 3 – 4 tháng trẻ mới thở bằng đường miệng. Do đó, để thực hiện một sự chuyển đổi đột ngột từ mũi sang miệng, con trẻ cần hắt hơi thường xuyên để thông mũi, giải phóng tạp chất và tiếp tục nhịp thở bình thường.

2. Mũi nhỏ

Mũi nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hắt hơi. Một chiếc mũi nhỏ đồng nghĩa với đường mũi hẹp dễ thu hút các hạt từ bên ngoài dẫn đến tình trạng bít tắc đường thở. Vì vậy, trẻ phải hắt hơi liên tục để tống khứ chất nhầy ra ngoài và làm thông đường thở.

3. Lỗ mũi bị chặn

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi liên tục
Trẻ hắt hơi có thể là do lỗ mũi bị nghẹt

Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu mẹ không biết cách làm sạch gỉ mũi có thể gây bít tắc khoang mũi khiến trẻ khó thở. Và hắt hơi là cách duy nhất giúp tống khứ chất nhầy ra ngoài, giúp trẻ thở dễ dàng thở hơn. Bên cạnh đó, khi bế trẻ, mũi của bé vô tình ấn vào người mẹ khiến lỗ mũi nhỏ của con bị ép và xẹp. Hành động này sẽ khiến không khí lưu thông ra vào khó khăn và hắt hơi sẽ giúp làm giảm bớt phần nào khó chịu.

4. Sự hiện diện của chất kích thích trong không khí

Các chất kích thích như thuốc lá hoặc khói thuốc lá, nước hoa, hạt bụi,… có thể là nguyên nhân gây hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, sữa mà bé nôn ra cũng có thể xâm nhập vào lỗ mũi gây kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến hắt hơi.

5. Cảm lạnh

Hắt xì hơi ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện còn suy yếu nên rất dễ bị vi rút gây cảm lạnh tấn công. Do đó, để ngăn chặn hắt hơi và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, cha mẹ nên có kế hoạch chăm sóc con hợp lý.

6. Không khí khô

Như các bạn đều biết, niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh còn quá yếu, dịch nhầy trong mũi khô rất dễ dàng. Chính vì vậy, mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là những tháng mùa đông, không khí khô sẽ khiến niêm mạc của bé khô hơn mức bình thường.

Điều này đồng nghĩa với việc các sợi dây cảm giác dưới niêm mạc sẽ bị kích thích khiến trẻ bị hắt hơi. Để tránh điều này, cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm giảm khô mũi ở trẻ.

7. Do một số dị ứng

Dị ứng cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé hắt hơi thường xuyên. Biểu hiện này xảy ra có thể là do phấn hoa hoặc cũng có thể xảy ra do bụi, côn trùng cắn hoặc lông động vật.

Hắt hơi do dị ứng gây ra có thể tránh được bằng cách bảo vệ trẻ khỏi các hạt lạ và dị ứng. Tuy nhiên, trong thực tế không thể làm như vậy, nên các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng thuốc kháng histamine theo đơn thuốc của bác sĩ để cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng bệnh cho con.

Hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?

Giống như một người trưởng thành, hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh được coi là bình thường. Đây được xem là một hành động phản xạ xảy ra để làm sạch các hạt bụi, chất nhầy có trong đường mũi và giúp loại bỏ sự tắc nghẽn trong hệ hô hấp.

Chính vì vậy, nếu con bị hắt hơi và không bị sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác kèm theo, cha mẹ không cần phải lo lắng. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên yên tâm, bởi hắt hơi một cách tự nhiên sẽ giúp đẩy vi trùng và các hạt gây bệnh ra khỏi đường mũi, giúp không khí lưu thông thuận lợi.

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi có đáng lo ngại không?
Nếu trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi kèm theo một vài triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ hắt hơi nhiều lần trong một ngày và kèm theo triệu chứng ho hoặc sốt, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám. Bởi hắt xì hơi có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe cơ thể trẻ đang gặp vấn đề.

Ngoài ra, nếu hắt hơi xuất hiện cùng với các triệu chứng sau đây, cha mẹ cần tiến hành chăm sóc y tế ngay lập tức cho trẻ:

  • Trẻ khó thở với biểu hiện thở nhanh và hổn hển
  • Ngực có biểu hiện đập dồn dập
  • Trẻ có dấu hiệu chán ăn, ăn ít hơn trước đây
  • Bé ngủ nhiều hơn 8 – 10 giờ mỗi ngày
  • Thở khò khè, nấc khi ngủ

Hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng rất đỗi bình thường trong cơ chế phản xạ tự nhiên của hệ hô hấp. Do đó, cha mẹ không cần phải lo lắng về biểu hiện này. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên lập kế hoạch chăm sóc và điều trị cẩn thận nếu hắt xì hơi kèm theo một vài triệu chứng khác. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu pháp trị liệu phù hợp.

Ngứa cổ họng gây ho và cách xử lý nhanh chóng

Tình trạng ngứa cổ họng gây ho thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể bị...

Bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn và cách chữa trị

Bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ hay viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng amidan bị viêm do vi...

Viêm tai giữa khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân & điều trị

Bệnh viêm tai giữa khi mang thai là một căn bệnh khá nguy hiểm. Các bà mẹ khi lần đầu...

Nội soi phế quản – những điều mà bạn nên biết

Bác sĩ hay chỉ định nội soi phế quản để kiểm tra hoạt động của các cơ quan trong phổi,...

Các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn khá non yếu, rất dễ nhạy cảm với môi trường nên trẻ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.