Hội chứng thận hư tái phát là gì? Chẩn đoán, điều trị

Hội chứng thận hư tái phát là tình trạng thất thoát protein từ máu vào trong nước tiểu kèm theo hiện tượng phù, mệt mỏi, rối loạn lipid máu tiếp tục tái diễn sau lần mắc bệnh trong quá khứ. Bệnh nhân chủ yếu được điều trị bằng liệu pháp corticoid trong thời gian dài để dự phòng bệnh tái phát trở lại.

Hội chứng thận hư tái phát là gì?

Hội chứng thận hư tái phát là hiện tượng tổn thương trong cầu thận tái xuất hiện trở lại dẫn đến các triệu chứng lâm sàng, sinh hóa bất thường như protein trong nước tiểu cao, đạm huyết giảm kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu. Tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến suy thận cùng nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hội chứng thận hư tái phát
Hội chứng thận hư tái phát ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh

Hội chứng thận hư ở trẻ em dễ tái phát hơn so với người lớn. Bệnh có thể tái phát nhiều lần cho đến khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư tái phát

Tổn thương ở cầu thận nếu không được điều trị triệt để ở hoặc chữa trị bệnh không đúng cách sẽ khiến cho hội chứng thận hư tái phát trở lại chỉ sau một thời gian ngắn.

Ngoài ra, hội chứng thận hư có thể dễ dàng tái phát trở lại nếu chỉ tiến hành điều trị triệu chứng mà không chú trọng vào việc loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư như:

  • Các vấn đề ở cầu thận: Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu, xơ hóa cầu thận ổ cục bộ, bệnh cầu thận màng… Đây là những nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư nguyên phát.
  • Bệnh đái tháo đường lâu năm
  • Thoái hóa bột
  • Nhiễm HIV…

Dấu hiệu hội chứng thận hư tái phát

Hội chứng thận hư tái phát khi thử nước tiểu trong 3 ngày liên tục đều thấy một lượng lớn protein. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng có các triệu chứng khác tương tự như lần bị bệnh trước. Bao gồm:

  • Chán ăn
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu sủi bọt
  • Phù
  • Khó thở do bị tràn dịch màng phổi hoặc do bị phù thanh quản
  • Tràn dịch khớp dẫn đến đau khớp
  • Đau bụng…

Hội chứng thận hư tái phát có nguy hiểm không?

Hội chứng thận hư tái phát nhiều lần sẽ gây tổn thương, suy giảm chức năng của thận nghiêm trọng. Cùng với đó, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như:

  • Suy dinh dưỡng do protein máu mất quá nhiều
  • Tăng huyết áp
  • Suy thận cấp tính hoặc mãn tính
  • Nhiễm trùng
  • Đái máu
  • Huyết khối tĩnh mạch
Hội chứng thận hư tái phát có nguy hiểm không
Hội chứng thận hư tái phát nếu không được điều trị dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp

Chẩn đoán hội chứng thận hư tái phát

Các kỹ thuật y tế được áp dụng để chẩn đoán hội chứng thận hư tái phát bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu:

  • Tỷ lệ protein hoặc creatinine nước tiểu cắt ngang 3 hay lượng đạm trong nước tiểu  3g/ 24 giờ
  • Xuất hiện trụ niệu
  • Lipid niệu
  • Có thể phát hiện cholesterol khi soi nước tiểu bằng kính hiển vi quang học.

Xét nghiệm máu:

  • Protein trong máu giảm
  • Albumin trong huyết thanh < 2,5 g / dL

Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân thứ phát gây hội chứng thận hư

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư tái phát. Bao gồm:

  • Glucose huyết thanh
  • Hb glycosyl hóa (HbA1c)
  • Kháng thể kháng nhân
  • Xét nghiệm máu tìm virus viêm gan B, C
  • Xét nghiệm giang mai, HIV…

Sinh thiết thận

Phương pháp này thường được thực hiện ở người trưởng thành để chẩn đoán các tổn thương ở thận có thể dẫn đến hội chứng thận hư tái phát. Chẳng hạn như bệnh bạch cầu thận thay đổi tối thiểu, cầu thận màng…

Cách điều trị hội chứng thận hư tái phát

Những sự lựa chọn trong điều trị hội chứng thận hư tái phát bao gồm:

1. Cách chữa hội chứng thận hư tái phát bằng liệu pháp corticoid

Hội chứng thận hư tái phát được điều trị bằng liệu pháp corticoid. Trong đợt phát bệnh đầu tiên, người bệnh thường được kê đơn thuốc Prednisolon với liều tấn công. Nếu đáp ứng tốt với loại thuốc này thì quá trình điều trị sẽ được duy trì tiếp tục trong 4 – 6 tuần. Sau đó bác sĩ sẽ giảm dần liều điều trị cho đến khi các triệu chứng chấm dứt hẳn.

Thuốc Prednisolon cũng có thể được chỉ định sử dụng kéo dài hàng năm để dự phòng đối với các trường hợp bị hội chứng thận hư tái phát nhiều lần.

Trong trường hợp dùng thuốc prednisolon không có hiệu quả, bệnh nhân phải làm sinh thiết thận. Căn cứ vào kết quả mô bệnh học nhận được mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tiếp theo cho phù hợp.

thuốc chữa hội chứng thận hư tái phát
Thuốc Prednisolon thường được chỉ định trong điều trị hội chứng thận hư tái phát

Tuy nhiên, việc điều trị hội chứng thận hư tái phát cũng tùy theo thể. Các trường hợp thể ít tái phát, tức bị dưới 1 lần trong vòng 6 tháng thì sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn trên. Trường hợp tái phát từ 2 lần trở lên trong 6 tháng hay hội chứng thận hư phụ thuộc corticoid thì dùng liều tấn công như đợt đầu đến khi làm xét nghiệm nước tiểu không thấy protein. Người bệnh cũng được yêu cầu điều trị dự phòng với liều duy trì kéo dài và giảm dần liều dùng thuốc cho đến một năm sau đó.

Corticoid bản chất là một loại thuốc chống viêm hoạt động bằng cách làm giảm đáp ứng miễn dịch trong cơ thể. Thành phần của thuốc đào thải qua nước tiểu và mật. Mặc dù đáp ứng tốt với nhiều trường hợp bị hội chứng thận hư tái phát nhưng việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ như:

Để giảm thiểu nguy cơ phát sinh các rủi ro ngoài ý muốn, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hoặc bỏ uống thuốc giữa chừng. Chú ý uống thuốc sau khi ăn no và nếu phát sinh bất cứ tác dụng phụ nào nghiêm trọng, hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay.

Một số thuốc ức chế miễn dịch có thể được chỉ định cho người bị hội chứng thận hư tái phát có biểu hiện phụ thuộc hoặc ngộ độc với corticoid. Bao gồm Cyclophosphamid, Clorambucil ( dùng trong 8 tuần) hoặc thuốc cyclosporin (sử dụng trong 6 – 12 tháng). Do thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên bệnh nhân có thể được chỉ định kèm theo thuốc tăng cường miễn dịch.

Bên cạnh các loại thuốc trên, người bệnh còn được chỉ định một số loại thuốc để điều trị triệu chứng bệnh. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc trị tăng huyết áp,…

2. Chạy thận hay phẫu thuật ghép thận

Hội chứng thận hư tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến suy thận mạn. Nếu thận không còn thực hiện được các chức năng thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo hoặc làm phẫu thuật ghép thận.

Sau khi phẫu thuật, thận mới sẽ đảm nhận chức năng tương tự như thận cũ, giúp ngăn chặn tình trạng mất protein qua nước tiểu, giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng tiềm ẩn cho người bệnh, chẳng hạn như xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch… Tuy nhiên, bệnh nhân được ghép thận cần sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời.

Phòng ngừa hội chứng thận hư tái phát

Hội chứng thận hư rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để, đặc biệt là ở trẻ em. Để giảm thiểu nguy cơ này, bên cạnh việc tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ, trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Tập thói quen ăn nhạt, tránh sử dụng các món ăn chứa nhiều muối như đồ kho, cá muối, dưa muối, các loại mắm
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp nâng cao khả năng miễn dịch và hỗ trợ đào thải độc tố cho thận.
  • Tập thể dục mỗi ngày để cải thiện thể chất, tăng cường lưu thông máu đến sửa chữa tổn thương ở cầu thận
  • Nghỉ ngơi đủ giấc
  • Tránh lao lực quá mức và giữ cho tinh thần luôn lạc quan để ngăn ngừa hội chứng thận hư tái phát trở lại.

Có thể bạn quan tâm:

Ghép thận là gì? Thực hiện khi nào? Điều cần biết

Ghép thận là phương pháp phẫu thuật ngoại khoa thường được chỉ định để cấy ghép thận mới cho bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Nguồn thận...
suy thận nên ăn gì và kiêng ăn gì

Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kết quả điều trị tốt hơn?

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả điều trị của người bị suy...

Nhận biết tình trạng

Thận yếu gây mụn làm sao để khắc phục?

Tình trạng thận yếu gây ra nhiều dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Và một trong số đó chính...

Thiếu máu ở bệnh thận mạn

Thiếu máu ở bệnh thận mạn: Dấu hiệu, cách điều trị

Thiếu máu ở bệnh thận mạn có thể xảy ra vào giai đoạn cuối và ghép thận. Đây là tình...

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?

Sỏi thận là bệnh lý xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là ở nam giới và không giới hạn...

Tổng quan về bệnh viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Qua đường nào?

Bệnh viêm cầu thận có lây không và lây qua những đường nào là thắc mắc được nhiều bệnh nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *