Đau thượng vị dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau thượng vị dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Nó không chỉ khiến cho bà bầu khó chịu mà còn làm hạn chế quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi trong bụng, gây hại cho bé.Tìm hiểu rõ các thông tin về vấn đề này sẽ giúp cho bà bầu chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh cho bản thân.

Đau thượng vị dạ dày khi mang thai và cách điều trị
Đau thượng vị dạ dày khi mang thai và cách điều trị

I/ Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày khi mang thai

Thượng vị là vùng bụng nằm ở vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Đa số các trường hợp bị đau thượng vị là do chế độ ăn uống không lành mạnh, tình trạng căng thẳng kéo dài, sử dụng nhiều chất kích thích…

Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, ngoài những nguyên nhân thông thường, đau thượng vị dạ dày còn do nhiều nguyên nhân đặc trưng khác gây ra, cụ thể như sau:

♦ Thay đổi của cơ thể khi mang thai:

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này chính là do cơ thể của bà mẹ có những thay đổi để thích ứng với việc mang bầu. Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường ăn nhiều hơn, cộng với việc các hormone trong cơ thể bị thay đổi sẽ làm cho lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp.

Điều này làm cho chúng tích tụ lại trong dạ dày, dịch vị acid cũng theo đó mà tăng lên, dẫn đến hiện tượng trào ngược acid. Theo thời gian, tình trạng này sẽ làm cho vùng thượng vị bỏng rát. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi tạo áp lực và chèn ép lên dạ dày cũng là một yếu tố làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây trào ngược dạ dày.

♦ Có tiền sử bệnh đau dạ dày:

Những người đã từng bị đau dạ dày trước đó sẽ có nguy cơ cao bị đau thượng vị trong giai đoạn mang thai. Vì những thay đổi của cơ thể sẽ làm cho bệnh dễ tái phát, gây nên các triệu chứng bệnh. Đau rát vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này.

♦ Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa:

Đau thượng vị khi mang thai có thể là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, các vấn đề về gan, mật bị viêm loét dạ dày, đôi khi còn là biểu hiện của bệnh xuất huyết dạ dày, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Dù là do nguyên nhân nào gây ra thì tình trạng đau thượng vị khi mang thai cũng sẽ gây ra những tác hại không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng đi khám và được tư vấn cách điều trị phù hợp. 

XEM THÊM: Đau Thượng Vị Từng Cơn Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm?

II/ Cách xử lý đau thượng vị dạ dày khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, uống các loại thuốc tây để chữa bệnh đều có thể làm ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí là gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, dùng thuốc tây điều trị đau thượng vị dạ dày khi mang thai là điều không nên làm. Tuy nhiên, để làm giảm các triệu chứng bệnh, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

♦ Chườm ấm:

Đây là một trong những cách làm giảm nhanh chóng tình trạng đau thượng vị mà bạn đang gặp phải. Nếu không có sẵn túi chườm ấm, bạn chỉ cần dùng một cái chai và đổ đầy nước ấm vào. Sau đó dùng nó để áp lên vùng thượng vị khoảng  5 phút rồi nghỉ, sau đó lại tiếp tục lặp lại như vậy thêm ít lần nữa. Bạn sẽ thấy các cơn đau thượng vị thuyên giảm một cách rõ rệt.

Lưu ý là sử dụng nước ấm với một nhiệt độ phù hợp, không nên dùng nước quá nóng vì chúng có thể gây bỏng da.

♦ Xây dựng một chế độ ăn khoa học:

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cải thiện tình trạng đau thượng vị khi mang thai
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cải thiện tình trạng đau thượng vị khi mang thai

Dạ dày của phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ không thể hoạt động được một cách bình thường. Do đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ để sử dụng, thay vì ăn nhiều trong một lúc. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, tình trạng ứ đọng thức ăn giảm xuống. Đau thượng vị cũng vì thế mà được cải thiện.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn các loại thực phẩm để sử dụng hàng ngày. Hãy tránh xa các loại thức ăn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn như đồ ăn cay nóng, thực phẩm được chế biến sẵn, rượu bia và các chất kích thích…

Thay vào đó, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại rau củ tươi và các thực phẩm lành mạnh khác cho cơ thể. Điều này không chỉ làm cho dạ dày khỏe mạnh hơn mà thai nhi trong bụng cũng được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng thiết yếu, đảm bảo quá trình phát triển được diễn ra một cách bình thường.

ĐỌC NGAY: Danh Sách Các Thực Phẩm Nên Ăn Và Cần Kiêng Khi Bị Đau Thượng Vị

♦ Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày:

Thói quen sinh hoạt thường ngày không phù hợp cũng là một trong những yếu tố có thể gây đau vùng thượng vị khi mang thai. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn hãy tự xây dựng cho mình một thời gian biểu thật hợp lý.

Cần phải tạo thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức khuya, không được làm các công việc nặng và nên tạo một không gian sống thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi. Khi mang thai bạn cũng không nên ăn khuya. Điều này có thể làm cho dạ dày của bạn bị ảnh hưởng, tình trạng tích tụ thức ăn có thể diễn ra và gây bệnh trào ngược acid.

Ngoài ra, bạn có thể tập các động tác thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu, ngồi thiền, đi bộ.. chúng cũng sẽ giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời làm cho cơ thể cảm thấy thư thái hơn.

♦ Uống nước chanh mật ong:

Chanh và mật ong đều là những nguyên liệu có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Do đó, nếu bị đau thượng vị khi mang thai, bạn có thể uống một cốc nước chanh mật ong ấm, nó cũng có thể làm giảm cảm giác khó chịu cho bạn.

♦ Dùng thuốc khi cần thiết:

Mặc dù trong giai đoạn mang thai, sử dụng thuốc tây để chữa bệnh là điều không nên. Tuy nhiên, nếu đau thượng vị nặng hoặc nó là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng, bạn cần phải uống thuốc để chữa trị.

Để bảo đảm an toàn, bạn chỉ được uống thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng vì chúng có thể làm hại đến thai nhi.

Đau thượng vị khi mang thai không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn làm cản trở quá trình phát triển của bé. Vì vậy, khi cơ thể có các biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám và được hướng dẫn các cách xử lý phù hợp.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào?

Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào là vấn đề được nhiều người...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Vú Sữa Có Thực Sự Hiệu Quả?

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá vú sữa được nhiều người tìm đến. Bởi việc sử dụng thuốc...

Nên uống nước gì khi bị đau dạ dày để cải thiện triệu chứng

10 Loại Nước Uống Dễ Làm, Tốt Cho Người Đau Dạ Dày

Ngoài những món ăn tốt cho sức khỏe, có những loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày....

Bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khỏe cả ngày?

Những người bị đau dạ dày cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần...

Tiêu chí đánh giá địa chỉ khám đau dạ dày tốt

8 Địa Chỉ Khám Chữa Đau Dạ Dày Tốt Nhất Ở Hà Nội Mà Bạn Nên Biết

Khám đau dạ dày ở Hà Nội tại địa chỉ nào? Đây là quan tâm tâm của nhiều người bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *