Bệnh chàm khô tróc vảy: Cách điều trị và thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm khô tróc vảy hay còn gọi là bệnh á sừng là một bệnh lý về da liễu đặc trưng bởi tình trạng da khô, nứt nẻ gây ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng. Căn bệnh này gây ra rất nhiều khó khăn, bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống. Nếu không được điều trị sớm bệnh dễ trở thành mãn tính, tái phát liên tục. Để hiểu rõ về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên, mời theo dõi bài viết dưới đây.

Hình ảnh bệnh chàm khô tróc vảy

Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Có lây không?

Cấu trúc da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp bên dưới da. Bệnh chàm khô tróc vảy xảy ra ở lớp biểu bì, hay lớp sừng của da. Khi lớp biểu bì không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến da bị khô tróc vảy, thậm chí nứt nẻ, chảy máu, gây ra bệnh chàm khô tróc vảy.

Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là chàm khô đầu ngón tay, chàm khô ở chân. 

Nhiều người bệnh lo lắng về vấn đề bệnh chàm khô có lây không, tuy nhiên theo các chuyên gia đây không phải là căn bệnh lây nhiễm. Do đó, bệnh nhân có thể yên tâm tiếp xúc với người thân, bạn bè mà không cần áp dụng các biện pháp phòng tránh.

Bệnh chàm khô tróc vảy có nguy hiểm không?

Chàm khô về cơ bản không phải là căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe. Tuy nhiên triệu chứng thường có xu hướng kéo dài, gây bức bối và khó chịu cho người bệnh. Một số trường hợp nặng nề có thể giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh cũng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng trên da, gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp.

Ngoài ra, nếu vết nứt trên da trở nên nghiêm trọng, chảy máu và lở loét trong thời gian dài, vi khuẩn, nấm có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy

Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm khô tróc vảy là tình trạng da khô và bong tróc dữ dội. Các đầu ngón tay, ngón chân, gót chân là những vị trí xuất hiện tình trạng dày sừng, nền da khô, đỏ và nứt nẻ.

bệnh chàm khô tróc vảy
Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm khô tróc vảy là tình trạng da khô và bong tróc dữ dội

Triệu chứng thường bùng phát mạnh vào mùa đông. Nhiệt độ lạnh và không khí khô hanh khiến da nứt nẻ nghiêm trọng, gây chảy máu, đau đớn.

Hơn nữa, triệu chứng có thể trầm trọng hơn khi bạn tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, khói thuốc, xăng, dầu,…

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy

Hiện nay y học hiện đại chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này như:

  • Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh viêm da cơ địa, chàm… thì bạn có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy cao hơn.
  • Sinh sống trong môi trường khô lạnh trong thời gian dài.

Ngoài ra một số yếu tố kích thích khác có thể khiến bệnh chàm khô bùng phát hoặc nặng hơn như:

  • Thời tiết khô hanh, lạnh
  • Tiếp xúc với hóa chất như nước rửa chén, bột giặt, xăng dầu,…

Chàm khô tróc vảy ít bị kích thích bởi các tác nhân dị ứng như các loại chàm thông thường.

Điều trị bệnh chàm khô tróc vảy

Chàm khô tróc vảy là tình trạng da mãn tính kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu lựa chọn đúng phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát trong thời gian dài.

1. Chữa chàm da tróc vảy bằng mẹo dân gian

Trong dân gian cũng lưu truyền khá nhiều mẹo dân gian giúp điều trị căn bệnh chàm khô tróc vảy. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư, các phương pháp này chủ yếu chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không có tác dụng điều trị. Bệnh nhân có thể áp dụng thêm tại nhà để làm dịu cơn khô rát, đau nhức do chàm khô gây ra. Bên cạnh đó, vẫn cần thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa để đẩy lùi bệnh. Một số mẹo dân gian người bệnh có thể tham khảo như:

  • Chữa chàm khô bằng dầu dừa: Dùng tinh dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm khô.
  • Chữa chàm khô bằng lá trầu không: Chọn lá trầu không già còn tươi, vò nát rồi đun sôi với một chút muối biển. Ngâm rửa vùng da bị chàm khô với nước trầu không khi còn ấm.
  • Chữa chàm khô bằng lá lốt: Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị chàm.
Chữa viêm da cơ địa bằng dân gian
Chữa viêm da cơ địa bằng dân gian

2. Điều trị chàm khô tróc vảy bằng Tây y

Tây y chủ yếu sử dụng các loại kem bôi dưỡng ẩm da và một số loại thuốc bôi hoặc uống để làm giảm nhanh triệu chứng khô rát, ngứa ngáy, đau nhức do chàm khô tróc vảy gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị chàm khô tróc vảy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc chứa corticoid để phòng tránh nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng da, kích ứng dạ dày, viêm tuyến thượng thận.

  • Kem dưỡng ẩm và làm mềm da

Việc bổ sung độ ẩm cho da còn làm giảm tình trạng dày sừng, đồng thời hạn chế chảy máu và ngứa ngáy khó chịu.

bệnh chàm khô tróc vảy
Sử dụng kem dưỡng ẩm và làm mềm da để làm giảm triệu chứng khô, bong tróc và nứt nẻ

Một số sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm cao được khuyên dùng cho bệnh nhân mắc bệnh chàm khô như:

  • Vitamin E
  • Minerals oil
  • Glycerin

Lưu ý bệnh nhân không nên sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu và thành phần hóa học. Nên bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Thuốc bôi chứa salicylic acid hoặc steroid

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng những loại kem bôi da để cải thiện tình trạng dày sừng như thuốc bôi có chứa salicylic acid (Diprosalic, Beprosalic) hoặc steroid (Fucicort Cream, Gentrizone,…). Những loại thuốc này giúp giảm dày sừng và khô cứng ở gót chân, đầu ngón tay. Tuy nhiên cần sử dụng theo liều lượng và tần suất được bác sĩ yêu cầu.

Dùng liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc steroid dạng bôi trong điều trị kéo dài còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Thuốc bôi chứa Calcipotriol

Trong trường hợp tình trạng da không đáp ứng với những loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi chứa Calcipotriol. Loại thuốc này có khả năng cải thiện tình trạng dày sừng bằng cách biệt hóa và ức chế quá trình tăng sinh của tế bào.

chàm khô tróc vảy
Thuốc bôi chứa Calcipotriol có khả năng làm giảm tình trạng dày sừng trên da

Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như mệt mỏi, đau khớp, chán ăn,… Vì vậy chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngoại trừ kem dưỡng ẩm và làm mềm da, những loại thuốc điều trị bệnh chàm khô tróc vảy đều có nguy cơ gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Để giảm thiểu những tình huống rủi ro, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện những thay đổi bất thường trên da, cần thông báo để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh chàm khô tróc vảy kiêng gì?

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh chàm khô tróc vảy, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế các thói quen xấu gây tổn thương cho da như:

  • Không nên gãi, chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Áp lực từ ngón tay khiến vùng da bong tróc mạnh và có thể chảy máu.
  • Hạn chế tiếp xúc với những hóa chất gây khô da như xà phòng, bột giặt, nước rửa chén,… Khi tiếp xúc với những hóa chất này, bạn nên dùng găng tay cao su để bảo vệ da.
  • Tránh những thực phẩm gây dị ứng và khiến da bị ngứa như tôm, cua, thịt gà,…
  • Đeo găng tay và vớ khi thời tiết khô hanh nhằm hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây khô da.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên (2 lần/ ngày). Đồng thời nên bổ sung đủ nước và những thực phẩm có khả năng dưỡng ẩm cao như cá hồi, bơ, dầu ô liu, mật ong,…
  • Ngâm chân, tay vào nước ấm với một ít bột yến mạch để giảm ngứa và làm mềm da.
  • Giữ không gian nhà và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Có thể dùng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá khô hanh.

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm khô tróc vảy. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

Lá trầu không có công dụng điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm sữa. Bên cạnh đó loại lá này còn có khả năng khắc phục...

Bệnh chàm khô và chàm ướt có gì khác nhau?

Chàm là căn bệnh ngoài da chiếm đến 20% tổng số các ca bệnh da liễu tại Việt Nam. Trong...

Phác đồ và thuốc điều trị chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một trong những dạng chàm thương tổn nặng do các loại vi khuẩn xâm nhập và...

bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy ở da, dẫn tới...

Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Dễ Mắc, Hay Tái Phát Cần Điều Trị Sớm

Chàm tổ đỉa (Dyshidrotic Eczema) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi các mụn nước xuất hiện...

Hướng dẫn các cách trị chàm da đầu vô cùng đơn giản

Chàm da đầu có tên khoa học là Scalp eczema. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này những các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *