Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt… trong mỗi đợt viêm mũi dị ứng khiến cho nhiều người khổ sở và mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng trên, dân gian có bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao. Mặc dù là thực vật mọc hoang nhưng những đặc tính sát khuẩn, sát trùng, tiêu viêm, giải độc.. của cây giao lại đặc biệt phù hợp với người bị bệnh viêm mũi dị ứng.

chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao
Cây giao có tính sát khuẩn, sát trùng, tiêu viêm, giải độc… nên có thể cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Tác dụng của cây giao (xương cá) đối với bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Đây là tình trạng niêm mạc (lớp màng lót bên trong mũi) bị sưng, viêm do hít phải một dị nguyên (chất gây dị ứng).

Người bị viêm mũi dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi
  • Nghẹt mũi
  • Viêm, ngứa họng
  • Chảy nước mắt
  • Quầng thâm dưới bọng mắt.

Để khắc phục vấn đề trên, bên cạnh việc dùng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng histamin, nhiều người áp dụng mẹo dân gian dùng cây giao chữa bệnh.

Cây giao (tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L,) cò được gọi là cây xương cá, cây quỳnh cành giao, cây nọc rắn…. Đây là loai thực vật thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), có lá và gai. Phần thân cây chứa mủ trắng, có thể gây hại cho mắt, da nếu tiếp xúc trực tiếp. Cây giao thường được dùng làm cảnh và trị bệnh như rắn cắn, mụn cóc, sưng viêm ngoài da do côn trùng đốt, đau răng, chấn thương, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…

Theo y học cổ truyền, cây giao có vị cay, hơi chua, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, khu phong, giải độc, sát trùng, khử phong, thúc sữa.

Với những đặc tính như trên, cây giao có thể cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc mũi của người bị viêm mũi dị ứng. Cây giao đem nấu với nước xông hơi có thể giúp lấy đi dịch nhầy ứ đọng, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, giúp mũi thông thoáng, việc hô hấp cũng nhờ vậy mà trở nên dễ dàng hơn.

Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo bài thuốc trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây giao ngay sau đây:

cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao tương đối đơn giản, dễ thực hiện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 15 – 20 đốt cây giao
  • 1 ấm nước nhỏ.
  • 1 tờ giấy dài khoảng 50 cm.

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Cuộn miếng giấy thành một đầu to, một đầu nhỏ như hình chiếc phễu.
  • Cho nước và các đốt giao vào ấm (nên cắt các đốt giao ngay trên miệng ấm để có thể lấy được lượng mủ chảy ra) rồi đun ở lửa lớn. Khi nước sôi, có hơi bốc ra thì vặn lửa nhỏ lại sao cho chỉ thấy luồng hơi nhẹ thoát khỏi ấm.
  • Đưa đầu lớn của ống giấy đã cuộn sẵn vào phần vòi ấm, đầu nhỏ ghé sát mũi, hít luồng hơi bốc lên.
  • Nên xông 2 lần / ngày, vào hai buổi sáng tối, duy trì trong  15 – 20 phút. Phần thuốc đã dùng không nên đổ đi, thay vào đó bạn nên giữ lại và thêm vài đốt giao để dùng lần tiếp theo trong ngày.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Vì mủ cây giao có độc cho nên không sử dụng ấm trên để nấu nước uống hay dùng cho mục đích khác.
  • Đối với người lớn, nên xông lần đầu tiên trong khoảng 15 phút và tăng thời gian xông từ 15 – 30 phút cho đến khi khỏi bệnh. Đối với trẻ em, thời gian xông nên tăng dần qua các lần điều trị.
  • Nên xông ngay khi hơi nước vừa bốc lên bởi đây là lúc thuốc đặc và cho hiệu quả tốt nhất.
  • Giữ khoảng cách giữa mũi và miệng ấm trong phạm vi vừa phải đế tránh bị bỏng trong quá trình xông hơi.

Một số lưu ý khi dùng cây giao điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Để bài thuốc trị bệnh bằng cây giao phát huy tác dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Lưu ý trong điều trị

  • Mủ cây giao có chứa độc, có thể gây phồng rộp da hoặc tổn thương mắt tạm thời nếu như tiếp xúc trực tiếp. Do đó, thận trọng khi xử lý mủ cây giao, nên mang găng tay và bẻ thuốc nhẹ nhàng. Trong trường hợp mủ giao vô tình văng, bắn vào mắt, cần rửa ngay bằng nước lạnh và nhỏ nước muối sinh lý.
  • Không sử dụng cây giao trị viêm mũi dị ứng theo đường uống bởi chúng có thể gây một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau rát miệng…
  • Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 10 tuổi không nên áp dụng bài thuốc trên.

Các xông hơi bằng cây giao có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bài thuốc trên không thể thay thế thuốc điều trị. Sau 5 – 7 ngày áp dụng mẹo xông cây giao mà bệnh không tuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng thêm, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để chuyển thuốc đặc trị phù hợp.

THAM KHẢO THÊM: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả 80% sau 20 ngày

Lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày

  • Giữ gìn vệ sinh mũi: Vệ sinh mũi thường xuyên để loại bỏ chất nhầy ứ đọng, giúp mũi thông thoáng, hô hấp dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng: Cách tốt nhất để thoát khỏi viêm mũi dị ứng là tránh xa nguồn cơn gây kích hoạt bệnh. Một số tác nhân gây bệnh phổ biến: thời tiết, phấn hoa, mạt bụi, lông da động vật,…
  • Không nằm trong máy lạnh: không khí lạnh có thể khiến cho mũi bị khô, làm trầm trọng hơn triệu chứng ngạt mũi. Do đó, cần hạn chế nằm trong phòng máy lạnh ở nhiệt độ thấp, nhất là khi ngủ qua đêm.
  • Bảo vệ mũi khi ra đường: Đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi độc hại để tránh bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí xâm nhập, gây bệnh hoặc khiến cho tình trạng viêm mũi dị ứng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

ĐỂ NHẬN TƯ VẤN KỸ HƠN VỀ BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ, HÃY LIÊN HỆ VỚI BS CHUYÊN KHOA!

Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao. Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

TIN XEM THÊM:

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

Viêm mũi dị ứng có xu hướng tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Mặc dù...

Rượu tỏi là bài thuốc chữa trị được chứng viêm mũi dị ứng và những bệnh lý về đường hô hấp khác.

Hướng dẫn làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng đúng cách không phải ai cũng biết

Rượu tỏi có tác dụng kháng khuẩn, điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản không phải ai cũng biết

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong là biện pháp tự nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình...

Các dạng bệnh viêm mũi dị ứng

Có nên phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng không, khi nào phải mổ?

Viêm mũi dị ứng là loại bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn...

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là một bệnh phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường được gọi là sốt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.