Ung thư hạ họng: Tổng quan về bệnh và cách điều trị
Ung thư hạ họng là một trong những căn bệnh ung thư khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, các triệu chứng nhận biết ban đầu của bệnh tương đối kính. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị thường diễn ra ở giai đoạn muộn.
I. Ung thư hạ họng là gì?
Theo định nghĩa của các chuyên gia, ung thư hạ họng là tình trạng khối u xuất hiện ở 3 khu vực hạ họng đó là vùng xoang lê, thành sau hạ họng và vùng sau nhẫn phễu. Sau đó, chúng sẽ phát triển lớn dần và lan rộng ra làm tổn thương niêm mạc che phủ của thanh quản và vùng hạ họng.
Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở nam giới hơn nữ giới. Đặc biệt, lứa tuổi từ 50 – 60 thường dễ mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê, Việt Nam là nước có bệnh ung thư hạ họng đứng thứ 3 sau căn bệnh ưng thư mũi xoang, ung thư vòm họng. Pháp và Ấn Độ cũng là nước rất hay gặp phải căn bệnh này, chiếm 12 – 15% tổng số các loại ung thư về đường hô hấp trên và đường ăn.
Ung thư hạ họng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều tai biến nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống. Do đó, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
II. Giải phẫu ung thư hạ họng
Trong giải phẫu học, giới hạn vùng hạ họng giữa các trường phái thường có những điểm khác nhau. Chẳng hạn, đối với trường phái Pháp, ung thư hạ họng được chia thành 3 vùng bao gồm: vùng xoang lên, phía trước là vùng sau nhẫn phễu và phía sau là thành sau hạ họng.
Còn đối với trường phái Anh mô tả ung thư sau sụn nhẫn là loại ung thư vòng tròn của miệng thực quản, vùng ranh giới giữa thanh quản và hạ họng.
- Xoang lê: Hay được gọi là máng họng thanh quản, bắt đầu từ nẹp họng thanh thiệt ở phía trên đến miệng thực quản ở phía dưới. Chúng gồm 2 phần chính, phần trên mở rộng ra phía sau còn được gọi là phần màng. Phần dưới nằm ở giữa cánh sụn giáp và sụn nhẫn phễu hay được gọi là phần sụn.
- Vùng sau nhẫn phễu: Là mặt sau của thanh quản, phía trên là các cơ liên phễu và sụn phễu. Phía dưới là mặt sau sụn nhẫn.
- Thành sau hạ họng: Kéo dài từ thành sau của họng miệng đến miệng thực quản.
III. Triệu chứng ung thư hạ họng
Ung thư hạ họng thường có triệu chứng giống viêm họng thông thường. Vì thế, nhiều bệnh nhân thường bỏ qua và không tiến hành thăm khám. Kết quả là tế bào ung thư di căn, gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
Một số triệu chứng ung thư hạ họng:
- Khàn tiếng
- Xuất hiện hạch ở cổ
- Ho dai dẳng, đôi khi ho có lẫn máu
- Hởi thở có mùi hôi.
Nếu gặp các biểu hiện nêu trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để tầm soát ung thư, tránh trường hợp bệnh tiến triển xấu.
Tham khảo thêm: Viêm họng khạc ra máu – Khám chữa ngay kẻo nguy!
IV. Nguyên nhân gây ung thư hạ họng
Xét về bệnh căn, cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên căn gây ung thư hạ họng. Tuy nhiên, bệnh xảy ra có thể là do một số yếu tố sau:
- Nghiên rượu, hút thuốc lá: Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hạ họng có liên quan đến rượu và thuốc lá. Lạm dụng quá nhiều, chúng có thể gây kích thích niêm mạc họng và thanh quản dẫn đến ung thư.
- Người bệnh viêm mũi họng mãn tính: Các bệnh này làm tăng điều tiết dịch chảy xuống vòm họng gây viêm. Lâu dần, niêm mạc họng và thanh quản bị tổn thương nặng gây ung thư.
- Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh ung thư thanh quản.
- Ngoài ra, những người thường hay tiếp xúc với khí độc, hóa chất độc hại thường xuyên khả năng mắc bệnh thường khá cao.
- Trên một số báo cáo, ung thư hạ họng cũng hay gặp ở những bệnh nhân có hội chứng Kelly-Paterson.
V. Chẩn đoán ung thư hạ họng
1. Chẩn đoán xác định
+ Triệu chứng lâm sàng
Bệnh ở giai đoạn đầu: Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu ở một bên họng, nuốt vướng như có dị vật trong họng.
+ Tổn thương thực thể
- Soi thanh quản – hạ họng gián tiếp: Gây tê bằng cylocaine 2-3% thông qua hình thức bơm họng hoặc bình phun. Kết quả chẩn đoán sơ bộ, có thể thấy được khối u ở xoang lê nhưng khó xác định chính xác được ranh giới do phù nề.
- Soi thanh quản – hạ họng trực tiếp: Dùng phương pháp nội soi để đánh giá chính xác vị trí tổn thương hoặc làm sinh thiết u để chẩn đoán.
+ Cận lâm sàng
- Chẩn đoán X – quang: Chụp phim cổ nghiêng có cản quang nhằm mục đích giúp đánh giá được độ thâm nhiễm vào chiều sâu, đồng thời giúp phát hiện sớm được thương tổn sụn giáp.
- Xét nghiệm: Sinh thiết giúp xác định khối u và đưa ra phác đồ điều trị.
2. Đánh giá theo mức độ tiến triển
Theo Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC), ung thư hạ họng phân loại theo từng giai đoạn bệnh như:
- Tis: Ung thư biểu mô tiền xâm lấn
- To: Không có dấu hiệu u nguyên phát
- T1: Khối u còn khu trú ở một vị trí giải phẫu bệnh
- T2: Khối u có dấu hiệu di căn và lan sang vị trí khác của hạ họng hoặc cũng có thể lan vào 1 vùng tuyến giáp nhưng thanh quản chưa bị cố định.
- T3: Tương tự như T2 nhưng khác nhau ở chỗ cửa thanh quản đã bị cố định
- T4: Khối u đã di căn đến phần xương, sụn và các tổ chức phần mềm khác.
3. Chẩn đoán phân biệt
- Ung thư miệng thực quản: Thường hay gặp là thể xâm lấn theo hình tròn vùng ranh giới giữa thực quản và hạ họng.
- Về lâm sàng, những người bị ung thư hạ họng có hội chứng Kelly Paterson, ngoài các biểu hiện bệnh còn kèm theo triệu chứng thiếu máu do thiết sắt.
VI. Điều trị ung thư hạ họng
1. Điều trị ưng thư hạ họng bằng phẫu thuật
Tùy thuộc vào sự tổn thương, di căn của khối u và hạch mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật phù hợp. Một số loại phẫu thuật thường được sử dụng như:
+ Phẫu thuật cắt bỏ họng – thanh quản toàn phần
Phẫu thuật này thường được áp dụng trong trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ 1 phần hạ họng hoặc toàn bộ thanh quản.
+ Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hạ họng và thanh quản
Chỉ áp dụng để loại bỏ các khối u còn bé (T1) của xoang lê.
+ Cắt một phần bên của hạ họng theo kiểu Trotter
Phẫu thuật này chỉ áp dụng trong trường hợp khối u còn nhỏ và ở thanh ngoài của xoang lê, cách xoang lê khoảng 1,5 cm. Bên cạnh đó, cắt một bên hạ của hạ họng nhằm mục đích bảo tồn dây thần kinh hồi qui.
+ Cắt bỏ nửa thanh quản – hạ họng theo kiểu Pinel, André và Lacourreye
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp ung thư xoang lê nhưng tế bào ung thư di căn đến xuống phần đáy và chưa lan vào bờ bên của thanh quản.
+ Cắt bỏ thanh quản – hạ họng trên thanh môn
Chỉ định phẫu thuật đối với loại ung thư ở vùng bờ bên ở thanh quản trên. Phẫu thuật này khác với tiểu phẫu cắt bỏ nử thanh quản – hạ họng theo kiểu Pinel và Andre là chỉ cắt 1/2 trên cánh sụn giáp, giữ lại thanh môn và dây hồi qui được bảo tồn.
Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản – hạ họng trên thanh môn thường gây sặc vào đường thở, nhất là giai đoạn đầu sau khi mổ. Vì vậy, sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi hội chứng viêm phế quản.
2. Điều trị tia xạ
Khuynh hướng điều trị chung của các bác sĩ trên thế giới là kết hợp tia xạ sau mổ. Ở Việt Nam hiện tại đang dùng tia CO60 qua da. Trường chiếu vào khôi u vùng hạ họng – thanh quản theo:
- Giới hạn trên đi từ bờ dưới ống tai ngoài
- Giới hạn dưới là miệng thực quản
- Giới hạn trước là vùng da trước cổ
- Giới hạn sau là bờ xương chũm
Nếu hạch chưa bị thâm nhiễm, có thể dùng tia 45-50 Gy để điều trị.
Ung thư hạ họng thường phổ biến hơn ung thư thanh quản nhưng việc điều trị thường khó hơn. Bởi dấu hiệu nhận biết của bệnh thường không rõ ràng cho đến khi tế bào ung thư di căn rộng. Chính vì vậy, nếu thấy khó chịu ở niêm mạc họng, bạn nên thăm khám sớm. Đặc biệt, những người có người thân có tiền sử ung thư về vòm họng hay thanh quản, tốt nhất bạn nên tiến hành tầm soát ung thư sớm.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Đau vòm họng do viêm họng bình thường hay ung thư?
- Cách Chưng Yến Cho Bệnh Nhân Ung Thư Bồi Bổ Sức Khỏe
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!