Dùng Máy Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Giải Đáp Chi Tiết

Có khoảng 10% – 30% người lớn và 40% đối tượng trẻ em bị viêm mũi dị ứng. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng triệu chứng: hắt hơi, chảy nước mắt, mũi, quầng thâm mắt… khiến nhiều người cảm thấy khổ sở và phiền toái. Mới đây nhất, các nhà khoa học phát minh ra máy trị viêm mũi dị ứng. Thiết bị hoạt động dựa trên cơ chế dùng ánh sáng dải hẹp 600nm tác động lên mũi. Tuy nhiên, cách dùng máy chữa viêm mũi dị ứng này có tốt không, có chữa được bệnh không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

Dùng máy chữa viêm mũi dị ứng có tốt không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp màng nhầy niêm của niêm mạc mũi bị sưng, viêm do hít phải các chất gây dị ứng (dị nguyên) như phấn hoa, mạt bụi, lông da động vật… Lúc này, cơ thể nhầm lẫn các chất trên với một tác nhân gây hại và kích hoạt phản ứng chống lại chúng.

máy chữa viêm mũi dị ứng có tốt không
Dùng máy chữa viêm mũi dị ứng có tốt không?

Phản ứng giữa hệ miễn dịch với kháng nguyên làm giải phóng một lượng lớn chất trung gian gây viêm histamin, làm xuất hiện các triệu chứng:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi
  • Nghẹt mũii
  • Chảy nước mắt
  • Mắt thâm quầng.

Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể dùng một số liệu pháp tại chỗ như: dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm có steroid, thuốc thông mũi… Bên cạnh đó, các nhà khoa học trên thế giới cũng tiến hành nghiên cứu để tìm ra nhiều phương pháp trị bệnh tiên tiến và hiệu quả hơn. Gần đây nhất, trên thị trường Việt Nam có xuất hiện một số máy dùng để trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Tham khảo thêm: Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

Máy trị viêm mũi dị ứng hoạt động như thế nào?

Máy viêm mũi dị ứng được hoạt động dựa trên cơ chế phát ra ánh sáng dải hẹp năng lượng thấp 660nm. Ánh sáng này có tác dụng hạn chế sự giải phóng chất trung gian gây viêm histamin hoặc thậm chí loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi phản ứng dị ứng.

Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng được cải thiện, mũi được ấm (nhờ ánh sáng) và sạch hơn.

máy chữa viêm mũi dị ứng
Máy viêm mũi dị ứng được hoạt động dựa trên cơ chế phát ra ánh sáng dải hẹp năng lượng thấp 660nm.

Dùng máy trị viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?

Bàn về mức độ hiệu quả của thiết bị trị viêm mũi dị ứng, TS.BS. Phạm Bích Đào – Giảng viên môn Tai mũi họng, trường Đại học Y Hà Nội cho biết:

“Viêm mũi dị ứng là bệnh toàn thân, được kích hoạt khi cơ thể giải phóng hàm lượng lớn histamin, làm hình thành triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi… Việc áp dụng liệu pháp quang trị liệu chỉ mang tính chất kiểm soát bệnh chứ không có khả năng trị bệnh tận gốc. Với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng, bệnh nhân nên kết hợp với nhiều loại thuốc đặc trị khác mới đạt hiệu quả mong đợi.”

Xét theo góc độ YHCT, viêm mũi dị ứng có thể xảy ra do yếu tố bên trong cơ thể. Chức năng tạng phủ (phế, tỳ, thận) rối loạn kết hợp với phong hàn tà khí xâm nhập gây phế khí hư nhiệt, sức đề kháng cơ thể giảm sút. Vì thế, nếu chỉ chăm chăm chữa triệu chứng mà không khắc phục chức năng ngũ tạng, cải thiện chính khí thì bệnh rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Để chữa bệnh này, phải chữa từ gốc, trừ khử triệu chứng lẫn nuôi dưỡng bên trong.

Theo đó, việc dùng máy chữ viêm mũi dị ứng chỉ nên dùng mới mục đích hỗ trợ và tần suất vừa phải trong thời gian quy định. Sau 2 – 3 ngày áp dụng, nếu các biểu hiện của viêm mũi dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bệnh có dấu hiệu tiến triển, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khắc phục.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, nếu lạm dụng hoặc không vệ sinh thiết bị sạch sẽ, vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân khác có thể xâm nhập và gây một số vấn đề sức khỏe khác. Phương pháp này hoàn toàn không thể thay thế thuốc đặc trị, không thể chữa khỏi bệnh từ căn nguyên. Vì thế, người bệnh không nên lạm dụng.

Tham khảo thêm: Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Của Ông Bà Xưa

Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng máy

Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bằng máy, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tiếp xúc với dị nguyên gây kích hoạt các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp không biết được chính xác chất gây dị ứng, bạn nên để ý và ghi lại thời gian, địa điểm, vật thể tiếp xúc trước khi biểu hiện bệnh bùng phát. Ngoài ra, bạn có thể đến cơ sở y tế để làm một số xét nghiệm tìm dị nguyên. Tuy nhiên, vì mức độ đa dạng của các chất gây dị ứng nên bạn cần theo dõi và tích cực phối hợp với chuyên gia đã xác định chính xác tác nhân kích hoạt bệnh.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi mua máy để được tư vấn cụ thể.
  • Dùng máy chữa viêm mũi dị ứng với tần suất vừa phải và thời gian như quy định.
  • Vệ sinh sạch sẽ thiết bị sau khi sử dụng.
  • Liên hệ với chuyên gia nếu bệnh không thuyên giảm hoặc chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin về cách dùng máy trị viêm mũi dị ứng. Nội dung trong bài mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp bạn bị viêm mũi dị ứng nặng thì nên sử dụng thuốc đặc trị hoặc kết hợp cả máy điều trị viêm mũi dị ứng lẫn dùng thuốc tác động bên trong để đảm bảo hiệu quả khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.

Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên không? Ngày rửa mấy lần? [CHUYÊN GIA] Mách cách tốt nhất

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên...

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản...

Các biến chứng do viêm mũi dị ứng gồm polyp mũi, viêm xoang, nhiễm trùng tai

Biến chứng do viêm mũi dị ứng là cực kỳ nguy hiểm: Cần ngăn chặn ngay!

Thông thường những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường chủ quan về tình trạng bệnh của mình vì...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt... trong mỗi đợt viêm mũi dị ứng khiến...

viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp thường gặp có thể kích hoạt ở bất cứ đối tượng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *