Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm: Khó điều trị lại dễ tái phát
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là một dạng thương tổn nặng trên bề mặt da. Dạng thương tổn này cần phải được điều trị, can thiệp sớm nếu không có thể dẫn đến tổn thương nặng, khó điều trị và dễ tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược tự nhiên.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là gì?
Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis – ACD) là một bệnh ngoài da xuất hiện do phản ứng với một số yếu tố kích ứng. Đây là một bệnh thuộc nhóm viêm da tiếp xúc, có các triệu chứng gần với viêm da tiếp xúc kích thích (Irritant contact dermatitis – ICD).
Khi những trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng bị nhiễm vi khuẩn, virus,… có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Đây là dạng viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm, một trường hợp nặng hơn so với viêm da tiếp xúc thông thường. Tuy viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có tỉ lệ không cao nhưng cũng không nên chủ quan vì đây là bệnh dai dẳng, dễ tái phát nếu không may mắc phải. Viêm da tiếp xúc dị ứng thường không nguy hiểm nhưng khi có kèm theo bội nhiễm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Quá trình tiến triển của viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn viêm da và giai đoạn chuyển sang bội nhiễm. Do đó có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này, bao gồm: nhóm nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng và nhóm nguyên nhân gây bội nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng
1. Thuốc và kháng sinh
Các loại thuốc điều trị, kháng sinh tại chỗ, không phù hợp với da của bệnh nhân có thể dẫn đến phản ứng viêm da (thường gặp nhất là Bacitracin, Polysporin, Neomycin,…). Ngoài ra một số sản phẩm kháng sinh khác cũng có thể ảnh hưởng xấu đến da nếu như cơ địa có phản ứng kích ứng và quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Một số loại thuốc dùng ngoài da như Steroid mạnh cũng có thể dẫn đến các phản ứng viêm da. Nhóm thuốc gây tê, đặc biệt là thuốc gây tê tại chỗ như Pramoxine, Diphenhydramine cũng có thể dẫn đến các phản ứng viêm tại vị trí tiêm.
2. Hóa chất, dung môi
Các sản phẩm hóa chất, dung môi dễ gây kích ứng như:
- Chromium sử dụng trong một số ngành công nghiệp như thuộc da, xi măng, vữa chưa qua xử lý,…
- Formaldehyd, Isothiazolinones, Qu Parentium-15 dùng trong bảo quản, dung môi trong các sản phẩm thuốc, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc, sơn, sản phẩm sáp, đánh bóng và một số chế phẩm khác.
- Các hỗn hợp nước hoa, chất tạo mùi,… cũng nằm trong nhóm các loại hóa chất, dung môi tỉ lệ kích ứng, dị ứng cao.
- Thiomersal loại dung môi có khả năng gây kích ứng, có mặt trong một số loại thuốc sát trùng, kháng khuẩn.
3. Chất liệu kim loại
Một số kim loại có thể dẫn đến các phản ứng viêm sưng trên bề mặt da, đặc biệt là ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng, dị ứng. Tùy theo mức độ nhạy cảm mà các phản ứng kích ứng có thể khác nhau. Một số kim loại thường gây viêm da tiếp xúc dị ứng gồm có:
- Kim loại niken là kim loại có tỉ lệ dị ứng, cao nhất trong số các kim loại phổ biến. Niken đơn chất và hợp kim có thành phần niken đều thuộc nhóm kim loại dễ kích ứng đối với nhiều người. Niken có trong nhiều sản phẩm đồ gia dụng, thiết bị điện tử,…
- Cobalt là một trong những kim loại có khả năng gây kích ứng cho da với tỉ lệ thấp hơn Niken. Người có cơ địa nhạy cảm với Cobalt có thể gặp phải các phản ứng kích ứng, viêm da nếu có tiếp xúc với các sản phẩm y tế, các loại thuốc nhuộm,…
- Ngoài hai kim loại phổ biến kể trên, một số đơn chất kim loại, muối kim loại và hợp kim khác cũng có thể gây ra các phản ứng kích ứng, dị ứng.
4. Các yếu tố khác
- Kích ứng từ một số yếu tố như nhựa cây, độc chất của một số thực vật như sồi độc, cây thù du độc,…
- Ảnh hưởng từ chất độc của một số loại côn trùng cũng có thể thúc đẩy các phản ứng viêm sưng.
- Những yếu tố như lông động vật, phấn hoa, đất bẩn, nước bẩn,…
Nguyên nhân gây bội nhiễm
Ở những bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng, vùng da tổn thương có thể chuyển sang bội nhiễm nếu gặp phải một số nguyên nhân như:
- Chăm sóc và vệ sinh vùng da bị thương tổn không đúng cách, khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển trên vùng da bị viêm và dẫn đến bội nhiễm.
- Lạm dụng quá mức các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh da có độ kiềm cao cũng có thể khiến cho hàng rào bảo vệ da yếu đi, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng hơn.
- Da thiếu đi các biện pháp bảo vệ, cách ly với những nguyên nhân kích ứng, dị ứng cũng có thể khiến cho vết thương lan rộng, tổn thương nặng và dễ nhiễm khuẩn.
- Những bệnh nhân có sức đề kháng yếu cũng là một trong những đối tượng rất dễ nhiễm khuẩn do các yếu tố từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Trẻ em và người cao tuổi cũng là một trong những đối tượng dễ bị bội nhiễm khi mắc các bệnh ngoài da.
Những triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm
Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm có thể nhận biết qua các triệu chứng trên da, bao gồm:
Triệu chứng tại chỗ
- Xuất hiện dấu hiệu phát ban đỏ (chủ yếu tại những vị trí có tiếp xúc với yếu tố kích ứng).
- Có dấu hiệu nhiễm trùng tại vị trí phát ban, có thể kèm theo các triệu chứng mụn nước, loét, mưng mủ, rỉ dịch,…
- Những trường hợp thương tổn do viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu.
- Một số bệnh nhân cũng xuất hiện thêm các triệu chứng dày da, khô da và đóng vảy.
Triệu chứng toàn thân
- Triệu chứng toàn thân do viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể có các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn.
- Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có các dấu hiệu nhiễm độc toàn thân. Cá biệt có các dấu hiệu sốt cao từ 39 độ C, dấu hiệu giảm thân nhiệt dưới 36,5 độ C.
- Những trường hợp nhiễm độc toàn thân nặng có dấu hiệu sốc, trụy tim mạch, suy hô hấp,…
Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xuất hiện sau vài giờ cho đến vài ngày sau khi gặp phải yếu tố kích ứng. Những dấu hiệu thương tổn cũng có thể xuất hiện một thời gian ngắn sau khi da bắt đầu có dấu hiệu thương tổn.
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Để điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm, cần kết hợp song song giữa điều trị bội nhiễm và điều trị các triệu chứng viêm da. Bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc phổ biến như:
Corticosteroid
Corticosteroid là hoạt chất có nhiều mức độ khác nhau từ mạnh đến nhẹ. Đây là hoạt chất chính trong điều trị các vấn đề viêm sưng ngoài da, cải thiện các dấu hiệu thương tổn do các bệnh viêm da. Nhóm thuốc này thường được điều trị từng đợt từ 12 – 20 ngày để cải thiện các triệu chứng.
Tacrolimus, Pimecrolimus
Nhóm thuốc Tacrolimus, Pimecrolimus là hoạt chất thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề ngoài da dưới dạng kem bôi. Đa số những loại thuốc dạng kem bôi ngoài da thuộc nhóm này thường được điều trị phối hợp cùng nhóm thuốc Corticosteroid.
Diphenhydramine, Hydroxyzine
Chỉ định sử dụng Diphenhydramine, Hydroxyzine có tác dụng hỗ trợ điều trị trong những trường hợp nặng. Tùy theo những trường hợp bệnh nhân có mức độ tổn thương như thế nào mà bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc phù hợp.
Các loại kháng sinh
Kháng sinh ngoài da là nhóm thuốc chính sử dụng trong điều trị bội nhiễm. Tùy theo mức độ bội nhiễm mà việc sử dụng kháng sinh cũng khác nhau. Việc điều trị bằng kháng sinh không được áp dụng tùy tiện vì có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine là một trong những nhóm thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng kích ứng, dị ứng ngoài da. Đồng thời tác dụng của nhóm thuốc kháng histamine cũng giúp làm giảm cảm giác ngứa, khó chịu do các bệnh ngoài da gây ra.
Phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm
Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm thường cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau điều trị vì đây là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát. Có thể phòng tránh bằng một số biện pháp đơn giản như:
- Vệ sinh da thường xuyên với nước ấm, vệ sinh nhẹ nhàng với dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều hoa quả, rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể làm xuất hiện những thương tổn ngoài da.
Việc sớm phát hiện, xử lý viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm vôn cùng quan trọng, giúp giảm bớt những rủi ro đối với làn da, sức khỏe người bệnh. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc để được hỗ trợ:
Có thể bạn quan tâm
- Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và điều trị
- Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!