Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì tốt?
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm có lợi sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị hội chứng thận hư và nâng cao thể chất cho người bệnh. Chính vì vậy, việc nắm rõ bị hội chứng thận hư nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi bệnh nhân.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị hội chứng thận hư
Ngoài việc dùng thuốc hay điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân mắc hội chứng thận hư cần xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh cần cắt giảm lượng muối, chất béo và cholesterol trong khẩu phần ăn. Bổ sung các loại trái cây, rau củ quả tươi để bổ sung vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chú ý cắt giảm các thực phẩm giàu kali và phospho.
Lượng protein và chất lỏng bổ sung hàng ngày cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Nhu cầu các chất dinh dưỡng được khuyến nghị cho người bị hội chứng thận hư như sau:
- Protein: 0,7g /cân nặng/ngày + lượng protein niệu bị thất thoát trong 24 giờ. Nhu cầu này được bổ sung từ 2/3 nguồn đạm động vật và 1/3 nguồn đạm thực vật.
- Chất béo: Từ 20-25g/ngày. Bệnh nhân nên dùng các loại dầu thực vật để chế biến thức ăn thay thế cho chất béo không lành mạnh từ động vật.
- Năng lượng: 35- 40 kcl/cân nặng/ngày
- Muối: Trường hợp phù nhẹ thì lượng muối giới hạn ở mức dưới 2g/ngày. Nếu bị phù nặng thì chỉ nên dùng dưới 0,5g/ngày.
Xem thêm: Hội chứng thận hư tái phát là gì? Chẩn đoán, điều trị
Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì?
Lựa chọn được các thực phẩm có lợi sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu của hội chứng thận hư và đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người mắc căn bệnh này:
- Thịt nạc lợn:
Thịt nạc lợn giúp cung cấp năng lượng dồi dào và các chất dinh dưỡng thiết yếu, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu, mất nước, khó đi cầu, tiểu đường hay có biểu hiện bị suy kiệt sức khỏe do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Trứng gà tốt cho người bị thận hư:
Trứng gà cũng chính là một sự lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn của người mắc hội chứng thận hư. Thực phẩm này cung cấp nguồn protein lành mạnh giúp kích thích tái tạo các tế bào bị tổn thương ở thận.
- Động vật có vỏ:
Bao gồm:
+ Hến: Thịt hến có tính hàn, vị mặn ngọt. Thực phẩm này giúp làm mát gan, giải nhiệt cho cơ thể, kích thích tiểu tiện và hỗ trợ thận trong việc giải độc. Người bệnh có thể dùng thịt hến nấu canh hay xào ăn với cơm đều rất ngon miệng..
+ Thịt trai:
Thịt trai được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp bị thận âm hư có các dấu hiệu như nóng sốt, nhức mỏi vùng thắt lưng, đi tiểu ít, phù nề cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường, ho khan, lao phổi, vàng da hay u tuyến giáp sử dụng thực phẩm này cũng rất tốt.
Từ thịt trai, người bệnh có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon như cháo thịt trai, canh mồng tơi nấu thịt trai,…
+ Ba ba:
Đây chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc người bị hội chứng thận hư nên ăn gì. Thịt ba ba tốt cho các trường hợp có biểu hiện nóng sốt, huyết khối, sưng nề.
- Thực phẩm chứa chất đạm:
Người bị hội chứng thận hư cần được bổ sung chất đạm hàng ngày theo nhu cầu của cơ thể và bù đắp lại lượng protein đã thất thoát qua nước tiểu. Chất này được lấy từ các nguồn sau:
+ Đạm động vật: Thịt nạc nhạt màu, cá ngọt, sữa, tôm hay thịt gia cầm…
+ Đạm thực vật: Đậu nành, gạo, bông cải xanh, các loại hạt hay giá đỗ,…
Chú ý cân đối lượng đạm bổ sung cho phù hợp theo lượng được khuyến nghị ở trên. Việc dư thừa chất này cũng có thể khiến cho thận bị quá tải và không thể lọc bỏ hết chất cặn bã cũng như độc tố cho cơ thể.
- Hội chứng thận hư nên ăn thịt vịt
Thịt vịt bổ âm, tốt cho người mắc hội chứng thận âm hư. Người bệnh có thể dùng thực phẩm này theo các hình thức như luộc, hấp, kho hay nấu canh để làm phong phú thêm thực đơn.
- Các loại rau quả
Nhóm thực phẩm này giúp bổ sung nhiều vitamin A, C, D, E, chất xơ, beta caroten cho cơ thể. Chúng giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích tái tạo tổn thương ở thận và hỗ trợ thải độc. Người bệnh có thể ăn cà rốt, cam, đu đủ chín hay xoài.
- Ngân nhĩ:
Ngân nhĩ có tác dụng bổ thận, ích khí, kích thích lưu thông máu, chống suy nhược cơ thể, điều hòa huyết áp, khái huyết. Đây chính là lý do tại sao thực phẩm này được khuyến khích sử dụng trong thực đơn cho người bị hội chứng thận hư.
- Kỷ tử:
Y học cổ truyền cho rằng, kỷ tử có tác dụng bổ thận, tư âm. Trường hợp bị hội chứng thận hư có các dấu hiệu như đau đầu, choáng váng, hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, ù tai, người bệnh nên cân nhắc sử dụng thực phẩm này thường xuyên.
- Hải sâm:
Hải sâm có tác dụng bổ thận âm, lợi huyết, nhuận tràng. Thực phẩm này thích hợp cho người mắc hội chứng thận hư, tiểu nhiều lần hoặc có các vấn đề khác về thận.
- Sữa chua:
Sữa chua là sự lựa chọn hữu ích cho thực đơn của người bị hội chứng thận hư. Thực phẩm này cung cấp nhiều lợi khuẩn, kẽm, canxi và vitamin C, D. Chúng có tác dụng chống lão hóa, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong thận, thúc đẩy hoạt động của hệ tiết niệu và làm nhanh lành tổn thương tại thận.
- Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa:
Chất béo không bão hòa là loại chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày cơ thể người bệnh cần được cung cấp một lượng chất béo vừa đủ để thúc đẩy quá trình hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Dạng chất béo này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như dầu cá hồi, dầu ô liu hay dầu chiết xuất từ các loại hạt.
Tham khảo ngay: Phác đồ điều trị hội chứng thận hư mới nhất (BYT)
Hội chứng thận hư nên uống gì?
Ngoài việc tìm hiểu hội chứng thận hư nên ăn gì thì người bệnh cũng cần chú trọng bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Nước sẽ giúp kích thích tiểu tiện cho người bị bí tiểu, ít tiểu tiện và tăng cường khả năng đào thải chất độc cho thận.
Lượng chất lỏng được khuyến nghị mỗi ngày cho người bệnh được tính toán dựa trên số lượng nước tiểu đào thải mỗi ngày + 500ml. Trong đó bao gồm các thức uống như:
- Nước lọc
- Nước canh
- Nước trái cây
- Sữa tươi không đường
- Nước sắc từ các loại thảo mộc như kim tiền thảo, mã đề, cây cỏ xước hay rau ngổ
Tuy nhiên, trong trường hợp bị hạ natri máu thì người bệnh nên hạn chế uống nước và bổ sung chất lỏng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hội chứng thận hư nên kiêng gì?
Người bị hội chứng thận hư không nên ăn các thực phẩm dưới đây:
- Thức ăn chứa nhiều chất béo:
Ăn quá nhiều chất béo không chỉ gây tăng cân, làm tăng mỡ trong máu và còn khiến các triệu chứng của hội chứng thận hư trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tránh ăn thịt mỡ, các món chiên xào như gà rán, khoai tây chiên, rau xào, hamburger.
- Thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu
Bao gồm nội tạng động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hay các món chiên. Chúng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng về tim mạch cho những người bị hội chứng thận hư.
- Thức ăn mặn:
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng áp lực cho thận và dẫn đến cao huyết áp. Vì vậy, người bệnh nên cắt giảm lượng muối sử dụng trong ngày ở mức dưới 2g hoặc thậm chí là dưới 0,5g tùy theo từng trường hợp. Tập thói quen ăn nhạt. Hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều muối như dưa muối, cá muối hay đồ kho mặn.
- Thực phẩm chứa nhiều kali:
Nếu có biểu hiện không tiểu được thì nên tránh các thực phẩm giàu kali. Chẳng hạn như các loại quả có múi, chuối hay dứa (thơm).
Thực đơn mẫu cho người bị hội chứng thận hư
Bệnh nhân mắc hội chứng thận hư nên ăn uống đầy đủ 3 bữa chính trong ngày. Tốt nhất là ăn vào một giờ cố định để tạo thành thói quen sinh lý tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như bữa sáng lúc 7 giờ, bữa trưa lúc 11 giờ 30 và bữa tối lúc 17 giờ. Ngoài ra, có thể dùng thêm một bữa ăn nhẹ vào buổi tối lúc 20 giờ để tránh bị đói vào ban đêm.
Dưới đây là một thực đơn mẫu để người bệnh tham khảo:
Thứ 2 + 5
+ Bữa sáng
Cháo thịt nạc: Gạo (30g) + thịt nạc (20g)
- Cơm: Dùng 150g gạo để nấu
- Rau muống luộc (200g)
- Rau bắp cải nhồi thịt hấp: Dùng 30g thịt bằm
- Gà luộc ( 180g)
- Nước cam: Dùng 200g cam và thêm 20g đường
- Cơm nấu từ 150g gạo
- Cá trôi kho tộ: Dùng 70g cá
- Thịt xíu mại (30g)
- Rau cải ngọt luộc (200g)
+ Bữa ăn nhẹ (20h):
Chè bột sắn trân châu: Dùng 30g bột sắn nấu với 30g đường
Thứ 3 + 6 + chủ nhật
+ Bữa sáng:
+ Bữa trưa:
- Cơm nấu từ 150g gạo
- Thịt nạc luộc: 3 lạng
- Cá chép hấp: 70g thịt
- Quả su su luộc: 200g
- Thanh long ăn tráng miệng: 200g
+ Bữa tối:
- Cơm nấu từ 150g gạo
- Rau bắp cải luộc: 200g
- Thịt gà kho: 100g
+ Bữa ăn nhẹ (20h):
Chè bông cau: Dùng các nguyên liệu gồm 5g đỗ xanh, 30g bột sắn và 30g đường
Thứ 4 + 7
+ Bữa sáng:
Miến thịt nạc: Dùng 70g miến và 30g thịt nạc
+ Bữa trưa:
- Cơm: Dùng 150g gạo để nấu
- Trứng gà luộc: 1 quả
- Đậu phụ kho với thịt cà chua: Dùng 30g thịt, 50g đậu và 2 quả cà chua
- Bí xanh luộc: 200g
- Hồng xiêm chín: 200g
+ Bữa tối:
- Cơm nấu từ 150g gạo
- Tôm kho: 70g
- Thịt xíu mại: 30g
- Su hào luộc: 200g
+ Bữa ăn nhẹ (20h):
Chè khoai lang nấu bột sắn: Dùng 100g khoai, bột sắn và đường mỗi loại 30g.
Trên đây là những gợi ý hữu ích cho thắc mắc hội chứng thận hư nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý, người bệnh cần kiêng hút thuốc lá, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, không làm việc nặng nhọc, đồng thời chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín và rèn luyện thể chất mỗi ngày để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng thận hư là gì? Chữa được không? Điều cần biết
- Hội chứng thận hư ở trẻ em và cách chăm sóc, điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!