Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Theo thống kê, có khoảng 20- 30% phụ nữ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt hơi khi mang thai. Và tình trạng này gọi là viêm mũi thai kỳ.

Viêm mũi khi mang thai là gì?

Viêm mũi thai kỳ hay viêm mũi khi mang thai là tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn 6 tuần trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường gây ảnh hưởng trong 3 tháng đầu và những tháng cuối của thai kỳ. Biểu hiện nổi bật là nghẹt mũi liên tục kèm theo tiết dịch chất lỏng và hắt xì. Tình trạng này khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở và phải thở bằng miệng, nhất là vào ban đêm. Điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh hen suyễn trầm trọng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu.

Viêm mũi khi mang thai
Viêm mũi khi mang thai nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây viêm mũi khi mang thai

Mặc dù chưa xác định chính xác nguyên nhân gây viêm mũi khi mang thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết viêm mũi thai kỳ có thể là do sự thay đổi nội tiết tố. Trong giai đoạn thai kỳ, estrogen gia tăng sẽ gây ức chế acetylcholinesterase làm phản ứng cholinergic tăng nhanh. Kết quả là tuyến dịch nhờn luân chuyển trong mạch máu và niêm mạc mũi ngày càng tăng dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề.

Ngoài ra, viêm mũi khi mang thai cũng có thể là do hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công. Mặt khác, bệnh xảy ra do cơ thể mẹ phản ứng lại với tác nhân dị ứng như hóa chất độc hại, phấn hoa, khí bụi, khói thuốc lá,…

Viêm mũi khi mang thai có gây nguy hiểm đến thai nhi hay không?

Trong một số trường hợp viêm mũi khi mang thai ở mức độ nhẹ hoặc bệnh thoáng qua thường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi nếu mẹ bầu không kiểm soát bệnh tốt.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng ngày càng nghiêm trọng hơn gây tác động xấu đến giấc ngủ của mẹ. Hậu quả là chất lượng giấc ngủ của bà bầu bị suy giảm, mẹ bầu dễ bị căng thẳng, stress. Mất ngủ trong thời gian dài có thể gây suy nhược thần kinh, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc con sinh ra bị nhẹ cân.

Chưa kể đến trường hợp viêm mũi kéo dài có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm họng hoặc viêm mũi mãn tính trong thời kỳ mang thai. Khi đó, triệu chứng nghẹt mũi do bệnh gây ra sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Lượng oxy cung cấp để phổi và não hoạt động ở phụ nữ mang thai bắt đầu giảm. Điều này có nghĩa, lượng oxy cung cấp cho thai nhi cũng bị giảm theo. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cao huyết áp thai kỳ dẫn đến chứng tiền sản giật hoặc thai phát triển chậm trong tử cung. Vì vậy, mẹ bầu nên điều trị sớm viêm mũi thai kỳ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến cả mẹ lẫn thai nhi.

Tham khảo thêm: Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý!

Lựa chọn phương pháp trị liệu viêm mũi khi mang thai

Trong quãng thời gian mang thai cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng cần thiết. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có biện pháp chữa trị khác nhau.

1. Khắc phục viêm mũi khi mang thai bằng các biện pháp tại nhà

Trong thời kỳ mang thai, thuốc thường không an toàn đối với cả mẹ và bé. Do vậy, mẹ bầu có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng những cách đơn giản sau:

# Xông hơi

Đây có thể là biện pháp mang tính tạm thời nhưng với cách làm này mẹ bầu có thể giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi do bệnh gây ra. Chỉ cần sử dụng một chiếc khăn nhúng nước ấm, đắp lên mặt và hít thở trong vòng vài phút. Hơi nóng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, tạo cảm giác dễ chịu.

# Rửa mũi bằng nước muối

Cách này có thể giúp làm giảm tình trạng viêm mũi khi mang thai. Nước muối không chỉ giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn mà còn giúp làm ẩm niêm mạc mũi, ngăn ngừa tình trạng kích ứng. Để nước muối phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh, mẹ bầu nên dùng ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên lưu ý, không lạm dụng nước muối. Bởi lượng lớn natri có thể làm làm khô, teo niêm mạc mũi khiến bệnh tồi tệ hơn.

# Thay đổi tư thế và gối cao đầu

Nằm ở tư thế nằm ngửa sẽ giúp làm tăng sức cản của mũi đối với luồng không khí đi qua, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và ợ nóng. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm mũi khi mang thai thường được bác sĩ khuyên nên nâng đầu giường lên ít nhất 30 hoặc 45 độ.

# Dùng máy tạo ẩm

Không khí ẩm sẽ giúp làm giảm kích ứng niêm mạc, ngăn ngừa tình trạng ngứa và nghẹt mũi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy tạo ẩm, mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh bộ phận làm ẩm sạch sẽ. Bởi đây chính là nơi chứa đựng khá nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.

