Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật được các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao trong việc tầm soát ung thư đại tràng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng được chỉ định nội soi. Vậy khi nào cần nội soi đại tràng? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết
Tìm hiểu khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết

Tầm quan trọng của nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là kỹ thuật được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị các vấn đề, bệnh lý liên quan đến đại tràng. Đây là phương pháp hữu hiệu và đáng tin cậy nhất trong việc chẩn đoán ung thư đại tràng và polyp.

Khi tiến hành nội soi đại tràng bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một ống nội soi dây mềm để đưa thẳng vào bên trong đại tràng thông qua đường hậu môn. Trên đầu ống có gắn camera để bác sĩ có thể quan sát rõ bên trong niêm mạc đại tràng. Từ đó giúp phát hiện những tổn thương và nhiều dấu hiệu bất thường khác. Cụ thể như: Viêm đại tràng, loét đại tràng, polyp, khối u đại tràng ác tính

Khi nào cần nội soi đại tràng?

Kỹ thuật nội soi đại tràng sẽ được chỉ định khi bạn rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Bị thiếu máu thiếu sắc hồng cầu nhỏ mà không rõ vấn đề, không rõ nguyên nhân.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện, đau bụng, táo bón, tiêu chảy kéo dài, sụt cân đột ngột và không rõ lý do.
  • Có máu lẫn trong phân khi đi đại tiện, kết quả dương tính khi test hồng cầu phân (FOBT+) mà không rõ nguyên nhân.
  • Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng mạn tính.
  • Có tiền sử mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc polyp trước đây.
  • Những người trên 40 tuổi có nhu cầu nội soi tầm soát, người thân trong gia đình hoặc huyết thống (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột…) có tiền sử hoặc đang bị ung thư đại tràng, khối u hay polyp có tính chất gia đình.
  • Đau bụng. Cơn đau xuất hiện dưới rốn, đau ngay tại hố chậu phải hoặc trái, đau quặn hoặc đau thành từng cơn theo sự co thắt của nhu động ruột.
  • Rối loạn phân, khó đi đại tiện hoặc rối loạn.
  • Cơn đau xảy ra quanh hậu môn. Khi có cảm giác đau rát tại vùng hậu môn, ngoài ống hậu môn hoặc ống hậu môn bị chảy dịch hay xuất hiện một số dấu hiệu bất thường khác.
  • Kiểm tra thấy có nhiều điều bất thường trên phim X-quang.
  • Mắc bệnh túi thừa
  • Trong thời gian nội soi đại tràng, bác sĩ chuyên khoa có thể sinh thiết sang thương để tìm khôi u hay tế bào ác tính.
Nội soi đại tràng khi có tiền sử mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc polyp trước đây
Nội soi đại tràng khi có tiền sử mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc polyp trước đây

Tiến hành nội soi đại tràng để điều trị các bệnh lý, cụ thể như:

Tiến hành nội soi đại tràng để theo dõi bệnh:

  • Có loạn sản nặng
  • Sau cắt polyp.

Xem thêm: Nội soi đại tràng cho trẻ em khi nào và có sao không?

Chống chỉ định của nội soi đại tràng

Không phải tất cả trường hợp điều có thể tiến hành nội soi đại tràng. Dù không chống chỉ định tuyệt đối nhưng kỹ thuật này cần được sử dụng thận trọng với một vài trường hợp sau:

  • Người già yếu
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Những trường hợp viêm cấp nặng, không thể đưa ống soi vào được do có cản trở
  • Những người vị suy tim cấp, viêm phúc mạc, rối loạn nhịp tim, rối loạn đông máu…
  • Không nội soi trực tràng nếu bệnh nhân không đồng ý.
Chống chỉ định của nội soi đại tràng
Cần thận trọng khi áp dụng kỹ thuật nội soi đại tràng cho phụ nữ mang thai

Sau khi nội soi trực tràng, bệnh nhân cần theo dõi những gì?

Sau khi nội soi trực tràng, bệnh nhân cần theo dõi:

  • Mạch huyết áp và các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôi ói, chóng mặt, đại tiện ra máu, đau bụng…
  • Đối với những trường hợp sử dụng thuốc gây mê, bệnh nhân cần được theo dõi cho đến khi tỉnh hoàn toàn.
  • Người bệnh trong và sau khi tiến hành nội soi đại tràng cần được theo dõi liên tục trên monitoring về độ bão hòa oxy và tình trạng huyết động.
  • Người bệnh có làm thủ thuật cần thận trọng và được theo dõi các triệu chứng báo động như đại tiện ra máu, đau bụng.

Kỹ thuật nội soi đại tràng được sử dụng khá phổ biến và mang lại kết quả hữu hiệu trong việc chẩn đoán các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đại tràng. Tuy nhiên không thể phủ nhận kỹ thuật này có thể mang đến nhiều rủi ro nhất định do đây là phương pháp can thiệp. Chính vì thế, người bệnh chỉ nên tiến hành nội soi khi thực sự cần thiết. Đồng thời phải thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, và thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi nội soi trực tràng, bênh nhân cần theo dõi mạch huyết áp
Sau khi nội soi trực tràng, bệnh nhân cần theo dõi mạch huyết áp và các triệu chứng khác

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết. Đây là một kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh lý và điều trị bệnh. Tuy nhiên trước khi quyết định nội soi đại tràng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi áp dụng kỹ thuật này.

Bài viết liên quan:

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua vì đây là món ăn an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không, tại sao và cần phải lưu ý điều gì?

Khi bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Thực tế, người bệnh không cần tránh ăn sữa...

Bệnh viêm đại tràng mãn tính là gì? Triệu chứng và bài thuốc chữa từ thảo dược

Bộ Y tế cảnh báo, khoảng 20% dân số nước ta có nguy cơ mắc viêm đại tràng mãn tính....

Khám, nội soi đại tràng ở đâu tốt nhất hiện nay 2024?

Trước khi đưa ra những phác đồ điều trị, đa phần bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định...

Không nên lựa chọn siêu âm khi khám bệnh viêm đại tràng

Chỉ siêu âm có phát hiện ra bệnh viêm đại tràng chính xác không?

Bệnh viêm đại tràng có thể được chẩn đoán thông qua các biện pháp như xét nghiệm phân, nội soi,...

Nên đi khám dạ dày ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh

Khám bệnh dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM hiện nay?

Thăm khám và điều trị bệnh dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *