Cảm cúm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Đây là bệnh thường gặp và dễ lây từ người này sang người khác qua đường ho và hắt hơi. Một số hành động tiếp xúc với người bị cúm như bắt tay… cũng có thể gây lây nhiễm.

Trong bài viết sau, Thuocdantoc.vn sẽ giải thích các triệu chứng của bệnh cảm cúm, nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh.

cảm cúm là gì
Cảm cúm là bệnh đường hô hấp do virus gây ra.

I. Cảm cúm là gì?

Cúm (còn được gọi là cảm cúm) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới do virus cúm gây nên. Khi bị virus tấn công, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại. Sau này, khi gặp lại chủng virus này, các kháng thể có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng hoặc giảm nhẹ được mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh. Tuy vậy, virus cúm gây cảm cúm khá đa dạng và không phải kháng thể nào cũng đặc hiệu với chúng do sự khác biệt trong đặc điểm cấu trúc.

Thông thường, các triệu chứng cúm xuất hiện sau 1-2 ngày nhiễm virus và kéo dài trong 7 ngày. Ở một số đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, thời gian bình phục có thể lâu hơn. Cúm thường xuất hiện theo mùa. Virus cúm phát triển mạnh nhất là vào mùa đông và mùa xuân.

Có ba loại virus cúm thường gặp gồm:

  • Cúm A
  • Cúm B
  • Cúm C.

Vi-rút A và B thường gây ra đợt dịch bệnh theo mùa Mỹ và một số nước châu Âu, trong đó có một số loại đặc biệt nguy hiểm như cúm A/H5N1, cúm A/H1N1… Virus cúm loại C gây ra bệnh hô hấp nhẹ hơn và ít khi bùng phát thành dịch.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có hơn 200.000 người phải nhập viện và khoảng 36.000 người tử vong do cúm. Ước tính, trên toàn cầu, có 250.000-500.000 người chết mỗi năm vì bệnh cúm.

Hầu hết các chủng cúm cụ thể có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin cúm.

→Xem thêm: Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

II. Nguyên nhân gây cảm cúm

Bạn có nguy cơ bị cảm cúm nếu như hít phát những hạt nước nho li ti có chứa virus do người bệnh hắt hơi hoặc ho… hoặc tiếp xúc với những vật dụng chung như điện thoại, bàn phím máy tính… mà người bệnh đã chạm vào.

Ngoài ra, có một số loại virus có thể lây nhiễm qua động vật như chim, gia cầm, thịt lợn nếu như chúng ta tiếp xúc hoặc ăn phải thực phẩm được làm từ chúng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm:

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc biến chứng gồm có:

  • Tuổi tác: Trẻ em dễ bị cúm hơn những đối tượng khác.
  • Điều kiện sống và làm việc: Người sống và làm việc tại môi trường tập thể như viện dưỡng lão, doanh trại quân đội… có khả năng bị cúm cao hơn những đối tượng khác.
  • Hệ thống miễn dịch: Áp dụng phương pháp điều trị bệnh ung thư, thuốc corticosteroid và HIV/ AIDS có thể khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và gây bệnh.
  • Bệnh mạn tính: Người bệnh mắc một số bệnh mạn tính như hen suyễn, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch… thường dễ mắc bệnh cúm hơn đối tượng khác.
  • Mang thai: Phụ nữ đang mang thai, nhất là trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ thường dễ bị bệnh cúm.
  • Béo phì: Những người có chỉ số BMI từ 40 trở lên có nguy cơ biến chứng do cúm.

III. Triệu chứng của bệnh cảm cúm

Dấu hiệu nhận biết của bệnh cảm lạnh và cảm cúm có nhiều điểm giống nhau như ho, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi… nên thường gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, khác với cảm lạnh – thường phát triển chậm, cảm cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột, triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh.

triệu chứng bệnh cảm cúm
Người nóng sốt, mệt mỏi vì cảm cúm.

Tham khảo một số triệu chứng bệnh cảm cúm ngay sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể cao (trên 38 độ C)
  • Đổ mồ hôi và run
  • Đau đầu
  • Đâu khớp và tay chân
  • Mệt mỏi, cảm giác kiệt sức

Cảm cúm cũng có thể gây triệu chứng lên đường tiêu hóa như buồn nôn, thường gặp ở đối tượng trẻ em nhiều hơn là người lớn.

Các triệu chứng của cảm cúm có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi có thể lâu biến mất hơn. Người bệnh cũng cần lưu ý là không phải ai bị bệnh cũng xuất hiện tất cả triệu chứng trên, có người bệnh bị cúm nhưng lại không sốt.

Nhận biết bệnh cúm qua triệu chứng bệnh sớm:

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu sớm giúp nhận biết cảm lạnh, cúm. Ngoài ra, một số biểu hiện ban đầu có thể là ho, đau họng, đau nhức cơ thể, ớn lạnh…

IV. Biến chứng

Mặc dù gây triệu chứng khó chịu nhưng bệnh cúm thường hết sau một hoặc hai tuần ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh có thể có các biến chứng ở đối tượng trẻ nhỏ, người già và người mắc bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Một số biến chứng có thể gặp gồm:

Trong những biến chứng trên, viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người lớn tuổi và mắc bệnh mạn tính, viêm phổi có thể gây tử vong.

V. Điều trị bệnh cảm cúm

Tác nhân gây cảm cúm là virus. Do đó, thuốc kháng sinh không phát huy được tác dụng trị bệnh (trừ khi cúm đã dẫn đến một căn bệnh khác do vi khuẩn). Thuốc chống virus như Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza) có thể được chỉ định trong một số trường hợp cần thiết.

Thông thường, người bệnh sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để làm giảm nhẹ triệu chứng đau đầu, đau mỏi cơ, sốt như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin IB….). Tuy nhiên, nên so sánh các sản phẩm với nhau và chỉ nên dùng khi có sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Không dùng thuốc giảm đau Aspirin cho trẻ em dưới 12 tuổi vì thuốc có thể gây hội chứng Reye – một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bị bệnh cúm có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà như:

  • Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước: người bệnh nên dùng nhiều nước trái cây, súp ấm… để tránh tình trạng mất nước và làm loãng đờm nhầy trong phổi
  • Tránh rượu, bia, thuốc lá
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

VI. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cảm cúm thường không nghiêm trọng và tự khỏi sau 5 – 7  ngày. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện thăm khám nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Người lớn tuổi
  • Nhiệt độ không giảm sau 4 – 5 ngày
  • Triệu chứng bệnh có xu hướng tồi tệ hơn
  • Khó thở hoặc đau tức ngực

VII. Cách kiểm soát sự lây lan của virus cúm

Để hạn chế sự lây lan của virus cảm cúm, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Rửa tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi ăn để ngăn ngừa bệnh cảm cúm và nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường khác.
  • Ho và hắt hơi: Dùng khăn giấy che miệng mỗi khi ho, hắt hơi. Nếu chất bẩn dính lên tay, nên rửa sạch với nước để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Tránh đám đông: Cúm dễ lây lan tại những nơi đông người như: trường học, nơi làm việc, ngã tư giao thông… Vì thế, bạn nên hạn chế ra ngoài đường.

VIII. Phòng ngừa bệnh cảm cúm

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo những đối tượng trên 6 tuổi tháng tuổi (kể cả người khỏe mạnh lẫn người bị bệnh mạn tính) nên tiêm phòng cúm hàng năm.

cách chữa bệnh cảm cúm
Những đối tượng trên 6 tuổi tháng tuổi (kể cả người khỏe mạnh lẫn người bị bệnh mạn tính) nên tiêm phòng cúm mỗi năm.

Một loại vắc xin sẽ chứa ba loại cúm gồm:

  • Virut cúm H3N2
  • Virut cúm H1N2
  • Virus B

Thời gian tiêm phòng thích hợp là vào đầu tháng 9. Bạn có thể tiêm bất kỳ lúc nào nhưng ít nhất phải kết thúc vào cuối tháng 10 vì phải mất khoảng 2 – 3 tuần cơ thể mới tạo ra được miễn dịch. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được cơ thể khi mùa đông đến.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin cảm cúm. Những đối tượng sau nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiêm vắc xin phòng bệnh gồm:

  • Người bị dị ứng với trứng gà
  • Người có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng cúm trong quá khứ
  • Người bị Hội chứng Guillain- Barre trong vòng 6 tuần kể từ khi tiêm chủng ngừa cúm.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Người bị nóng sốt trung bình – nặng nên đợi đến khi được phục hồi hẳn.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống đủ chất và rèn luyện thân thể để tăng cường hệ miễn dịch, uống đầy đủ nước, hạn chế đến nơi ô nhiễm, khu dịch bệnh để tránh bị lây nhiễm.

Nhìn chung, bệnh cúm không gây nhiều nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cúm có thể gây triệu chứng nghiêm trọng và biến chứng ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người cao tuổi, trẻ em… Vì thế, bạn không nên chủ quan mà cần sớm áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà, đồng thời có biện pháp hạn chế lây nhiễm cho người khác.

ThuocDanToc.vn không đưa lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Thông tin cần biết

Xông hơi là phương pháp trị cảm cúm đã được áp dụng trong dân gian từ lâu đời. Mặc dù...

Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục

Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã...

Thuốc kháng virus cảm cúm: Những điều nên biết trước khi dùng

Thuốc kháng virus cảm cúm được dùng để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do virus cảm...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Cảm cúm là căn bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác

Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?

Cảm cúm có lây không? thì câu trả lời sẽ là có. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người đang...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *