Những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng ở mắt và biện pháp điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nếu mắt bị ngứa, đỏ, chảy nước mắt hoặc nóng rát thì rất có khả năng bạn bị dị ứng ở mắt (viêm kết mạc dị ứng). Các triệu chứng có thể xảy ra độc lập hoặc đi kèm với hắt hơi, sụt sịt hoặc nghẹt mũi nếu liên quan đến dị ứng mũi.

Dị ứng ở mắt
Dị ứng ở mắt là hiện tượng khác phổ biến, xảy ra khi mắt phản ứng với chất gây kích ứng.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

I. Dị ứng mắt là gì?

Dị ứng ở mắt hay còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi mắt phản ứng với chất gây kích ứng (như phấn hoa, bào tử nấm mốc…). Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn histamin để chống lại chất gây dị ứng. Phản ứng giữa histamin với dị nguyên khiến cho mí mắt và kết mạc trở nên sưng, đỏ và ngứa.

Người bị dị ứng ở mắt có thể có cảm giác chảy nước mắt hay bỏng rát. Không giống như các loại viêm kết mạc khác, dị ứng mắt không lây từ người sang người.

Có những loại viêm kết mạc dị ứng nào?

Viêm kết mạc dị ứng được phân làm 2 loại chính:

  • Viêm kết mạc dị ứng cấp tính: Đây là tình trạng viêm ngắn hạn, thường xuất hiện vào mùa dị ứng. Lúc này, mí mắt của bạn đột nhiên bị sưng, ngứa và bỏng rát, bạn cũng có thể xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi. 
  • Viêm kết mạc dị ứng mạn tính: So với viêm kết mạc dị ứng cấp tính, hiện tượng này hiếm gặp hơn và xuất hiện rải rác quanh năm. Đây là một phản ứng nhẹ với các chất gây dị ứng như thức ăn, vảy da động vật. Các triệu chứng đến và đi nhanh chóng bao gồm: ngứa mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng…

II. Nguyên nhân gây dị ứng ở mắt

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể phản ứng với một chất dị ứng (thường là vô hại). Khi chất đó tiếp xúc với mắt, các tế bào mast (tế bào miễn dịch) sẽ giải phóng một lượng lớn histamin và các chất khác để chống lại chất gây dị ứng. Phản ứng này làm cho mắt bị sưng, đỏ, ngứa và chảy nước mắt…

Dị ứng ở mắt có thể xảy ra trong nhà hoặc ngoài trời nếu như bạn tiếp xúc với những chất sau đây:

  • Phấn hoa, bào tử nấm và thực vật
  • Bụi bặm, nấm mốc
  • Lông, da của động vật
  • Khói thuốc lá, khí thải từ động cơ diesel, nước hoa.
nguyên nhân gây dị ứng ở mắt
Tiếp xúc với phấn hoa có thể gây dị ứng ở mắt.

Phản ứng với nước hoa, mỹ phẩm hoặc thuốc điều trị cũng có thể khiến cho cơ thể của bạn bị dị ứng. Một số người khác có thể bị dị ứng với hóa chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt.

Đôi khi, triệu chứng dị ứng ở mắt xuất hiện không phải do mắt tiếp xúc với dị nguyên mà do dị ứng với thực phẩm hay bị côn trùng đốt.

Người ta cũng tìm ra mối liên hệ giữa dị ứng mắt với di truyền. Những người có cả bố và mẹ bị dị ứng mắt thì khả năng mắc phải chứng bệnh trên là rất cao.

Ai có nguy cơ bị dị ứng ở mắt?

Người có cơ địa dị ứng là những đối tượng có khả năng bị dị ứng ở mắt nhất. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, dị ứng gây ảnh hưởng đến 30% người lớn và 40% trẻ em có người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng.

Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị dị ứng nhưng phổ biến nhất vẫn là ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu như bạn sống ở những nơi nhiều phấn hoa, nguy cơ bạn bị viêm kết mạc dị ứng là rất cao.

III. Triệu chứng dị ứng ở mắt

Các triệu chứng dị ứng mắt phổ biến nhất bao gồm:

  • Mắt đỏ, sưng hoặc ngứa
  • Nóng rát  hoặc chảy nước mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Nếu dị ứng mắt đi kèm với dị ứng mũi, bạn có thể bị nghẹt mũi, ngứa mũi và hắt hơi, đau đầu, ngứa, đau họng hoặc ho.

IV. Chẩn đoán chứng dị ứng ở mắt

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và hỏi thăm tiền sử dị ứng của người bệnh. Nếu như mắt đỏ và có những vết sưng nhỏ trong mí mắt thì đây chính là dấu hiệu của viêm kết mạc. Bác sĩ có thể yêu cần bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Thử nghiệm da: Chuyên gia thử một số dị nguyên lên da để xác định xem cơ thể bạn có phản ứng dị ứng với một chất đã biết hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm có thể được chỉ định để xem nếu cơ thể bạn đang tạo ra protein, hay kháng thể, để tự bảo vệ mình chống lại kháng nguyên hay không.
  • Kiểm tra bạch cầu: Chuyên gia có thể lấy mô kết mạc để kiểm tra các tế bào bạch cầu – bạch cầu ái toan (đây là các tế bào bạch cầu được kích hoạt khi bị dị ứng).

V. Điều trị viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

1. Chăm sóc tại nhà:

Điều trị dị ứng mắt tại nhà bằng cách kết hợp giữa chăm sóc và phòng ngừa để giảm thiểu cảm giác khó chịu.

Tiếp xúc bên ngoài:

  • Đóng cửa sổ vào thời điểm phấn hoa đạt cực đại (thường là vào buổi tối và khi gió thổi phấn hoa xung quanh).
  • Tránh sử dụng quạt gần cửa sổ vì chúng có thể hút phấn hoa và nấm mốc vào nhà.
  • Đeo kính mát hoặc kính râm khi ở ngoài trời để giảm thiểu lượng phấn hoa bay vào mắt bạn.

Tiếp xúc trong nhà:

  • Giảm tiếp xúc với mạt bụi, đặc biệt là trong phòng ngủ. Sử dụng các loại vỏ bọc chống mạt cho các loại gối, chăn bông, nệm.
  • Giặt đồ giường của bạn thường xuyên, nên dùng nước nóng để giặt đồ.
  • Để hạn chế tiếp xúc với nấm mốc, hãy giữ độ ẩm trong nhà phù hợp và thường xuyên vệ sinh phòng tắm, nhà bếp và tầng hầm. Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm ở những nơi ẩm ướt trong nhà để ngừa nấm mốc phát triển.
  • Nếu nấm mốc có thể nhìn thấy, hãy làm sạch nó bằng chất tẩy và dung dịch tẩy rửa.
  • Làm sạch sàn nhà bằng giẻ ẩm hoặc giẻ lau thay vì lau khô hoặc quét.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh, thuốc nhuộm và nước hoa
  • Cần tránh dụi mắt. Thay vào đó, bạn nên dùng khăn lạnh hay túi lạnh chườm lên mắt để giảm bớt cảm giác khó chịu do dị ứng.

Tiếp xúc với vật nuôi

  • Rửa tay ngay sau khi vuốt ve bất kỳ động vật. 
  • Hạn chế tiếp xúc với lông động vật.

2. Dùng thuốc điều trị

Nếu như việc áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà không thực sự hiệu quả, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được chỉ định thuốc phù hợp.

viêm kết mạc dị ứng
Dùng thuốc nhỏ mắt để khắc phục triệu chứng dị ứng ở mắt.

Một số loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng ngắn hạn. Tuy nhiên, sử dụng một số thuốc OTC kéo dài có thể khiến tình trạng dị ứng ở mắt có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Trẻ em có thể được điều trị bằng cả OTC và thuốc nhỏ mắt theo toa và thuốc. Nước mắt nhân tạo (tên một loại thuốc) được xem là giải pháp an toàn, mọi lứa tuổi đều có thể dùng để giảm kích ứng lên mắt. Một số thuốc nhỏ mắt, như thuốc kháng histamin và ổn định tế bào mast có thể được chỉ định cho trẻ em 3 tuổi trở lên. 

Một số loại thuốc được dùng để trị dị ứng ở mắt gồm có:

Thuốc nhỏ mắt và thuốc không kê đơn:

  • Nước mắt nhân tạo:  có thể rửa trôi các chất gây dị ứng khỏi mắt, làm ẩm mắt bị khô, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc nhỏ mắt thông mũi không kê đơn có tác dụng co mạch, làm giảm triệu chứng mẩn đỏ và các biểu hiện khác liên quan đến dị ứng. (Lưu ý: Không dùng thuốc nếu đang mắc bệnh tăng nhãn áp). Dùng thuốc liên tục 4 – 6 lần/ ngày, nhưng không sử dụng quá 2 – 3 ngày. Việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ như sưng, ngứa, đỏ kể khi bạn đã ngưng dùng thuốc trên điều trị.
  • Thuốc kháng histamin đường uống: Mặc dù thuốc kháng histamin có thể giảm ngứa liên quan đến dị ứng mắt, nhưng thuốc có thể gây khô mắt, làm nặng thêm các triệu chứng dị ứng mắt. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng phụ như an thần, dễ bị kích thích, chóng mặt…

Thuốc nhỏ mắt và thuốc kê đơn:

  • Thuốc nhỏ mắt kháng histamin: Thuốc giúp giảm ngứa, đỏ và sưng liên quan đến dị ứng mắt. Thuốc tác dụng nhanh chóng nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong một vài giờ. Do đó, bạn cần dùng khoảng 4 lần/ ngày.
  • Thuốc nhỏ mắt ổn định tế bào mast: Hoạt chất trong thuốc có tác dụng ngăn cản sự giải phóng histamin và các chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng. Để ngăn ngừa ngứa, thuốc phải được sử dụng trước khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Thuốc nhỏ mắt kháng histamin và chất ổn định tế bào mast: Một số loại thuốc nhỏ mắt mới nhất có cả chất kháng histamin và chất ổn định tế bào mast. Dược phẩm có khả năng điều trị và ngăn ngừa dị ứng mắt. 
  • Thuốc nhỏ mắt NSAID: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có sẵn trong thuốc nhỏ mắt có tác dụng giảm ngứa. Khi nhỏ thuốc lên mắt, chúng có thể gây cảm giác châm chích hoặc nóng rát ngay tức thời. Dùng thuốc trên 4 lần/ ngày để đảm bảo hiệu quả trị bệnh.
  • Thuốc nhỏ mắt Corticosteroid: Thuốc có thể giúp điều trị các triệu chứng dị ứng mắt mãn tính hay nghiêm trọng như ngứa, đỏ và sưng. Điều trị lâu dài bằng steroid (hơn hai tuần) chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ nhãn khoa. Dùng Corticosteroid kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
  • Liệu pháp miễn dịch: Với liệu pháp này, bạn sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng và liều lượng tăng dần theo thời gian để cơ thể “làm quen” với chất dị ứng. Thông thường, liệu pháp điều trị thường mất vài tháng để đạt được hiệu quả. Trong thời gian này,  bạn vẫn phải sử dụng thuốc để giảm bớt các triệu chứng.

VI. Làm thế nào để phòng tránh dị ứng ở mắt?

Cách tốt nhất để không bị dị ứng ở mắt nói riêng và dị ứng nói chung đó là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt phản ứng dị ứng. Chẳng hạn, nếu như bạn bị dị ứng với nước hoa hoặc mạt bụi trong nhà, bạn nên sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa không có mùi hương. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc lắp thêm máy lọc không khí trong nhà.

Trên đây là một số thông tin về chứng dị ứng ở mắt. Dị ứng ở mắt có thể được khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và phòng tránh ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu như bị dị ứng nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám để được chỉ định thuốc phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mắc một...

Dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dị ứng là một dạng rối loạn quá mẫn của hệ thống miễn dịch đối với các chất lạ vô...

Áp dụng các cách tắm nước muối giúp trị ngứa, chữa dị ứng hiệu quả

Hướng dẫn cách tắm nước muối trị ngứa, chữa dị ứng cực chuẩn

Chữa dị ứng, ngứa bằng nước muối là một phương pháp dân gian khá quen thuộc và hiệu quả đã...

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng của dị ứng.

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối có hiệu quả?

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tình trạng...

Dị ứng son môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng son môi là hiện tượng hệ miễn dịch chống lại chất gây dị ứng có trong sản phẩm,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.