Hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường

Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Trong đó, hiện tượng dị ứng hải sản thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn so với người lớn. Phạm vi bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về tình trạng dị ứng hải sản ở trẻ em và cách khắc phục hiệu quả, an toàn mà phụ huynh nên nắm rõ.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản ở trẻ

Trẻ thường bị dị ứng hải sản là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với protein có trong hải sản. Chính điều này kích thích việc giải phóng histamine và kích hoạt các phản ứng gây dị ứng.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ gây dị ứng hải sản ở trẻ như:

  • Hải sản bị nhiễm các độc tố hay có chất bảo quản.
  • Ký sinh trùng Anisakis chết trong cá sau khi nấu chín.
  • Trong gia đình có người từng bị dị ứng hay hen suyễn.

Tình trạng dị ứng hải sản thường diễn ra ở các bé trai nhiều hơn so với bé gái. Một nghiên cứu mô tả về dị ứng hải sản ở trẻ em của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: Trong 167 trẻ có tiền sử phản ứng lâm sàng rõ ràng với các loại hải sản thì có tới 103 bé là bé trai.

dị ứng hải sản ở trẻ
Dị ứng hải sản ở trẻ là hiện tượng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Một số loại hải sản dễ kích hoạt phản ứng dị ứng bao gồm:

  • Các loại cá như: cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá thu, cá hồi, cá đuối…
  • Động vật giáp xác: tôm, cua, ghẹ…
  • Động vật thân mềm: mực, bạch tuộc, bào ngư…

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị dị ứng hải sản

Khi bị dị ứng hải sản, cơ thể trẻ thường xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Ngứa, nổi mề đay, viêm da, xuất hiện vết chàm trên da
  • Khó chịu, bứt rứt, hay quấy khóc
  • Đau bụng, đầy hơi, đi phân lỏng, ướt.
Triệu chứng dị ứng hải sản ở trẻ
Dị ứng hải sản gây tình trạng phát ban, nổi mẩn ngứa ở trẻ

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi, cơ thể ớn lạnh.
  • Mũi ngạt, khó thở, chảy nước mũi.
  • Hen suyễn, viêm phế quản cấp, phù nề thanh quản.

Ngoài ra, dị ứng hải sản còn có thể khiến trẻ gặp một phản ứng nghiêm trọng hơn, còn gọi là sốc phản vệ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tính mạng của trẻ có nguy cơ bị đe dọa.

Điều trị dị ứng hải sản ở trẻ

Trước khi đưa ra phương án điều trị, bác sĩ phải chắc chắn rằng trẻ đang bị dị ứng hải sản. Bên cạnh việc kiểm tra các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ cũng có thể chỉ định trẻ làm một vài xét nghiệm cơ bản như:

  • Xét nghiệm máu: Giúp đo lường phản ứng của kháng thể IgE với protein tồn tại trong hải sản.
  • Kiểm tra da: chích một lượng vừa đủ protein có trong loại hải sản bị nghi ngờ gây dị ứng lên da và theo dõi biểu hiện của da sau đó.

Khi trẻ bị dị ứng hải sản, việc đầu tiên bạn cần làm là tránh xa các loại hải sản khiến con bạn bị dị ứng. Ngay lập tức, hãy loại bỏ chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng của bé. Nếu bạn đang cho bé bú, chế độ ăn của bạn cũng cần được sàng lọc lại bởi các chất gây dị ứng cũng có thể truyền sang bé.

1. Với trường hợp dị ứng nhẹ

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng hải sản ở mức độ nhẹ thì một số loại thuốc kháng histamin và corticosteroid sẽ được bác sĩ kê đơn để làm giảm các triệu chứng phát ban hay ngứa rát.

điều trị dị ứng hải sản ở trẻ
Đối với trường hợp dị ứng nhẹ có thể dùng corticoid dạng kem bôi để điều trị cho trẻ

Các thuốc nhóm histamine thường được sử dụng phổ biến cho trẻ bao gồm: Loratadine, Hydroxyzine, Diphenhydramine, Desloratadine…

Còn đối với thuốc corticosteroid thì dạng thuốc mỡ hay kem bôi ngoài da thường sẽ được chỉ định cho trẻ khi bị dị ứng hải sản. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bé mắc phải, bạn có thể bôi thuốc cho bé từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

2. Với trường hợp nghiêm trọng

Việc tiêm epinephrine sẽ được chỉ định để ức chế các phản ứng dị ứng và ngăn ngừa các triệu chứng nguy hiểm trong trường hợp nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tiêm tự động epinephrine, đồng thời hướng dẫn bạn cách tiêm cho trẻ.

Khi gặp các triệu chứng của sốc phản vệ như sưng trong miệng, khó thở, nghẹn họng, mạch yếu… bạn cần tiêm epinephrine cho trẻ ngay lập tức.

Phòng tránh dị ứng hải sản ở trẻ

Để tránh nguy cơ dị ứng hải sản ở trẻ, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Tốt nhất bạn không nên cho bé ăn hải sản khi bé chưa đủ 1 tuổi.
  • Lần đầu tập cho bé ăn hải sản, bạn nên thử nghiệm với lượng nhỏ rồi theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn hải sản quá nhiều bữa trong một tuần ngay cả khi trẻ không bị dị ứng hải sản.
  • Bạn nên chuẩn bị dụng cụ tiêm tự động epinephrine bên mình để xử lí trong trường hợp con bạn bị dị ứng hải sản.
  • Nếu dẫn trẻ đi ăn ngoài, hãy báo cho nhân viên nhà hàng biết trẻ từng bị dị ứng hải sản.

Những thông tin về dị ứng hải sản ở trẻ trong bài viết hy vọng hữu ích đến bạn. Khi con bạn có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ là dị ứng hải sản, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

Vì sao nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng? Làm sao để khắc phục?

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do ma sát giữa quần áo và da, nổi mề đay, thay...

dị ứng mỹ phẩm nhẹ

Dị ứng mỹ phẩm nhẹ – Dấu hiệu và cách khắc phục

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm dù nhẹ hay nặng thì vẫn sẽ khiến làn da bị tổn thương. Chính...

Mẩn đỏ và ngứa là hai triệu chứng chính của bệnh

Mẩn ngứa ở mông là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Mẩn ngứa ở mông là một tình trạng rất phổ biến, bởi đây là vùng da nhạy cảm và kín...

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là sự kết tinh trọn vẹn giá trị Y học bản địa và...

Dị ứng xi măng: Căn bệnh thường gặp ở các công nhân xây dựng

Dị ứng xi măng là một dạng dị ứng khá hiếm gặp, tuy nhiên lại có thể gây ra những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.