Viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và quá trình điều trị các vấn đề bệnh lý. Cần nắm rõ viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng gì để sớm có sự điều chỉnh phù hợp. Có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị viêm cầu thận
Viêm cầu thận là bệnh lý đề cập đến tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vị trí cầu thận, bao gồm các cơ quan như tiểu cầu thận hay mạch máu trong thận. Tổn thương này có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Điển hình như phù nề, thay đổi huyết áp, thay đổi thành phần nước tiểu, thiếu máu…
Song song với việc điều trị y tế, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Bởi đây là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào kết quả kiểm soát và điều trị bệnh.
Chế độ ăn uống cho người bị viêm cầu thận cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Hạn chế dùng muối trong khoảng từ 2 – 4 tuần tùy thuộc vào mức độ thuyên giảm của bệnh. Đồng thời cần giảm cả lượng nước uống và ăn.
- Trường hợp bị thiểu niệu hay vô niệu có tăng ure và creatinin máu: Chỉ nên bổ sung 500 – 600ml nước/ ngày, protid 20g/ ngày và muối 2g/ ngày.
- Trường hợp bị thiểu niệu hay vô niệu có phù và tăng huyết áp nhưng creatinin và ure máu không tăng: Chỉ bổ sung muỗi 0.5 – 1g/ ngày và protid 40g/ ngày.
- Ăn nhạt tuyệt đối nếu đang bị phù và tăng huyết áp. Nên ăn cá thay vì tiêu thụ thịt đỏ.
- Ăn các loại đồ ăn có lượng protein thấp như hoa quả nhiều chất xơ, cháo đường để làm giảm áp lực cho thận.
- Nên sử dụng các chất bột đường có nguồn gốc từ khoai lang, khoai sọ, mật ong, bột sắn dây. Tránh tiêu thụ bột đường từ gạo hay mì ống.
- Sử dụng các thực phẩm lợi tiểu như mướp, bí đao, đậu đỏ…
- Dùng chất béo không no như dầu cá, đậu nành, cá hồi, bơ, đậu phộng, dầu oliu.
- Nên uống ít nước để hạn chế áp lực cho thận và kiểm soát tốt huyết áp.
- Khi bệnh đang trong giai đoạn vô niệu thì tránh uống nước rau quả.
Xem thêm: Bệnh viêm cầu thận có lây không? Qua đường nào?
Viêm cầu thận nên ăn gì tốt nhất?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu giúp điều trị dứt điểm bệnh viêm cầu thận. Chính vì vậy mà hầu hết các trường hợp sẽ phải chung sống cả đời với căn bệnh này. Do đó cần đảm bảo ăn uống lành mạnh để có sự kiểm soát tốt.
Người bệnh cần nắm rõ viêm cầu thận nên ăn gì để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Thực tế, việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh có thể giúp bổ sung dưỡng chất, chống viêm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị viêm cầu thận:
1. Thực phẩm giàu Omega-3
Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị viêm cầu thận là cần bổ sung các thực phẩm có chứa chất béo không no. Trong đó Omega-3 là một trong những loại chất béo không no đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bổ sung các loaị thực phẩm giàu Omega-3 có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt là có thể giúp tiêu trừ các gốc tự do xâm hại đến tế bào trong cầu thận. Từ đó giúp hỗ trợ quá trình chữa lành các tổn thương do viêm nhiễm.
Một số thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm:
- Cá hồi
- Dầu cá
- Quả bơ
- Dầu oliu
- Các loại quả hạch
2. Các loại rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong đa phần các chế độ ăn kiêng lành mạnh. Đặc biệt với những người bị viêm cầu thận thì đây là nguồn thực phẩm hữu ích không thể thiếu.
Đặc biệt với những người bị bí tiểu, vô tiểu trong thời gian dài thì việc bổ sung rau xanh là cần thiết. Một số loại rau củ quả có thể giúp kiềm hóa nước tiểu và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Từ đó ngăn ngừa sự tích tụ độc tố trong cơ thể, hạn chế gây tổn hại chức năng thận.
Một số loại rau xanh hữu ích bao gồm:
- Rau mùi tây
- Măng tây
- Bí đao
- Rau diếp
- Cà chua
- Cần tây
- Bắp cải
Bổ sung rau xanh là hữu ích nhưng người bệnh cần chú ý đến cách chế biến. Ưu tiên các cách chế biến đơn giản như luộc, hấp, trộn salad hay xào sơ với dầu oliu. Đồng thời cần nêm nếm ít gia vị, đặc biệt là các gia vị mặn.
3. Khoai lang
Khoai lang là một nguồn chất bột đường an toàn cho người bị viêm cầu thận. Đặc biệt thực phẩm này còn chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống thường ngày giúp bổ sung rất nhiều năng lượng tích cực cho cơ thể.
Đặc biệt, hàm lượng beta carotene (tiền chất vitamin A) dồi dào trong khoai lang còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa các phản ứng viêm tiến triển hoặc ảnh hưởng trên phạm vi rộng.
Nhiều người quan ngại rằng việc ăn khoai lang ngọt sẽ gây áp lực đào thải cho thận. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, làm lượng đường trong khoai lang thấp hơn rất nhiều các loại ngũ cốc khác. Do đó người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi bổ sung thực phẩm này.
4. Thực phẩm có khả năng chống viêm
Một số loại thực phẩm gia vị như nghệ, gừng, tỏi cũng có khả năng chống viêm rất tốt. Thường xuyên sử dụng chúng sẽ giúp ức chế các phản ứng viêm và hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh viêm cầu thận. Cụ thể như sau:
- Tỏi: Chứa hàm lượng lớn allicin có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ. Ngoài ra còn giúp ổn định huyết áp và làm sạch máu. Từ đó giảm áp lực lên cầu thận, đồng thời làm giảm áp lực của cơ quan này.
- Gừng: Hoạt chất gingerol dồi dào trong gừng có dược tính cực mạnh giúp chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa.
- Nghệ: Hoạt chất curcumin dồi dào từ nghệ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Đồng thời còn thúc đẩy tốc độ hồi phục của các tế bào bị tổn thương.
5. Thực phẩm giàu sắt
Khi cầu thận bị tổn thương thì khả năng lọc máu cũng sẽ suy giảm. Nhiều trường hợp, lượng máu sản sinh còn không đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động của cơ thể. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi…
Chính vì vậy mà người bị viêm cầu thận được khuyên là nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Bao gồm:
- Cần tây
- Rau dền đỏ
- Đu đủ chín
- Đỗ đen
- Đỗ tương
- Rau đay
6. Viêm cầu thận nên ăn trái cây gì?
Người mắc bệnh viêm cầu thận nói riêng và các bệnh lý tại thận nói chung nên bổ sung nhiều trái cây tươi. Đây cũng là nhóm thực phẩm hữu ích cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể và tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Đặc biệt nên bổ sung một số trái cây sau:
- Cherry: Loại quả mọng này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số hoạt chất trong cherry có tác dụng trung hòa các gốc oxy hóa trong cơ thể. Ngoài ra còn giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp hoặc tiểu đường do tổn thương thận.
- Dâu tây: Chứa nhiều thành phần chống oxy hóa. Đặc biệt là anthocyanin, ellagitannin và vitamin C. Đây đều là các chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng viêm.
- Táo: Loại trái cây này cũng rất giàu các chất chống oxy hóa. Thường xuyên ăn táo giúp tăng hiệu quả phục hồi của màng lọc cầu thận.
- Mâm xôi: Là loại quả mọng giàu chất xơ, vitamin C, B, folate và các flavonoid. Nhờ đó mà phát huy tốt công dụng chống oxy hóa. Hơn nữa, mâm xôi còn có tác dụng ức chế sự hình thành các khối u bất thường trong cơ thể.
- Bưởi: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế suy thận, sỏi thận do tích lũy acid uric. Ngoài ra, lượng lớn vitamin C từ bưởi còn giúp chống viêm và hỗ trợ chữa lành tổn thương.
Viêm cầu thận nên kiêng gì để hỗ trợ điều trị?
Ngoài nắm rõ viêm cầu thận nên ăn gì thì người bệnh cũng cần quan tâm tới các thực phẩm cần kiêng. Bởi việc tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống không lành mạnh có thể khiến cho bệnh tiến triển nặng. Đi cùng với đó là những biến chứng nghiêm trọng.
Người bị viêm cầu thận nên kiêng một số thực phẩm sau:
1. Đồ ăn nhiều muối
Người bị viêm cầu thận không nên tiêu thụ các loại đồ ăn chứa nhiều muối. Bởi sẽ gây áp lực cho quá trình thanh thải các độc tố của cơ thể. Cụ thể là tăng áp lực thanh lọc ở cầu thận và buộc thận phải làm việc liên tục. Từ đó khiến cho tổn thương càng thêm nặng nề.
Hơn nữa, đồ ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ hình thành oxalate cũng như tạo ra sỏi thận. Đây cũng là vấn đề đáng quan ngại với bệnh nhân bị viêm cầu thận.
Để hạn chế lượng muối hằng ngày, người bệnh nên chế biến các món ăn nhạt, không nên cho nhiều muối. Đồng thời hạn chế ăn các loại đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.
2. Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein cũng được xếp vào nhóm các thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm cầu thận. Protein là dưỡng chất thiết yếu nhưng bổ sung quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên thận. Khiến cho thận phải hoạt động tích cực hơn.
Ngoài ra, tiêu thụ protein từ thịt đỏ còn làm nghiêm trọng thêm các phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, người bị viêm cầu thận nên giảm lượng protein để duy trì tốt hơn chức năng của thận. Chỉ nên tiêu thụ ít hơn 0.6g/kg thể trọng/ ngày.
Một số thực phẩm giàu protein nên kiêng bao gồm:
- Thịt đỏ
- Đậu lăng
- Ức gà tây
- Hải sản
3. Thực phẩm giàu phốt pho
Phốt pho cũng là một khoáng chất mà cơ thể nên hạn chế khi mắc các bệnh về thận. Đặc biệt là viêm cầu thận. Bởi tiêu thụ nhiều phốt pho sẽ khiến cho hàm lượng khoáng chất này trong máu tăng lên. Từ đó tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay xương khớp.
Một số thực phẩm giàu phốt pho bao gồm:
- Sữa
- Pho mai
- Bơ đậu phộng
- Các loại hạt
Ngoài ra, phốt pho còn chứa nhiều trong một số chất phụ gia, gia vị hoặc chất bảo quản. Chính vì vậy cần hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn vặt, đồ đóng hộp.
4. Thực phẩm giàu kali
Kali là khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên với những người đang bị viêm cầu thận thì việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu kali là cần thiết.
Bởi quá nhiều kali trong chế độ ăn có thể làm tăng áp lực cho thận. Từ đó khiến lượng chất thải trong máu nhiều hơn. Điều này khiến cho bệnh viêm cầu thận ngày càng tiến triển nặng nề.
Một số thực phẩm giàu kali cần hạn chế bao gồm:
- Chuối
- Cam
- Cà chua
- Khoai tây
- Bí
5. Rượu bia, chất kích thích
Các chất kích thích như methanol, caffein, nicotin, cồn,… đều không tốt cho sức khỏe của thận. Bởi chúng khiến cho thận phải hoạt động hết công suất để đào thải chúng ra ngoài cơ thể.
Việc uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích sẽ khiến cho bệnh viêm cầu thận tiến triển nặng nề. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh cần hết sức cẩn trọng.
Bài viết đã giải đáp rõ viêm cầu thận nên ăn gì và kiêng gì tốt rất. Mong rằng, qua đây người bệnh sẽ điều chỉnh được chế độ ăn uống phù hợp. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
- Viêm cầu thận mạn: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!