Natri Cromolyn - Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và hen suyễn

Natri Cromolyn là thuốc kê theo đơn được dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến mũi. Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng nghẹt mũi, ngứa và chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng gây nên.

Natri Cromolyn là thuốc gì?
Natri Cromolyn dạng đường uống dùng để ổn định tế bào mast. Còn dạng hít thường được chỉ định chữa hen suyễn, dị ứng và co thắt phế quản.

  • Tên hoạt chất: Natri Cromolyn
  • Tên thương hiệu: Gastrocrom
  • Dạng thuốc: Thuốc xịt mũi, viên nang uống, dung dịch để tra mắt, dạng xịt khí dung, nang, bột hít, bình xịt khí dung qua mũi.

I. Tác dụng của Natri Cromolyn là gì?

Natri Cromolyn là thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ. Thuốc hoạt động bằng cách bảo vệ các dưỡng bào khỏi phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên – kháng thể typ IgE, ngăn chặn sự giải phóng các hoạt chất trung gian phản vệ trong cơ thể như histamin hay leucotrien.

Natri Cromolyn thường được sử dụng để ngăn ngừa cơn hen phế quản ở người lớn và trẻ em ít nhất 2 tuổi. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng để ngăn ngừa co thắt quế quản do tập thể dục, khí lạnh hoặc do tiếp xúc với dị nguyên (lông động vật, hóa chất độc hại hay môi trường, không khí ô nhiễm).

Ngoài ra, Natri Cromolyn cũng được bác sĩ chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, bệnh thâm nhiễm dưỡng bào và các bệnh lý khác không được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng.

Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng kháng histamin hay chống viêm. Do đó, tác dụng gây giãn phế quản thường không đáng kể. Vì vậy, Natri Cromolyn chỉ được sử dụng dự phòng hen chứ không có vai trò trong điều trị cơn hen cấp tính. Và thuốc cũng không mang lại công dụng điều trị ở một số bệnh như viêm xoang, triệu chứng của cảm lạnh,…

II. Chống chỉ định sử dụng thuốc Natri Cromolyn

Người quá mẫn cảm với thành phần hoặc chế phẩm của thuốc tốt nhất không nên sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc cũng không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp người bệnh thở khò khè cấp.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng thuốc, người bệnh hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có một trong những biểu hiện này:

  • Bệnh thận.
  • Bệnh gan.
  • Bệnh tim hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh động mạch vành.

III. Bạn nên dùng Natri Cromolyn như thế nào?

Để sử dụng thuốc an toàn và mang lại kết quả điều trị cao, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc theo dõi hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.

+ Đối với Natri Cromolyn đường uống:

Bạn nên uống thuốc 4 lần mỗi ngày. Nên uống thuốc trước khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Trong trường hợp dùng Natri Cromolyn để điều trị dị ứng thức ăn hoặc bệnh viêm ruột thừa, bệnh nhân nên uống thuốc trước khi ăn từ 15 – 20 phút. Không nên dùng thuốc này với số lượng cao hoặc thấp hơn so với khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.

Trước khi sử dụng Natri Cromolyn, người bệnh nên kiểm tra thuốc, nếu có cặn hoặc bị đổi màu thì tuyệt đối không nên uống. Đầu tiên, bệnh nhân bẻ gãy đầu ống thuốc và đổ dung dịch thuốc vào ly nước, khuấy đều. Ngoài nước lọc, người bệnh không nên hòa tan thuốc với các loại nước khác như nước ép, soda, sữa,… Uống thuốc ngay sau khi hòa tan và không nên để lại sử dụng lần sau.

+ Natri Cromolyn dạng thuốc xịt mũi:

Dùng thuốc Natri cromolyn xịt vào lỗ mũi, cứ cách nhau khoảng 4 đến 6 giờ xịt một lần, mỗi ngày xịt từ 3 – 4 lần. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, không dùng thuốc vượt quá 6 lần trong ngày. Sử dụng Natri Cromolyn thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm và người bệnh không tiếp xúc với chất gây dị ứng nữa.

Cách xịt thuốc như sau:

  • Đầu tiên, người bệnh dùng ngón tay bịt một bên mũi và giữ đầu thẳng đứng.
  • Tiếp đến, bệnh nhân đặt đầu phun vào lỗ mũi và nhẹ nhàng bấm đầu ống.
  • Người bệnh hít sâu vài lần để thuốc đi sâu vào mũi, giúp cải thiện bệnh.
  • Thực hiện thao tác tương tự với bên mũi còn lại.

Lưu ý: Tránh xịt thuốc Natri Cromolyn dạng xịt vào mắt. Đồng thời, nên vệ sinh đầu bình xịt trước và sau khi sử dụng bằng nước ấm. Mặt khác, nên chú ý không để nước vào bên trong bình. Không sử dụng Natri Cromolyn dạng xịt cho trẻ đẻ non.

⇒ Nhìn chung, thuốc Natri Cromolyn đường uống hay dạng thuốc xịt đều không có tác dụng ngay lập tức. Do đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn và lâu dài để đạt được kết quả điều trị cao. Tuy nhiên, nếu sau hai tuần sử dụng, tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay bệnh viện. Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị bệnh phù hợp.

IV. Liều dùng thuốc Natri Cromolyn cho người lớn và trẻ em

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cũng như liều lượng điều trị không giống nhau. Cụ thể như:

+ Đối với dạng thuốc uống

Liều dùng thông thường dành cho người lớn và trẻ em mắc bệnh tế bào mast hệ thống, hen suyễn và viêm đường ruột đó là:

– Liều dùng ở người lớn:

Hòa tan thuốc trong nước và uống trước bữa ăn và khi đi ngủ 30 phút. Mỗi ngày uống 4 lần và mỗi lần uống 200 mg Natri Cromolyn. Nếu thuốc không có tác dụng điều trị, người bệnh nên tăng liều lên gấp đôi, 400 mg mỗi lần và uống 4 lần trong ngày.

– Liều dùng ở trẻ em:

  • Trẻ dưới 12 tuổi: Uống 20 mg/kg/ngày, chia thành 4 lần và uống trong ngày. Có thể tăng liều nếu sau 2 – 3 tuần thuốc không mang lại kết quả. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 30 mg/kg/ngày.
  • Còn với trẻ từ 2 đến 12 tuổi: Cho trẻ uống 100 mg mỗi lần và uống 4 lần trong ngày. Không được sử dụng vượt quá 40 mg/kg/ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Liều dùng tương tự người lớn, 200 mg mỗi lần và uống 4 lần trong ngày. Có thể tăng liều gấp đôi nếu bệnh không khỏi sau đó 2 – 3 tuần điều trị. Liều mạnh là 400 mg mỗi lần và uống 4 lần trong ngày.
Natri Cromolyn uống như thế nào?
Chỉ được hòa tan thuốc với nước lọc, tuyệt đối không hòa thuốc với rượu hay bất kỳ loại thức uống nào khác.

+ Natri Cromolyn dạng thuốc xịt

Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em bị viêm mũi dị ứng đó là:

– Liều dùng dành cho người lớn:

Xịt thuốc một lần vào mỗi bên mũi, nên dùng 3 – 6 lần mỗi ngày. Nên dùng đều đặn để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

– Liều dùng dành cho trẻ em:

Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Xịt mỗi bên mũi 1 liều 10 mg. Ngày xịt 3 đến 4 lần cách đều nhau, nếu cần thiết có thể xịt từ 3 đến 6 lần. Nếu dùng ở liều duy trì, xịt 10 mg mỗi bên mũi, cách 8 – 12 giờ xịt một lần.

V. Tác dụng phụ của thuốc Natri Cromolyn

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Buồn ngủ.
  • Đau đầu.
  • Đau dạ dày.
  • Viêm dạ dày ruột ( thường xuất hiện ở những người bệnh hen nhưng triệu chứng nhẹ, có thể hết sau khi ngưng dùng thuốc).
  • Buồn nôn.
  • Nếu dùng trong nhãn khoa có thể gây đau rát ở mắt, cảm giác đau chỉ thoáng qua.
  • Co đồng tử.
  • Co thắt phế quản.
  • Viêm da.
  • Kích ứng niêm mạc họng.
  • Đau cơ.
  • Tiêu chảy.

Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm như:

  • Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở phổi.
  • Viêm tuyến mang thai.
  • Khó tiểu tiện hay còn gọi là bí tiểu.
  • Co thắt phế quản nặng.

Người bệnh nên gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của phản ứng quá mẫn cảm này:

  • Ngứa, nổi mề đay.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Hạ huyết áp.
  • Phù nề miệng, khó nuốt, xuất hiện các mảng trắng hoặc vết loét bên trong miệng hoặc trên môi.
  • Cảm giác căng cứng lồng ngực.
  • Phù mạch mặt.
  • Yếu cơ.
  • Suy hô hấp.
  • Xuất hiện kháng thể kháng nhân trong huyết thanh.
  • Tăng bạch cầu ái toan.

VI. Tương tác của thuốc Natri Cromolyn

Một số loại thuốc có thể tương tác với Natri Cromolyn là các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, các loại vitamin và sản phẩm, thực phẩm chức năng, thảo dược. Tốt nhất, để làm giảm sự tương tác, người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách tất cả các loại thuốc đang hoặc ngưng sử dụng trong thời gian vừa qua.

Natri Cromolyn là thuốc chống dị ứng dùng để điều trị viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý đường hô hấp. Thuốc thường được dùng dưới dạng đường uống và xịt mũi. Về liều lượng sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp quá liều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tìm hiểu về các món ăn chữa viêm mũi dị ứng

4 món ăn chữa viêm mũi dị ứng cực hay lại vô cùng dễ làm

Một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm mũi dị ứng....

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm mũi dị ứng giỏi ở TP.HCM và HÀ NỘI

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý viêm mũi khá phổ biến và thường gặp ở mọi...

[GÓC REVIEW] Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh – Công thức BÍ TRUYỀN 3 THẾ KỶ “10 người chữa 9 người KHỎI HẲN”

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc viêm mũi, viêm xoang ĐỘC QUYỀN của nhà thuốc Đỗ Minh Đường...

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.