Thiếu máu ở bệnh thận mạn: Dấu hiệu, cách điều trị

Thiếu máu ở bệnh thận mạn có thể xảy ra vào giai đoạn cuối và ghép thận. Đây là tình trạng có liên quan đến sự suy giảm chức năng thận cùng với các rối loạn khác, chẳng hạn như huyết học, dạ dày hoặc hormone,…Thiếu máu làm tăng nguy cơ tử vong nhất là bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Thiếu máu ở bệnh thận mạn
Thiếu máu ở bệnh thận mạn là gì?

Thiếu máu ở bệnh thận mạn là gì? Nguy hiểm không?

Thiếu máu là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm bất thường lượng huyết sắc tố, cũng như số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi. Điều này khiến cho các mô tế bào trong cơ thể thiếu hụt lượng oxy cần thiết cung cấp cho hoạt động sống. Khi đó, nồng độ hemoglobin trong máu sẽ thấp hơn. Cụ thể ở nam giới là 13g/dl, ở nữ giới là 12g/dl, người lớn tuổi là 11g/dl.

Nguyên nhân là do thận bị suy giảm chức năng làm ảnh hưởng đến quá trình lọc máu và độc tố trong cơ thể. Hiện tượng thiếu máu có thể phát triển ngay khi suy thận khởi phát. Lúc này, người bệnh thường chỉ có khoảng 20% – 50% chức năng của thận hoạt động bình thường. Khi bệnh thận trở nên nặng hơn, tình trạng thiếu máu cũng trở nên nghiêm trọng.

Đa số những bệnh nhân bị mất một phần chức năng thận hoặc suy thận thường gặp phải tình trạng thiếu máu. Có thể nhận diện bệnh về thận thông qua triệu chứng này. Người suy thận sẽ phải thực hiện ghép thận hoặc lọc máu để duy trì sự sống.

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn 1-2 khả năng là 43%, bệnh nhân giai đoạn 3-5 là 57%. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng nhiễm trùng, viêm, bệnh lý đang gặp phải,…mà nồng độ hemoglobin ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau.

Thiếu máu ở bệnh thận mạn là gì? Nguy hiểm không?
Thiếu máu khi bị bệnh thận mạn làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh xấu hơn và có thể gây tử vong cho bệnh nhân

Tình trạng thiếu máu diễn ra ở bệnh thận mãn là mối đe dọa nguy hiểm, tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Ngoài ra, thiếu máu còn khiến tăng phì đại thất trái, suy tim, nhất là tăng tốc độ tiến triển của bệnh suy thận giai đoạn cuối. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong tăng gấp 3 lần theo mỗi 10g/l Hb mất đi.

Xem thêm: Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở bệnh thận mạn

Nhận biết tình trạng thiếu máu ở bệnh thận mạn tương tự như tình trạng thiếu máu ở người bình thường. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất:

  • Cơ thể suy nhược, bị yếu đi.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.
  • Kém tập trung, các vấn đề về hệ thần kinh.
  • Da dẻ xanh xao, thiếu sức sống.
  • Đau ngực, cảm giác khó thở, mất nhịp thở.
  • Chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Quan sát lưỡi thấy nhợt nhạt, nhợt vàng trong huyết tán, lưỡi có thể bị đỏ lừ, dày lên khi thiếu máu. Bề mặt lưỡi đôi khi nhẵn bóng do gai lưỡi mòn, hay mất đi.
  • Rụng tóc, móng tay dễ bị giòn, gãy,…

Trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng nặng nề như nhịp tim nhanh bất thường, cơ tim nở, suy tim,…Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chăm sóc và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây thiếu máu khi bị bệnh thận mạn

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về thận hoặc gặp phải những tổn thương tại cơ quan này, gần như thận không thể sản xuất ra đủ chất kích thích tủy xương tạo máu, gọi tắt là EPO. Khi đó, tủy xương sẽ giảm lượng hồng cầu tạo ra, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Kéo theo đó là tình trạng thiếu hụt oxy trong máu do số lượng hồng cầu giảm đi.

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh thận mạn, dưới đây là những vấn đề chính:

Thiếu EPO (Erythropoietin)

Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu, nhất là ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn. Như đã đề cập, EPO là chất kích thích giúp tủy xương tạo máu. Ở người bình thường, nồng độ EPO đo được khoảng 3mU/ml đến 30mU/ml, đồng thời nồng độ này có thể tăng lên 100 lần khi Hb giảm.

Nguyên nhân gây thiếu máu khi bị bệnh thận mạn
Thiêu EPO hay còn gọi là chất kích thích tủy xương tạo máu là nguyên nhân gây thiếu máu ở người bệnh

Mức lọc của cầu thận nhỏ hơn 30ml/p đến 40ml/p sẽ quyết định mối liên quan nghịch giữa EPO và Hb giảm hoặc mất đi. Một số cơ chế có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu chất kích thích giúp tủy xương tạo máu:

  • Thận giảm thích nghi khiến cho hoạt động tiêu thụ oxy giảm, tăng sự oxy hóa tại phần tủy thận ngoài khiến hoạt động sản xuất EPO giảm.
  • EPO bị bất hoạt khi gặp proteinase, nhất là khi ure trong máu cao.
  • Trường hợp EPO đến được một tủy xương nguyên vẹn với lượng vừa đủ thì hoạt động của nó vẫn có thể bị kìm hãm khi xảy ra tình trạng vắng mặt của các yếu tố cho phép. Trong khi đó lại có sự xuất hiện của các yếu tố ngăn cản,…

Thiếu sắt

Tình trạng thiếu sắt cũng là nguyên nhân gây thiếu máu trong cơ thể, điển hình là với bệnh nhân mắc chứng thận mạn. Thiếu sắt bao gồm cả trường hợp tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể:

  • Thiếu sắt tuyệt đối: Một số yếu tố tác động gây thiếu sắt như mất máu, loạn sản mạch máu ruột, ure máu cao dẫn tính tình trạng chảy máu. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo điều trị bệnh mỗi năm có thể phải mất sắt trung bình khoảng 1g đến 3g.
  • Thiếu sắt tương đối: Hay còn được gọi là thiếu sắt chức năng, xuất hiện khi cơ thể không đủ sắt từ nguồn dự trữ để huy động đến cung cấp cho việc sản xuất tế bào hồng cầu.

Tình trạng tan máu

Ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính quá trình phá hủy các tế bào hồng cầu tăng lên. Trong khi đó, hồng cầu là loại tế bào có tính chất nhược sắt, ít sắt, có thể bị thực bào và sớm bị vỡ. Đồng thời lúc này màng tế bào hồng cầu có tính biến dạng suy yếu. Tình trạng tan máu có thể diễn ra trong thận nhân tạo.

Nguyên nhân gây thiếu máu khi bị bệnh thận mạn
Tình trạng tan máu diễn ra khiến cơ thể bị thiếu hụt lượng máu cần thiết

Thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là khi cơ thể người bệnh thiếu hụt các vitamin nhóm B như B6, B9, B12. Đây là những chất có tác dụng hỗ trợ vào quá trình tăng sinh hồng cầu của cơ thể.

Trường hợp người bệnh thận mạn điều trị thiếu máu nhưng không nhận thấy hiệu quả, bác sĩ có thể phải tìm hiểu thêm các nguyên nhân khác. Trong đó bao gồm những vấn đề về tủy xương, tình trạng viêm khớp, lupus, viêm ruột, nhiễm trùng mạn tính, suy dinh dưỡng,…

Chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở bệnh thận mạn

Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, kết hợp với tiểu sử bệnh lý, thu thập thông tin về thói quen sinh hoạt, ăn uống để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh thận mạn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn để phân tích máu của người bệnh.

Để chẩn đoán tình trạng thiếu máu được chính xác, xét nghiệm máu là việc không thể bỏ qua. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lượng máu vừa đủ, sau đó theo dõi lượng hồng cầu trong máu của người bệnh.

Bên cạnh đó, khi cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán như xét nghiệm sự mất máu trong phân,…Kết quả xét nghiệm sẽ được tổng hợp, sau đó dựa vào chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh thận mạn ở trường hợp cụ thể.

Hiện nay các biện pháp điều trị tình trạng thiếu máu cho người mắc bệnh thận mạn tính có thể kể đến như truyền máu, sử dụng thuốc và bổ sung dinh dưỡng thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày. Dưới đây là hướng điều trị tương ứng với dạng thiếu máu mà người bệnh đang gặp phải:

  • Thiếu máu bất sản: Thường được điều trị bằng thuốc kê toa, một số trường hợp sẽ được truyền máu hoặc ghép tủy xương để ổn định hồng cầu trong cơ thể.
  • Thiếu máu tán huyết tự miễn: Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Xuất huyết: Trong trường hợp bệnh nhân thiếu máu do xuất huyết cần can thiệp phẫu thuật với hy vọng chữa lành các mao mạch bị tổn thương.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Sử dụng thuốc giảm đau, bổ sung axit folic, thuốc kháng sinh cách quãng, liệu pháp oxy,…để điều trị bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đối phó nhanh tình trạng thiếu máu ở bệnh thận mạn qua đề xuất hydroxyurea và voxelator.
  • Tan máu bẩm sinh: Thường không cần điều trị, trường hợp bệnh phát triển nặng phải truyền máu, ghép tủy xương hoặc phẫu thuật.

Sử dụng thuốc nên tuân thủ theo hướng dẫn, bệnh nhân không nên tùy tiện thay đổi phác đồ điều trị của bác sĩ. Bởi thuốc tân dược có khả năng gây tác dụng phụ cao, nếu không dùng thuốc đúng liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở bệnh thận mạn
Điều trị tình trạng thiếu máu ở bệnh thận mạn được bác sĩ chỉ định cho từng đối tượng cụ thể

Trường hợp bệnh nhân mắc thận mạn bị thiếu máu do thiếu sắt, vitamin hay folate,…có thể cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ về khẩu phần ăn hợp lý, tránh ăn phải các thực phẩm gây bất lợi cho tình trạng sức khỏe.

Thiếu máu ở bệnh thận mạn làm tăng tỷ lệ tử vong và nguy cơ biến chứng gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường. Đồng thời, kết hợp tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ với chăm sóc cơ thể từ chế độ sinh hoạt đến dinh dưỡng để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thận hư nhiễm mỡ là gì? Nguy hiểm không? Cách trị

Thận hư nhiễm mỡ là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng tăng lipid máu, tiểu đạm, protein trong...

Quy trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo: Quy trình và cách chăm sóc sau điều trị

Ở những người bị suy thận mãn tính, thận không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ đào thải cặn...

10 cách trị sỏi thận tại nhà bạn có thể áp dụng thay vì phẫu thuật

Ngoài việc áp dụng các cách điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể áp...

Viêm ống kẽ thận cấp là gì?

Viêm ống kẽ thận cấp là gì? Triệu chứng, cách điều trị

Viêm ống kẽ thận cấp là bệnh lý về thận có mức độ nguy hiểm cao. Người bệnh có thể...

Suy thận là căn bệnh phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong.

Suy thận độ 1: Phát hiện sớm và điều trị ngay để tránh trở nặng

Suy thận là căn bệnh phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay và gây ra rất nhiều biến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *