Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa: nguyên nhân và cách điều trị
Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa là một trong những bệnh ngoài da đặc biệt ở phụ nữ. Tình trạng chàm bội nhiễm có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu nếu như không được chăm sóc và can thiệp sớm.
Sơ lược về chàm bội nhiễm ở nhũ hoa
Chàm ở nhũ hoa hay chàm núm vú (nipple eczema) là một trong những dạng chàm đặc biệt xuất hiện ở nữ giới. Dạng nặng của chàm nhũ hoa là chàm bội nhiễm ở nhũ hoa (ngoài các dấu hiệu chàm thông thường còn đi kèm tình trạng viêm nhiễm). Bệnh nhân mắc phải bệnh chàm bội nhiễm ở nhũ hoa có thể xuất hiện các triệu chứng ở một hoặc hai bên nhũ hoa.
Một số nguyên nhân gây chàm bội nhiễm ở nhũ hoa
Hiện tại, nguyên nhân gây ra chàm bội nhiễm ở nhũ hoa được cho là có liên quan đến một số yếu tố bao gồm:
- Các bệnh ngoài da như chàm da, viêm da dị ứng gây ảnh hưởng đến vùng nhũ hoa.
- Tình trạng nhiễm nấm men và một số loại nấm khác xuất hiện trên da.
- Người đang hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm da tiếp xúc hoặc các phản ứng dị ứng.
- Người có tiền sử kích ứng, dị ứng ngoài da có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống như trang phục, thực phẩm, những yếu tố ô nhiễm bên ngoài môi trường,…
Ai có nguy cơ mắc chàm bội nhiễm ở nhũ hoa?
Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa phần lớn xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là những trường hợp phụ nữ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm:
- Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, chàm.
- Cơ địa bệnh nhân dễ bị kích ứng, dị ứng với nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống.
- Những trường hợp phụ nữ cho con bú dị ứng với những thức ăn còn sót trong miệng của trẻ, gây kích ứng da.
- Phụ nữ có tiền sử hoặc đang bị nhiễm nấm men và một số loại nấm ngoài da khác cũng cơ nguy cơ cao mắc chàm bội nhiễm ở nhũ hoa hơn so với người bình thường.
- Kích ứng với chất liệu quần áo, sử dụng quần áo quá chật chội, bó sát,… cũng có thể dẫn đến chàm bội nhiễm ở nhũ hoa.
- Những trường hợp ung thư vú cũng có thể có một số dấu hiệu chàm nhũ hoa trên cơ thể.
*Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa tuy thường gặp phải ở nữ giới là chủ yếu nhưng cũng có thể xuất hiện với một tỉ lệ hiếm ở nam giới.
Tham khảo thêm: Địa chỉ chữa chàm bẩm sinh ở đâu uy tín?
Dấu hiệu nhận biết chàm bội nhiễm ở nhũ hoa
Không khó để nhận biết chàm bội nhiễm ở nhũ hoa do các dấu hiệu rất rõ rệt trên bề mặt vùng da mắc bệnh. Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa thường có một số dấu hiệu dễ nhận biết sau đây:
- Có các dấu hiệu phát ban đỏ rải rác trên bề mặt da của bệnh nhân.
- Xuất hiện tình trạng đóng vảy trên bề mặt da.
- Quanh vùng nhũ hoa thường có dấu hiệu thâm, sẫm vùng da xung quanh.
- Bong tróc các vảy trên bề mặt da vùng quanh nhũ hoa.
- Một số trường hợp có tình trạng rỉ dịch tiết từ mụn nước.
- Người bệnh có các dấu hiệu ngứa ngáy ngoài da, xuyên suốt thời kỳ bùng phát.
- Ở phụ nữ đang cho con bú, tình trạng chàm nhũ hoa có thể gây ra đau, nứt nẻ xung quanh vị trí bị thương tổn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm bội nhiễm nhũ hoa
Thông thường, chàm nhũ hoa là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Riêng những trường hợp chuyển sang bội nhiễm, chàm nhũ hoa có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe và làn da, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn thứ cấp trên bề mặt da, đặc biệt là nhiễm Staphylococcus Aureus tại vùng da quanh nhũ hoa.
- Xuất hiện tình trạng nứt nẻ, viêm sưng đau, rướm máu quanh vùng da nhũ hoa.
- Tình trạng chàm bội nhiễm nhũ hoa có thể dẫn đến một số biến chứng phức tạp hơn, bao gồm áp xe vú, viêm vú,…
- Chàm bội nhiễm nhũ hoa có thể gây ra khó khăn trong việc điều trị, nếu điều trị không đúng cách sẽ tiếp tục dẫn đến viêm nang lông, teo da,…
Tham khảo thêm: Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?
Chẩn đoán và điều trị chàm bội nhiễm nhũ hoa
Thông tin dưới đây mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị và chẩn đoán của bác sĩ.
Chẩn đoán
Tình trạng chàm bội nhiễm nhũ hoa cần được chẩn đoán sớm để tránh nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Trên thực tế, điều trị chàm bội nhiễm nhũ hoa thường dễ nhầm với nấm da, vảy nến, một số dạng viêm nhiễm khác.
Điều trị
Hiện tại, điều trị bệnh chàm bội nhiễm nhũ hoa thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp theo tình trạng tiến triển của từng bệnh nhân. Hướng điều trị chủ yếu đối với chàm bội nhiễm nhũ hoa thường áp dụng một số thuốc như:
- Nhóm thuốc điều trị tại chỗ, thường là steroid bôi ngoài da. Tùy mức độ thương tổn và tình trạng da của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định hướng điều trị phù hợp với các mức độ steroid khác nhau.
- Một số loại thuốc chống ngứa tại chỗ, kháng histamine,… để giúp trẻ giảm bớt dấu hiệu ngứa ngáy ngoài da.
- Điều trị bằng kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
*Tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các biến chứng không mong muốn. Đặc biệt không tự ý sử dụng kháng sinh để tránh nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ rất khó điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Chàm bìu mãn tính: nguyên nhân và cách điều trị
- Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!