Top 11 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên dùng thuốc theo cảm tính, thay vào đó hãy tuân thủ liều lượng được bác sĩ chỉ định. Bởi, việc lạm dụng thuốc, dùng sai cách, sai thuốc có thể khiến tình trạng cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe và dễ dàng phát sinh biến chứng.

Sử dụng thuốc huyết áp và nguyên tắc điều trị

Cao huyết áp hiện nay đã trở thành chứng bệnh liên quan đến hệ thống tim mạch nhiều người mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến các yêu tố tác động từ bên ngoài, do bẩm sinh, di truyền từ người thân trong gia đình, do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác,…

Sử dụng thuốc huyết áp và nguyên tắc điều trị
Cao huyết áp có thể sử dụng thuốc tân dược kiểm soát

Việc điều trị kiểm soát cao huyết áp là vấn đề người bệnh không thể chủ quan. Bởi, có rất nhiều trường hợp tăng huyết áp kéo dài, diễn ra thường xuyên không được kiểm soát dẫn đến biến chứng. Trong đó, trường hợp áp lực máu lên thành động mạch tăng quá mức có khả năng gây vỡ mạch, biến chứng tim mạch, thận và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Do đó, các trường hợp tăng huyết áp nặng nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa sớm. Mỗi bệnh nhân sau khi được thăm khám, sau đó chỉ định phác đồ điều trị riêng. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị. Đơn thuốc bao gồm thuốc điều trị cao huyết áp, kèm theo các thuốc điều trị bệnh lý liên quan nếu có.

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng, uống thuốc theo đơn, không tùy tiện dùng thuốc để phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng không mong muốn. Dưới đây là một số nhóm thuốc chữa huyết áp cao được sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện huyết áp cao, làm rộng mạch máu giúp dòng chảy của máu thuận lợi hơn, phòng nguy cơ tắc mạch.
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE: Thuốc có tác dụng hạ áp nhờ tác dụng làm giãn mạch máu tương tự như thuốc chẹn kênh canxi.
  • Thuốc chẹn thụ thể ARB: nhóm thuốc này mang lại công dụng tương tự như hai nhóm thuốc trên. Sử dụng nhóm thuốc này khi người bệnh không đáp ứng điều trị với thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc gặp phải nhiều tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc chẹn beta: Sử dụng khi điều trị huyết áp cao bằng các biện pháp khác không nhận được hiệu quả như mong đợi.
  • Thuốc lợi tiểu: Công dụng của thuốc như tên gọi của nó là giúp người cao huyết áp đi tiểu tốt hơn giúp đào thải hàm lượng muối dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc lợi tiểu nếu người bệnh gặp phải quá nhiều phản ứng phụ khi sử dụng thuốc chẹn canxi.

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp nhằm đưa chỉ số huyết áp của người bệnh trở về mức ổn định, ngăn các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Sau khi dùng thuốc khoảng 15 – 30 phút thuốc sẽ bắt đầu thẩm thấu và phát huy tác dụng.

Sử dụng thuốc huyết áp và nguyên tắc điều trị
Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh phải dùng thuốc trong thời gian dài, có nhiều người phải dùng cho đến cuối đời để kiểm soát huyết áp, phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phác đồ điều trị riêng. Bạn đọc nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị dựa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Tham khảo thêm: Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Các loại thuốc điều trị cao huyết áp tốt nhất

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp giúp bệnh nhân nhanh chóng kiểm soát chỉ số áp lực máu tác động lên thành động mạch, cải thiện các triệu chứng khó chịu và phòng tránh các nguy cơ khác. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng tùy tiện có thể gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn, bạn đọc tham khảo:

Furosemide

Furosemide là một trong những loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân cao huyết áp. Công dụng chính là đóng vai trò thuốc lợi tiểu giúp người bệnh đào thải ra khỏi cơ thể hàm lượng muối dư thừa, đồng thời giúp cân bằng cơ thể, giảm triệu chứng do cao huyết áp gây ra.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có dấu hiệu phù nề tay, chân, bụng cũng được chỉ định sử dụng Furosemide để điều trị bệnh. Dùng thuốc theo hướng dẫn giúp bệnh nhân phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc gặp phải các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng thận.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng Furosemide cho người quá mẫn với thành phần có trong thuốc. Thuốc sẽ phát huy tác dụng tối ưu nếu được dùng thường xuyên, đều đặn, không nên bỏ quên liều khiến tác dụng của thuốc giảm. Người bệnh tốt nhất nên dùng thuốc vào khung giờ cố định mỗi ngày.

Tác dụng phụ: Thận trọng đối với các phản ứng phụ sau khi dùng thuốc. Bệnh nhân có thể bị choáng, hoa mắt, nhức đầu, chuột rút, mệt mỏi, phát ban, ngứa,… Hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ nếu các biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn.

Triamterene

Triamterene cũng là thuốc lợi tiểu được dùng trong điều trị bệnh huyết áp cao. Tác dụng chính là ngăn ngừa nguy cơ muối dư thừa tích tụ làm tăng áp lực máu lên thành mạch. Nhờ đó, tình trạng huyết áp được cải thiện, đào thải muối dư thừa, điều trị tình trạng tích nước gây phù nề.

Sử dụng thuốc theo đơn được kê từ bác sĩ điều trị. Loại thuốc này không nên dùng với liều lượng lớn, không dùng kéo dài nếu không được bác sĩ chỉ định. Bạn nên dùng thuốc kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để cơ thể phục hồi, cải thiện tốt hơn.

Tác dụng phụ: Khi dùng người bệnh có thể gặp phải một vài phản ứng như phát ban, khó thở, mặt, môi lưỡi có thể bị sưng. Trường hợp bạn gặp phải các phản ứng nặng nề hơn như tê ngứa râm ran, đau đầu, suy nhược cơ thể nghiêm trọng, thở nông,… hãy thông báo ngay để được bác sĩ điều chỉnh liều dùng hoặc thay đổi thuốc phù hợp hơn.

Amlodipin

Amlodipin thường được kê đơn dùng riêng biệt hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị tình trạng cao huyết áp. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có thể được chỉ định sử dụng để phòng nguy cơ bệnh huyết áp nặng gây thắt ngực, đau tim.

Các loại thuốc điều trị cao huyết áp tốt nhất
Amlodipin được chỉ định cho người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp

Sử dụng Amlodipin theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người lớn không dùng quá 5 – 10 mg Amlodipin mỗi ngày, trẻ em dùng khoảng 2,5 – 5 mg mỗi ngày. Sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tác dụng phụ: Một số phản ứng thường gặp sau khi dùng Amlodipin như đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau bụng, khó thở, buồn nôn, chóng mặt,… Trường hợp nặng như đau cơ, đau tim, rối loạn giấc ngủ, nổi mề đay, tăng đường huyết,… hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục càng sớm càng tốt.

Bisoprolol

Bisoprolol cũng là một trong những loại thuốc điều trị cao huyết áp được sử dụng hiện nay. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc riêng biệt hoặc kết hợp cùng các loại thuốc khác nhằm tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Bisoprolol thuộc nhóm thuốc chẹn beta dùng trong điều trị nhiều bệnh lý về tim mạch.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng ở mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định tương ứng. Bạn có thể dùng thuốc với nước hoặc kèm thức ăn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng thuốc kéo dài. Sau vài tuần tác dụng của thuốc phát huy tối ưu giúp kiểm soát các triệu chứng bất thường.

Tác dụng phụ: Tuy nhiên cũng tương tự như các nhóm thuốc khác, thuốc Bisoprolol có thể gây ra một vài tác dụng phụ khi sử dụng. Bạn nên thận trọng với các dấu hiệu bất thường về thần kinh, tim mạch, dạ dày, các triệu chứng ngoài da,… Thông báo với bác sĩ nếu các tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Bệnh Cao Huyết Áp Ở Người Già: Nguyên nhân và Cách xử lý

Metoprolol

Metoprolol cũng là thuốc thuộc nhóm chẹn beta, được sử dụng trong điều trị bệnh về tim mạch, thận,… đặc biệt là tình trạng cao huyết áp. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các chất tự nhiên – tác nhân khiến dòng chảy máu và tim mạch bị rối loạn. Nhờ đó, huyết áp ổn định hơn, giảm tải áp lực co bóp cho tim.

Sử dụng thuốc giúp bạn cải thiện các triệu chứng do cao huyết áp gây ra, đồng thời còn phòng ngừa các nguy cơ khác như nhồi máu cơ tim, hiện tượng đau nửa đầu và các vấn đề liên quan khác. Dùng theo liều dùng được chỉ định, có thể dùng thuốc ngay trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Không nhai thuốc, chỉ dùng mỗi ngày 1 lần.

Tác dụng phụ: Bệnh nhân khi sử dụng Metoprolol có thể gặp phải nhiều phản ứng phụ. Trong đó điển hình là tình trạng đau ngực, đau tim, choáng váng, ngất xỉu, khó thở, bầm tím,… Khi những biểu hiện bất thường sau sử dụng thuốc trở nên nặng nề hơn, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.

Captopril

Captopril là thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển Angiotensin II (ACE). Đây là thuốc điều trị cao huyết áp thường được chỉ định. Tác dụng giúp giãn thành mạch, ổn định hoạt động lưu thông máu, giúp hạ chỉ số huyết áp cho người bệnh.

Các loại thuốc điều trị cao huyết áp tốt nhất
Captopril giúp ổn định huyết áp, phòng tránh biến chứng

Ngoài ra, Captopril còn giúp điều trị các vấn đề về tim mạch, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định cho những trường hợp bệnh thận, tiểu đường tuýp 1,… Mỗi bệnh nhân được chỉ định liều dùng tương ứng, bạn không nên lạm dụng để phòng tránh các tác dụng phụ gây hại sức khỏe.

Thuốc dạng ngậm, đặt dưới lưỡi, trong hoặc trước lưỡi. Thời điểm ngậm thuốc có thể trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn, mỗi ngày ngậm 2 – 3 viên. Dùng liên tục khoảng 2 tuần tình trạng cao huyết áp sẽ được kiểm soát. Một số bệnh nhân mắc bệnh tim có thể dùng dài hơn từ vài tuần đến vài tháng.

Tác dụng phụ: Cũng giống như những loại thuốc điều trị cao huyết áp kể trên, thuốc Captopril có thể gây ra một số phản ứng phụ sau khi sử dụng như chóng mặt, ngất xỉu, sốt, ớn lạnh, thay đổi nhịp tim bất thường, đau ngực, sưng mặt, môi, miệng,… và nhiều vấn đề khác. Thông báo bác sĩ nếu gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng.

Analapril

Analapril là thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển Angiotensin, được dùng trong điều trị bệnh huyết áp. Cụ thể, Analapril thích hợp đối với bệnh nhân cao huyết áp từ nhẹ đến nặng, có thể dùng riêng hoặc kết hợp các nhóm thuốc khác để điều trị bệnh huyết áp.

Đặc biệt, Analapril còn giúp bệnh nhân phòng tránh các biến chứng cao huyết áp gây ra như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh thận. Thuốc tác động làm giãn nở thành mạch tạo điều kiện cho máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh tắc nghẽn mạch máu.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng kéo dài ngay cả khi các triệu chứng cao huyết áp thuyên giảm. Có thể phải mất vài tuần để thuốc phát huy tác dụng tối ưu. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nặng hơn có thể kéo dài sử dụng trong vòng vài tháng.

Tác dụng phụ: Thận trọng đối với các biểu hiện bất thường sau điều trị. Trường hợp người bệnh bị khó thở, phát ban, có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là ngất xỉu đột ngột hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Irrbesartan

Irrbesartan là thuốc được chỉ định điều trị tình trạng tăng huyết áp, bảo vệ thận và giúp phòng tránh các rủi ro cho bệnh nhân đang bị tiểu đường. Thuốc thuộc nhóm chẹn thụ thể ARB, tác động lên thành mạch, giãn mạch máu, giảm áp lực dòng chảy, từ đó huyết áp được đều hòa ổn định.

Tương tự như các loại thuốc kể trên, dùng Irrbesartan thường phải mất vài tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó bệnh nhân cần sử dụng thường xuyên, kiên trì mỗi ngày, dùng vào thời điểm nhất định. Ngay cả khi bạn nhận thấy các triệu chứng khó chịu đã biến mất vẫn nên tiếp tục dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Người bệnh sẽ gặp phải các phản ứng phụ trong quá trình dùng Irrbesartan điều trị cao huyết áp. Thận trọng nếu chúng dần trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có biểu hiện như sắp ngất, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, lú lẫn, chán ăn, tăng cân bất thường,…

Prazosin

Prazosin – Thuốc điều trị cao huyết áp được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Tác dụng chính là giúp kiểm soát huyết áp, đồng thời ngăn chặn các biến chứng gây hại sức khỏe. Đây là thuốc thuộc nhóm chẹn alpha.

Hoạt chất có trong Prazosin giúp làm giãn thành mạch, tăng cường lưu thông máu huyết cho cơ thể. Thuốc được dùng theo đường uống, liều dùng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Thận trọng khi sử dụng thuốc và chỉ nên dùng theo phác đồ của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ sau khi uống gồm phát ban, hơi khó thở, mặt sưng, môi lưỡi, họng sưng. Đặc biệt nên chủ động thông báo với bác sĩ nếu tác dụng phụ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn như hiện tượng thay đổi nhịp tim nhanh, khó thở, sưng tấy ở tay, mắt cá chân, chóng mặt,…

Tham khảo thêm: Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Reserpin

Reserpin là thuốc gì? Đây cũng là thuốc điều trị cao huyết áp được bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc theo hướng dẫn để phòng tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Reserpin thường được kê đơn riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc khác giúp điều trị huyết áp, ngăn đột quỵ hoặc nhiều biến chứng khác.

Các loại thuốc điều trị cao huyết áp tốt nhất
Reserpine điều trị cao huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch

Các hoạt chất có trong thuốc phát huy tác dụng giúp ức chế và loại bỏ một số chất gây hại trong cơ thể, kiểm soát nhịp tim và ổn định huyết áp. Dùng thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày, có thể sử dụng trong bữa ăn hoặc không. Kiên trì dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể bị buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn,…. nhẹ sau khi uống thuốc. Đến gặp bác sĩ nếu những dấu hiệu bất thường trở nên nghiêm trọng hơn như khó thở, sưng mắt cá chân, nặng bụng, đi ngoài phân đen, đột nhiên ngất xỉu,…

Carvedilol

Carvedilol được chỉ định dùng trong điều trị huyết áp cao hoặc vấn đề về tim mạch khác. Đặc biệt, thuốc còn được dùng cho những đối tượng bị suy tim, giúp cải thiện chức năng của cơ quan quan trọng này. Bên cạnh đó, tốc độ dòng chảy và áp lực máu lên thành động mạch cũng được giảm dần, giúp phòng biến chứng huyết áp cao.

Tương tự như một số thuốc điều trị cao huyết áp khác, Carvedilol tác động đến các chất tự nhiên gây hại trong cơ thể, giúp đều hòa máu huyết và bảo vệ sức khỏe cho hệ tim mạch. Đây là thuốc nằm trong nhóm các thuốc chẹn alpha và chẹn beta.

Tác dụng phụ: Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nặng nề sau khi dùng thuốc.

Trên đây là một số loại thuốc điều trị cao huyết áp được bác sĩ kê trong đơn thuốc cho từng bệnh nhân. Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo phác đồ, không nên tự ý dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi để bảo vệ an toàn sức khỏe.

Tham khảo thêm: Người Cao Huyết Áp Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Bệnh?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Dùng đúng thuốc, đúng liều và thời gian quy định giúp cơ thể sớm cải thiện, ổn định sức khỏe, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không tự ý sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ
  • Bạn tuyệt đối không nên tự ý ngưng dùng hoặc kết hợp thuốc, gia giảm liều dùng bừa bãi nếu không muốn gặp các tác dụng phụ, tương tác thuốc nguy hiểm cho sức khỏe. Một số trường hợp dùng thuốc sai cách, không đúng thuốc sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng dòng máu, tăng nguy cơ thiếu máu não, thậm chí là tử vong.
  • Trường hợp các phản ứng phụ ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn hãy chỉ động đến gặp bác sĩ, thông báo bất thường để được khắc phục, phòng tránh rủi ro.
  • Người bệnh dùng thuốc theo hướng dẫn, kết hợp ăn uống đủ chất, bồi bổ sức khỏe giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Ăn uống đều độ, lựa chọn thực phẩm phù hợp, chế biến đơn giản, ít dầu mỡ, chất béo,…
  • Cân bằng tâm trạng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh stress, áp lực trong thời gian dài. Nên tập luyện thể dục, chơi thể thao để cơ thể được tốt hơn, cải thiện sức khỏe.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp và chủ động đến gặp bác sĩ nếu huyết áp tăng, giảm bất thường. Tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục sớm, phòng nguy cơ biến chứng.

Trên đây là các thuốc điều trị cao huyết áp và các lưu ý cần thiết, bạn đọc tham khảo. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp xây dựng thói quen sống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể cải thiện, phục hồi sức khỏe an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi sử dụng nước lá vối cho người cao huyết áp

Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không? [Giải Đáp]

Lá vối được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu...

Những lợi ích không ngờ từ quả ớt

Ăn Ớt Có Tăng Huyết Áp Không? Có Cần Phải Kiêng Không?

Ăn ớt có tăng huyết áp không? Nhiều người cho rằng ớt cay nóng có thể khiến tình trạng huyết...

Lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp

Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp tăng huyết áp...

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?

Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Thực tế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích không...

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn dễ thực hiện

Cách Hạ Huyết Áp Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhanh Chóng

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn được áp dụng như ngâm chân, massage, tập thở, uống nước,... Những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *