Suy thận độ 4: Mọi điều bạn cần biết về giai đoạn nguy hiểm này

Bệnh suy thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu để bệnh suy thận chuyển sang giai đoạn 4 – giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân suy thận độ 4.

Suy thận độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh suy thận. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong.
Suy thận độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh suy thận. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong.

Những điều cần biết về suy thận độ 4

Suy thận độ 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh suy thận. Lúc này, thận đã bị suy yếu và tổn thương đến 90%. Hầu như mọi hoạt động lọc máu và chức năng đào thải chất độc hại đều đã dừng lại.

1. Dấu hiệu nhận biết

Khi đã chuyển sang suy thận ở cấp độ 4, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở;
  • Chân tay sưng phù;
  • Nước tiểu đậm đặc, có màu cam, đỏ;
  • Tiểu ít hơn;
  • Miệng có mùi;
  • Chuột rút;
  • Tê ngứa chân tay;
  • Đau tức bụng bên trái hoặc bên phải.

Lúc này, người bệnh mang nguy cơ tử vong là rất cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dẫn đến tử vong. Người bệnh sẽ gặp nhiều biến chức khác, làm rối loạn, suy giảm chất lượng cuộc sống.

2. Những biến chứng nguy hiểm của suy thận độ 4

Thông thường, khi bệnh suy thận đã ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng như:

  • Cao huyết áp;
  • Bệnh tiểu đường nặng hơn;
  • Suy tim;
  • Phù phổi;
  • Phù não;
  • Tử vong.

Các phương pháp điều trị suy thận độ 4

1. Dùng thuốc

Ở 4 cấp độ của bệnh suy thận, người bệnh đều phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, thuốc men chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không còn đủ sức để điều trị bệnh như ở giai đoạn khởi phát.

Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu furosemid, thuốc chống cao huyết áp, thuốc phòng tránh rối loạn natri bicarbonat,…

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc Đông y để bồi bổ khí huyết, bổ thận, giúp kiềm hãm sự phát triển của bệnh. Một số thảo mộc và thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên tốt cho bệnh nhân suy thận như: cỏ xước, tục đoạn, xích đồng, cẩu tích, dây đau xương,…

Hãy nhớ rằng, ở giai đoạn này, thận bị tổn thương rất nặng, do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc Tây để tránh tổn thương thận.

2. Chạy thận

Chạy thận là một thủ thuật can thiệp ngoại khoa, giúp bệnh loại bỏ chất thải cặn bã ra khỏi cơ thể khi thận đã suy giảm chức năng lọc máu. Chạy thận có thể hiểu là dùng thận nhân tạo (máy móc) để lọc máu.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định chạy thận theo một trong ba cách sau:

  • Chạy thận thông thường: Bệnh nhân đến bệnh viện 3 lần/tuần để thực hiện lọc máu trong tầm 3 – 4 giờ đồng hồ.
  • Chạy thận mỗi ngày: Bệnh nhân sẽ thực hiện lọc máu bằng thận nhân tạo mỗi ngày, tại nhà.
  • Chạy thận ban đêm: Bệnh nhân sẽ được lọc máu qua đêm, trong lúc đang ngủ. Phương pháp này được thực hiện trong khoảng 10 giờ đồng hồ và từ 3 – 6 đêm/tuần.
Chạy thận có thể hiểu là dùng thận nhân tạo (thiết bị y khoa) để lọc máu.
Chạy thận có thể hiểu là dùng thận nhân tạo (thiết bị y khoa) để lọc máu.

3. Cấy ghép thận

Cấy ghép thận là phương pháp điều trị có sự can thiệp của phẫu thuật ngoại khoa. Để được thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân phải tìm được người hiến thận có thận tương thích với cơ thể mình. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải trải qua kiểm tra sức khỏe, tuổi tác,… để bác sĩ xét xem có phù hợp với phương cách này hay không.

Thông thường, cấy ghép thận là phương pháp dành cho bệnh nhân dưới 60 tuổi, không mắc các bệnh như ung thư, viêm gan, lao,… Bệnh nhân cấy ghép thận có thể sống thêm vài chục năm nữa.

Cấy ghép thận là một trong những phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối.
Cấy ghép thận là một trong những phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối.

4. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng

Ngoài việc điều trị bằng y học, bệnh nhân cũng cần chú ý đến việc tự chăm sóc, tự điều trị tại nhà. Việc ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, do đó, bệnh nhân cần lưu ý đến các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn.

Bệnh nhân suy thận độ 4 nên ăn các thực phẩm như:

  • Súp lơ;
  • Bắp cải;
  • Ớt chuông đỏ;
  • Khoai sọ;
  • Miến dong;
  • Hoa quả ngọt;
  • Bổ sung vitamin nhóm B, C;
  • Đường mía, mật ong.

Bệnh nhân suy thận độ 4 không nên ăn các thực phẩm như:

  • Chuối tiêu;
  • Mãng cầu xiêm;
  • Mít dai;
  • Rau cần tây;
  • Măng chua;
  • Rau đay;
  • Rau dền đỏ;
  • Rau mồng tơi;
  • Rau dền cơm;
  • Rau ngót;
  • Cua;
  • Tôm;
  • Cá chép;
  • Cá hồi;
  • Cá ngừ;
  • Cá nục;
  • Thức ăn mặn;
  • Thịt bò.

Làm gì để phòng tránh bệnh suy thận?

Câu châm ngôn “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” không bao giờ sai. Mọi người cần quan tâm và chăm sóc sức khỏe của mình nhiều hơn để phòng tránh bệnh suy thận nói riêng và bệnh tật nói chung. Không nên để đến khi phát bệnh mới bắt đầu chú ý đến sức khỏe và chạy chữa. Điều này tổn hại đến tài chính, sức khỏe, thời gian và công sức.

Để phòng tránh bệnh suy thận, mỗi người nên:

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu;
  • Không ăn quá mặn;
  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh lo âu, stress;
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày;
  • Tập thể dục đều đặn;
  • Không nên lạm dụng thuốc men;
  • Không hút thuốc lá;
  • Không uống nhiều bia rượu;
  • Không tiêu thụ quá nhiều chất đạm;
  • Không nhịn đi tiểu mỗi khi cơ thể có nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Thận yếu làm tóc bạc sớm và cách điều trị

Có phải thận yếu làm tóc bạc sớm không? Cách khắc phục

Không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi vì phải đi tiểu đêm nhiều lần, đau mỏi lưng, chóng...

Hình ảnh thận đa nang

Thận đa nang: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thận đa nang là một dạng bệnh thận mãn tính, nó làm suy giảm các chức năng của thận một...

Thận hư nhiễm mỡ là gì? Nguy hiểm không? Cách trị

Thận hư nhiễm mỡ là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng tăng lipid máu, tiểu đạm, protein trong...

Bấm huyệt chữa thận yếu – những điều cần phải biết

Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp tận dụng lực từ ngón tay để tác động vào những huyệt...

Thải ghép thận cấp và thông tin cần biết

Thải ghép thận cấp là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân được ghép thận. Nguyên nhân dẫn đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *