Hiểu hơn về cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus của đường hô hấp trên gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến cổ họng, xoang và mũi. Triệu chứng cảm lạnh điển hình như hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, sốt,… thường xuất hiện ít hơn 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút.

Cảm lạnh và cách điều trị
Cảm lạnh thông thường thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu không giải quyết dứt điểm, bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm sẽ gây khó khăn trong việc điều trị về sau.

I. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên làm ảnh hưởng đến mũi và họng. Bệnh xảy ra chủ yếu là do vi rút. Theo thống kê, có hơn 200 chủng vi rút có liên quan đến việc gây cảm lạnh thông thường, trong đó vi rút rhovirus là loại phổ biến nhất. Chúng lây lan qua không khí khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh, sau đó chuyển vào mũi và miệng người không mắc bệnh. Hoặc rhovirus có thể lây truyền bệnh gián tiếp bằng cách tiếp xúc với vật thể trong môi trường rồi chuyển sang cho người.

Ngoài loại vi rút này ra, một số chủng vi rút khác có thể gây cảm lạnh thông thường như:

  • Coronavirus.
  • Parainfluenza.
  • Vi rút hợp bào hô hấp.
  • Vi rút cúm.

Theo các chuyên gia y tế, cảm lạnh có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Người lớn có sức đề kháng cao cũng có thể bị bệnh hàng năm. Tuy nhiên, trẻ em dưới 6 tuổi lại chính là đối tượng có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất.

Nhìn chung, cảm lạnh có thể là một căn bệnh không quá nguy hiểm. Và hầu hết mọi người đều khỏi bệnh sau đó một tuần hoặc 10 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm lạnh thường khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng đó, bệnh nhân nên điều trị cảm lạnh dứt điểm ngay từ đầu.

→Xem thêm: Cảm lạnh vào mùa hè: Những điều bạn không ngờ tới

II. Triệu chứng cảm lạnh là gì?

Các triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với vi rút gây cảm lạnh. Các dấu hiệu nhận biết ở mỗi người có thể biểu hiện không giống nhau nhưng chủ yếu bao gồm các triệu chứng sau:

  • Sổ nước mũi, dịch mũi ban đầu có màu trong sau đó có thể chuyển sang màng vàng hoặc xanh lá cây.
  • Nghẹt mũi.
  • Viêm họng.
  • Ho.
  • Đau đầu ở mức độ nhẹ.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Sốt.
  • Hắt xì.
Cảm lạnh ở trẻ em
Triệu chứng cảm lạnh thông thường bao gồm sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Với người lớn, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Sốt trên 38 độ C.
  • Sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Đau đầu và đau họng nghiêm trọng.
  • Đau xoang.

Còn đối với trẻ em, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có những biểu hiện này:

  • Sốt cao trên 38 độ C ở trẻ sơ sinh và trẻ 12 tuần tuổi.
  • Sốt cao và kéo dài hơn 2 ngày ở trẻ ở mọi lứa tuổi.
  • Triệu chứng cảm lạnh không những không cảm lạnh mà ngày càng xấu đi.
  • Đau đầu và ho ngày càng nghiêm trọng.
  • Đau tai.
  • Thở khò khè và khó thở.
  • Buồn ngủ bất thường.
  • Chán ăn.

III. Nguyên nhân gây cảm lạnh

Như đã đề cập ở trên, cảm lạnh thông thường là do vi rút gây ra. Và loại vi rút gây bệnh phổ biến nhất là virut rhovirus (chiếm 80%). Ngoài ra, còn có một số loại khác như:

  • Picornavirus.
  • Vi rút coronavirus ở người.
  • Vi rút cúm (chiếm 15 %).
  • Adenovirus (5%).
  • Vi rút parainfluenza ở người.
  • Enterovirus.
  • Vi rút hợp bào hô hấp ở người.
  • Metapneumovirus.

Những loại vi rút này gây bệnh bằng cách xâm nhập vào cơ thể người qua mắt, miệng và mũi. Chúng cũng có thể lây lan trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bên cạnh đó, vi rút cũng có thể lây lan khi tiếp xúc bằng tay với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, muỗng, đũa, chén, điện thoại,.. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị cảm lạnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bằng cách chạm vào mắt, miệng, mũi hoặc hôn.

Nguyên nhân gây cảm lạnh
Vi rút là nguyên nhân hàng đầu gây cảm lạnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm cảm lạnh:

Người bệnh có thể bị cảm lạnh thông qua những yếu tố sau đây:

  • Hệ miễn dịch kém: Phần lớn các bằng chứng cho thấy rằng, trẻ em và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu thường không có sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Chính vì vậy, những đối tượng này thường có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh khá cao sau khi tiếp xúc với vi rút.
  • Yếu tố thời tiết: Không chỉ riêng trẻ em mà người lớn cũng có thể bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. Lý do giải thích cho điều này là do không khí lạnh và khô sẽ làm nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp, giảm đáp ứng miễn dịch. Song song đó, độ ẩm thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gia tăng và phát triển số lượng. Chính vì thế, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.
  • Tuổi tác: Đây cũng là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Và trẻ em dưới 6 tuổi chính là đối tượng dễ bị nhất.
  • Hút thuốc lá: Hệ miễn dịch sẽ bị yếu dần đi nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc lá. Đây cũng chính là yếu tố khiến bạn bị cảm lạnh.

IV. Biến chứng của bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh tuy vô hại nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai cấp tính: Thông thường, thuật ngữ y học hay gọi là bệnh viêm tai giữa. Tình trạng này xảy ra là do vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ gây tổn thương dẫn đến viêm. Triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa bao gồm đau tai, chảy dịch mủ (thường có màu vàng hoặc xanh lá cây do nhiễm trùng), sốt trở lại sau khi bị cảm lạnh.
  • Viêm xoang cấp tính: Nếu bệnh không được giải quyết có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang.
  • Hen suyễn: Cảm lạnh thông thường chính là nguyên nhân kích hoạt, gây bùng phát cơn hen.
  • Nhiễm trùng thứ cấp: Người bệnh cảm lạnh lâu ngày không khỏi có thể gặp phải những biến chứng như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phế quản, viêm phế quản ở trẻ em hoặc viêm phổi.

V. Chẩn đoán và điều trị bệnh cảm lạnh thông thường

Dựa vào triệu chứng và dấu hiệu, nhân viên y tế có thể chẩn đoán được bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bệnh do vi khuẩn gây ra hoặc nguyên nhân khác, họ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp x – quang ngực hoặc thực hiện một vài xét nghiệm liên quan. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

1/ Điều trị bệnh cảm lạnh bằng thuốc

Thông thường, không có cách chữa cảm lạnh nhưng có cách giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Thuốc kháng sinh thường không có tác dụng trong việc chống vi rút gây bệnh. Và nó cũng không được khuyến khích sử dụng trừ khi cảm lạnh có nhiễm vi khuẩn. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị cảm lạnh dưới đây:

#. Thuốc giảm đau 

Đối với trường hợp cảm lạnh gây đau đầu, sốt hoặc đau họng, người bệnh có thể dùng acetaminophen (Tylenol và Feverall của trẻ sơ sinh) hoặc một số loại thuốc giảm đau nhẹ như ibuprofen (Motrin Infant, Advil Pedil và những loại khác). Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên dùng acetaminophen trong thời gian ngắn. Vì là thuốc không kê đơn, nên bệnh nhân cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn in trên bao bì để tránh tác dụng phụ.

Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin để chữa cảm lạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên. Bởi thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng bệnh hiếm gặp nhưng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.

Cảm lạnh uống thuốc gì?
Cảm lạnh thông thường có thể khỏi sau đó vài tuần. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau hoặc thông mũi để điều trị bệnh. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.

#. Thuốc xịt mũi thông mũi

Bệnh nhân có thể dùng thuốc xịt mũi thông mũi để làm giảm triệu chứng tắt nghẽn mũi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 5 ngày. Sử dụng thuốc kéo dài có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc về sau. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, cha mẹ không nên sử dụng thuốc nhỏ hoặc xịt để điều trị cảm lạnh.

#. Siro ho

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên dùng thuốc cảm lạnh không kê đơn và thuốc ho để trị bệnh cho trẻ em dưới 4 tuổi. Bởi không có bằng chứng nào chứng minh thuốc an toàn đối với trẻ. Chính vì vậy, sử dụng siro ho có thể được xem là giải pháp an toàn và hữu ích nhất. Tuy nhiên, cha mẹ nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

2/ Điều trị bị cảm lạnh bằng cách thay đổi lối sống

Thay đổi thói quen sống với chế độ ăn uống lành mạnh, phân bổ thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý là một trong những biện pháp được ưu tiên hàng đầu, giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Ví dụ như:

  • Nghỉ ngơi nhiều: Cảm lạnh thường gây sốt và khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mới, hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh chóng. Đồng thời, nghỉ ngơi cũng là cách giúp làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Uống nhiều nước: Nước lọc, nước trái cây, nước chanh ấm, trà gừng có thể là lựa chọn tốt, giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng cảm lạnh ngay tại nhà. Không chỉ dừng lại ở đó, cung cấp đủ nước cho cơ thể còn giúp hạ sốt và cân bằng chất điện giải. Tuy nhiên, người bệnh cảm lạnh không nên sử dụng các thức uống có chứa caffein hay cồn như cà phê, rượu, bia,… Bởi chúng gây mất nước khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Làm dịu cổ họng bằng nước muối: Nước muối có chứa ion Clo trừ với đặc tính kháng khuẩn, vi rút, giúp rút ngắn thời điều trị. Nếu đang bị cảm lạnh, bệnh nhân có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày để giảm đau, ngứa ở niêm mạc họng. Cách thực hiện rất đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng 1/2 hay 1/4 muỗng cà phê hòa tan trong cốc nước ấm và súc miệng sau khi đánh răng.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi: Để làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, bệnh nhân hãy thử dùng nước muối để nhỏ mũi. Dung dịch không kê đơn này có thể được sử dụng để điều trị triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em.
  • Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng: Không khí trong nhà và phòng ngủ quá khô có thể là tác nhân khiến triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, người bệnh nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm và ấm không khí, giúp giảm nghẹt mũi và ho. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên vệ sinh máy sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bệnh mau lành. Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và thức ăn lỏng có thể là lựa chọn tốt cho người bệnh bị cảm lạnh.

3/ Liệu pháp thay thế

Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị cảm lạnh phổ biến sau đây:

  • Dùng vitamin C: Dường như bổ sung vitamin C thường không giúp trị dứt điểm triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C đúng cách phần lớn giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh. Không những thế, chúng còn giúp người bình thường phòng tránh bệnh cảm lạnh.
  • Thảo dược: Một số loại thảo dược từ tự nhiên như echinacea có công dụng trong việc ngăn ngừa và giúp rút ngắn thời gian chữa cảm lạnh. Thế nhưng, thảo dược có thể không phải là lựa chọn tốt cho người bệnh có cơ địa dị ứng. Do đó, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Bổ sung kẽm: Một vài nghiên cứu về kẽm đã chỉ ra công dụng của chúng trong điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên, kẽm có thể gây tác dụng phụ là buồn nôn và ảnh hưởng đến khứu giác. Do đó, người bệnh thay vì bổ sung kẽm bằng thuốc bạn dung nạp chúng thông qua thực phẩm. Nếu vẫn muốn dùng thuốc, tốt nhất nên tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

VI. Phòng ngừa cảm lạnh

Không có vắc-xin cho cảm lạnh thông thường nhưng người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để làm chậm sự lây lan của vi rút gây bệnh:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên là cách giúp loại bỏ và hạn chế sự lây lan của vi rút gây cảm lạnh. Tuy nhiên, chỉ rửa tay bằng nước sạch không giúp tiêu diệt vi rút, vi khuẩn tồn tại trên bàn tay. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh tay bằng xà phòng có tính chất khử khuẩn hay sử dụng chất khử trùng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa: Tay nắm cửa, bàn ăn, kệ bếp, vòi nước, phòng tắm,… là nơi vi rút gây cảm lạnh tập trung nhiều nhất. Do đó, để hạn chế tình trạng lây nhiễm, bạn nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là những khu vực này. Nên dùng chất khử trùng bằng cồn hay xà phòng. Bên cạnh đó, đừng quên rửa đồ chơi cho trẻ em theo định kỳ.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Vi rút gây cảm lạnh có thể truyền từ người này qua người khác bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, khăn tay, khăn mặt,… chính là còn đường lây nhiễm phổ biến nhất. Do đó, bạn không nên dùng chung những thứ này với người bị cảm lạnh.
  • Che lại khi ho hoặc hắt xì: Để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác và ngược lại, khi ho hoặc hắt xì, bạn nên dùng khăn giấy che lại. Sau đó vứt bỏ khăn giấy và nơi quy định và rửa lại tay bằng xà phòng. Nếu không có khăn giấy, bạn nên ho vào khuỷu tay.

Ngoài ra, một trong những cách duy nhất để tự bảo vệ bản thân khỏi cảm lạnh là người bệnh không nên tiếp xúc gần với người bị bệnh. Bên cạnh đó, để tránh cảm lạnh, bạn đừng quên xây dựng chế độ ăn và tập luyện khoa học.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Cảm lạnh vào mùa hè: Những điều bạn không ngờ tới

Nhiều người vẫn nghĩ, cảm lạnh chỉ xuất hiện vào mùa đông, đặc biệt là vào khoảnh khắc giao mùa...

10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên

Ngay khi các biểu hiện của bệnh cảm lạnh và cảm cúm mới chớm nở, người bệnh hoàn toàn có...

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục

Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã...

9 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Tình trạng hắt hơi sổ mũi xảy ra trong thai kỳ khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Để...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *