Bệnh học viêm túi thừa đại tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Do đó, cần chủ động tìm hiểu về bệnh khi cơ thể phát sinh những dấu hiệu bất thường.

bệnh viêm túi thừa đại tràng
Viêm túi thừa đại tràng thường gặp ở những người cao tuổi

Túi thừa đại tràng là gì ?

Túi thừa đại tràng hình thành do đại tràng co thắt mạnh nhằm giải phóng phân ra bên ngoài. Hoạt động co thắt này khiến thành của đại tràng không đồng đều về cấu tạo, những nơi có cấu trúc yếu sẽ dễ hình thành túi thừa. Mỗi túi thừa thường có kích thước từ 1 – 2 cm, tuy nhiên một số túi lớn có thể dài từ 5 – 6 cm.

Bệnh viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng túi thừa bị viêm và sưng. Chỉ có khoảng 10 – 20% bệnh nhân có túi thừa gặp phải tình trạng viêm sưng.

1. Đối tượng có nguy cơ bị viêm túi thừa

Bệnh lý này thường gặp nhất ở những người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Người trẻ cũng có thể mắc phải bệnh lý này nếu duy trì chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm túi thừa là do phân ứ đọng ở cổng túi thừa, khiến cơ quan này bị viêm và nhiễm trùng.

viêm túi thừa là gì
Hút thuốc là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể phát sinh do những yếu tố sau:

  • Chế độ ăn ít chất xơ: chế độ ăn ít chất xơ gây táo bón, khiến phân ứ đọng tại ruột già. Phân chèn ép cổng của túi thừa và gây viêm tại vị trí này.
  • Di truyền: viêm túi thừa có thể di truyền ở những người thân cận huyết.
  • Béo phì: béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa và chảy máu túi thừa.
  • Ít vận động: ít vận động khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bị ngưng trệ. Tình trạng này có thể làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa.
  • Hút thuốc: thành phần độc hại trong thuốc lá có thể đi sâu xuống hệ tiêu hóa và làm phát sinh những vấn đề bất thường ở các cơ quan này. Hơn nữa, thói quen hút thuốc còn khiến các bệnh lý về đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: lạm dụng thuốc điều trị có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa. Các loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, bao gồm: aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc phiện, thuốc steroid đường uống,…
  • Thiếu hụt Vitamin D: nghiên cứu Nồng độ vitamin D trong huyết thanh cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ viêm túi thừa cho thấy những người mắc bệnh lý này thường thiếu hụt vitamin D.

3. Triệu chứng

Túi thừa ở đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Ngược lại khi túi thừa bị viêm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng phổ biến của viêm túi thừa bao gồm:

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Rát khi tiểu
  • Máu trong phân

4. Biến chứng

Viêm túi thừa có thể gây ra các biến chứng sau:

Viêm phúc mạc

Viêm túi thừa có thể làm kẹt phân ở bên trong cơ quan này. Theo thời gian, phân sẽ đóng lại thành cục đá phân gây chèn ép vách và làm nghẹt không gian bên trong túi thừa.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến vách túi thừa bị hủy hoại, lủng, đồng thời có nguy cơ lây lan nhiễm trùng ra các cơ quan lân cận. Nhiễm trùng có thể gây viêm phúc mạc và đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời điều trị.

Áp xe

Áp xe là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Tình trạng này có thể hình thành dọc đại tràng.

Thông thường, áp xe được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng hơn, bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật.

Tắc ruột

Túi thừa bị viêm có thể làm hẹp hoặc chèn ép hoàn toàn không gian trong ruột già. Không gian của ruột già bị thu hẹp có thể làm ảnh hưởng đến sự thải trừ phân của cơ thể. Trường hợp này bác sĩ sẽ cân nhắc để can thiệp phẫu thuật nhằm cải thiện tình hình.

Chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng

Các triệu chứng của viêm túi thừa đại tràng có thể bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác, do đó bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác.

viêm túi thừa đại tràng lên
Nhằm loại trừ những nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ  thực hiện những xét nghiệm cần thiết
  • Xét nghiệm máu: được thực hiện nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu, các vấn đề về gan và thận.
  • Xét nghiệm hình ảnh: bao gồm siêu âm, chụp CT nhằm giúp bác sĩ quan sát tình trạng của các cơ quan tiêu hóa.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để xác định các loại nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm phân: nhằm xác định có sự hiện diện của các vi khuẩn, đặc biệt là Clostridium difficile.
  • Khám phụ khoa: để loại trừ các vấn đề về phụ khoa.
  • Thử thai: mang thai có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm túi thừa. Do đó, thử thai sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân này.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và những loại thuốc bạn sử dụng trong thời gian gần thời điểm phát bệnh.

Phương pháp điều trị cho viêm túi thừa đại tràng

Phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp.

Hầu hết viêm túi thừa đại tràng đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa kết hợp với chế độ dinh dưỡng. Chỉ một số nhỏ bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật.

1. Thuốc điều trị viêm túi thừa

Bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn nhằm làm giảm tình trạng nhiễm trùng và viêm ở túi thừa. Các loại thuốc thường được sử dụng như amoxicillin, metronidazole,…

thuốc điều trị viêm túi thừa đại tràng
Viêm túi thừa thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Nếu bạn bị đau nhiều, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau – paracetamol. Không nên dùng ibuprofen hay aspirin – những loại thuốc này thuộc nhóm NSAID, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên các cơ quan tiêu hóa.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định khi viêm túi thừa có biến chứng. Hầu hết những biến chứng này đều không đáp ứng với điều trị nội khoa. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc và tiến hành cắt bỏ một phần đại tràng bị tổn thương.

Phẫu thuật đi kèm với những biến chứng nguy hiểm, do đó bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện khi biến chứng có nguy cơ chuyển biến xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Với những trường hợp này, người bệnh sẽ được truyền nước biến vào tĩnh mạch để bác sĩ dễ dàng theo dõi tiến triển của bệnh.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm túi thừa

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi bạn gặp phải các vấn đề ở cơ quan này. Vì vậy, bệnh nhân viêm túi thừa cần thực hiện chế độ ăn phù hợp để làm giảm triệu chứng và hỗ trợ tác dụng của các phương pháp điều trị chuyên sâu.

điều trị viêm túi thừa đại tràng
Người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị

Những thực phẩm tốt cho người bị viêm túi thừa đại tràng, bao gồm:

  • Chất xơ: chế độ ăn giàu chất xơ khiến đại tràng dễ dàng giải phóng phân ra bên ngoài. Từ đó ít gây áp lực lên vị trí túi thừa bị viêm, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Vitamin D: như đã đề cập ở mục nguyên nhân, người bệnh viêm túi thừa thường có nồng độ vitamin D thấp. Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin D được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Thực phẩm giàu probiotic: probiotic hay còn gọi là men vi sinh, là vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các lợi khuẩn này có khả năng cân bằng môi trường trong đường tiêu hóa, đồng thời giúp thức ăn được chuyển hóa nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cần kiêng những thực phẩm khiến tình trạng viêm ở túi thừa trở nên nghiêm trọng hơn, như:

  • Thức ăn cứng và khô
  • Thực phẩm chế biến sẵn (thường có chứa chất bảo quản và có nhiều gia vị)
  • Thức ăn nhanh, nhiều gia vị và dầu mỡ
  • Rượu bia, chất kích thích và nước ngọt có gas

Phòng ngừa bệnh viêm túi thừa

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa nếu thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh lý này ngay từ sớm.

Các biện pháp phòng ngừa viêm túi thừa:

  • Ăn uống khoa học (giảm lượng mỡ, đạm và tăng hàm lượng chất xơ)
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Tập thể thao thường xuyên
  • Không nhịn đi vệ sinh nhằm tránh táo bón
  • Hạn chế căng thẳng và stress

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tin xem thêm

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.
Viêm túi thừa manh tràng

Viêm túi thừa manh tràng: bệnh nguy hiểm dễ nhầm lẫn!

Hiện tượng viêm túi thừa manh tràng xảy ra khi túi thừa phát triển, phình to trong đường tiêu hóa....

Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi dạ dày công nghệ cao và cách tiến hành

Nội soi dạ dày công nghệ cao là gì, thực hiện ở đâu?

Nội soi dạ dày công nghệ cao được thực hiện thông qua hệ thống máy móc hiện đại như thiết...

Trong bột làm bánh mì có chứa Gluten gây tổn thương thành ruột. Do đó, bệnh nhân cần hạn chế ăn bánh mì hoặc không nên ăn.

Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Trong bột mì làm bánh có chứa nhiều chất gluten, có khả năng làm tổn thương thành ruột, khiến cho...

Đánh giá bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn

Chuyên gia phân tích và đánh giá bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn – Đặc trị bệnh đại tràng

“Tôi bị viêm đại tràng 3 năm. Tôi đã từng đi khắp nơi chữa bệnh, uống rất nhiều đơn thuốc...

Nội soi đại tràng là gì, có đau không? Quy trình, kỹ thuật

Nội soi đại tràng là một trong những thủ thuật được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.