# Tập thể dục

Một số động tác nhẹ nhàng dành riêng cho mẹ bầu như đi bộ hoặc thiền,… sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi khi mang thai. Tuy nhiên, thai phụ không nên tập thể thao trong môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Bởi đây chính là yếu tố nguy cơ làm triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài các biện pháp này, để cải thiện viêm mũi khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời, nên tránh xa chất kích thích như bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Hoặc loại bỏ những thức ăn cay nóng ra khỏi thực đơn hàng ngày nếu không muốn bệnh thêm nặng. Bù đắp đủ nước cho cơ thể cũng là cách giảm nghẹt mũi bà bầu nên áp dụng.

Điều trị viêm mũi thai kỳ
Phụ nữ mang thai cần lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất để làm giảm triệu chứng bệnh, đồng thời không gây hại đến thai nhi.

2. Điều trị viêm mũi khi mang thai bằng thuốc

Dùng thuốc trong quá trình mang thai là điều không nên. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, trong một vài trường hợp cần thiết, mẹ bầu vẫn có thể điều trị bệnh bằng cách can thiệp y khoa. Một số loại thuốc chữa viêm mũi khi mang thai thường dùng:

#Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có hai loại chính là thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất và thế hệ 2. Đối với thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất phổ biến là clemastine, diphenhydramine và chlorpheniramine. Các loại thuốc này đều nằm ở nhóm B bảng phân loại thuốc cho phụ nữ mang thai. Thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ gây ra.

Thuốc kháng histamin ở thế hệ thứ hai bao gồm cetirizine và loratadine. Các loại thuốc này cũng được liệt kê vào nhóm B và có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi cho đến nay vẫn chưa có dữ liệu khoa học nào nghiên cứu và chứng minh thuốc kháng histamin an toàn đối với phụ nữ mang thai.

#Corticosteroid

Corticosteroid không kê đơn duy nhất bao gồm triamcinolone acetonide. Là một trong những nhóm thuốc xếp loại C trong bảng phân nhóm thuốc an toàn đối với thai kỳ. Thuốc giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa mũi do viêm mũi khi mang thai gây ra. Ngoài ra, một số loại corticosteroid dạng xịt như fluticasone, beclometasone và budesonide,… mẹ bầu cũng có thể sử dụng để khắc phục bệnh.

#Thuốc nhỏ mắt và mũi

Axit cromoglicic – thuốc ổn định tế bào mast được coi là liệu pháp đầu tiên giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi khi mang thai, đặc biệt là ở những tháng đầu tiên của thai kỳ. Thuốc được xem là an toàn đối với mẹ bầu. Bởi ở liều điều trị, lượng thuốc hấp thu qua hệ tuần hoàn thường rất nhỏ và hấp thu kém qua bề mặt niêm mạc.

#. Thuốc thông mũi dạng xịt và uống

Thuốc thông mũi chỉ được chỉ định sử dụng trong trường hợp nghẹt mũi. Pseudoephedrine và phenylephrine là hai loại thuốc thuộc nhóm C thường được bác sĩ kê đơn dùng điều trị viêm mũi khi mang thai. Tuy nhiên, thuốc cũng gây nên một vài tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến dạ dày và thai phụ. Do đó, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc.

(*) Lưu ý dành cho mẹ bầu khi sử dụng thuốc điều trị bệnh

  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ đề ra: Trước khi kê đơn thuốc điều trị viêm mũi khi mang thai, bác sĩ thường cân nhắc giữa hai mặt lợi ích và bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc. Vì vậy, mẹ bầu cần áp dụng đúng theo hướng dẫn bác sĩ đưa ra, cả về liều lượng và thời gian uống thuốc.
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ: Có một số loại thuốc không kê đơn như xylometazoline tuy không gây bất lợi đến thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Viêm mũi thai kỳ là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở những mẹ bầu. Bệnh thoáng qua thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thai phụ nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu

Bị viêm mũi dị ứng hắt xì ra máu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi dị ứng thường kích hoạt nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến mũi. Trong nhiều trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng còn...
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Nhiều người thắc mắc rằng: Có nên tự pha nước muối để rửa mũi tại nhà không?

Có nên tự pha nước muối để rửa mũi tại nhà ?

Dùng nước muối để rửa mũi là một cách giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trú ngụ trong mũi,...

Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn chữa viêm xoang, viêm mũi bằng bài thuốc cực hay [ĐỪNG BỎ QUA]

Trong số phát sóng ngày 29/2/2020, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2 đã giới thiệu phương pháp chữa...

Có nhiều người thắc mắc bệnh viêm mũi dị ứng có lây truyền không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Viêm mũi dị ứng có lây không? Chuyên gia giải đáp cho bạn

Bệnh viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, chóng mặt, đau đầu,...

Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Cúm và viêm mũi dị ứng đều là 2 căn bệnh phổ biến của đường hô hấp. Vì chúng có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *