Dị ứng thức ăn ở trẻ: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thức ăn ở trẻ là tình trạng mà rất nhiều bé gặp phải, nhất là những bé dưới 5 tuổi. Các bậc phụ huynh cần nắm được những kiến thức về bệnh để sớm phát hiện và điều trị cho bé, tránh những trường hợp nghiêm trọng xảy ra.

Dị ứng thức ăn ở trẻ
Dị ứng thức ăn ở trẻ – tình trạng thường gặp ở những bé dưới 5 tuổi

Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì?

Dị ứng thức ăn ở trẻ thực ra là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với các loại thức ăn mà trẻ dung nạp vào cơ thể. Dị ứng thức ăn hoàn toàn khác với việc không dung nạp thực phẩm mặc dù cả hai tình trạng này đều có thể gây ra triệu chứng tương tự nhau.

Trước khi có phản ứng dị ứng thức ăn, thường thì trước đó trẻ đã từng tiếp xúc với thực phẩm gây kích ứng ít nhất một lần. Đến lần thứ hai, kháng thể IgE trong cơ thể phản ứng với thức ăn khiến histamines được giải phóng và gây ra các triệu chứng.

Dị ứng thức ăn thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ mà thành viên trong gia đình từng có tiền sử bị dị ứng hay các bệnh hen suyễn.

Triệu chứng thường gặp ở trẻ khi bị dị ứng thức ăn

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ phản ứng với các loại thức ăn, một số triệu chứng sau đây có thể sẽ xảy ra:

  • Các vấn đề về da: phát ban, ngứa rát, sưng.
  • Vấn đề hô hấp: hắt xì liên tục, co thắt họng, khò khè.
  • Vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Các triệu chứng khác: chóng mặt, ngất xỉu.
triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ
Phát ban, ngứa ngáy là triệu chứng phổ biến của tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ

Ở một số trẻ, dị ứng thức ăn còn gây ra phản ứng nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ. Trẻ có thể bị khó thở hay bất tỉnh đe dọa đến cả tính mạng.

Chẩn đoán dị ứng thức ăn ở trẻ

Thông thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào một số triệu chứng mà trẻ gặp phải để chẩn đoán xem trẻ có bị dị ứng thức ăn hay không? Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về các vấn đề như:

  • Các triệu chứng mà con bạn mắc phải.
  • Tình trạng dị ứng có xảy ra thường xuyên không?
  • Các thực phẩm mà con bạn ăn trước khi dị ứng xảy ra.
  • Các thành viên trong gia đình có tiền sử dị ứng hay mắc các bệnh như hen suyễn hay chàm không?

Bên cạnh đó, để chắc chắn hơn, một số xét nghiệm có thể sẽ được chỉ định:

  • Thực hiện 1 thử nghiệm trên da: Chích vào vùng da tay hay da lưng của con bạn chiết xuất từ chất bị nghi ngờ là gây dị ứng. Bác sĩ sẽ quan sát phản ứng trên da trong vòng 15 phút.
  • Xét nghiệm máu: Để tìm kháng thể IgE trong máu với các loại thực phẩm cụ thể.

Tuy nhiên, nếu đã trải qua xét nghiệm nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng thì bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện thử thách với thực phẩm. Tiến hành theo dõi các triệu chứng khi cho trẻ ăn nhiều hơn lượng thực phẩm có nghi ngờ là gây dị ứng. Điều này phải thực hiện ngay tại cơ sở y tế với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Bởi nó có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Cách xử lý khi con bạn bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn ở trẻ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng bạn cần phát hiện sớm để cải thiện sức khỏe cho con của mình.

1. Tránh xa các loại thức ăn gây dị ứng

Không có một loại thuốc nào có thể ngăn ngừa được tình trạng dị ứng thức ăn. Sau khi gặp bác sĩ và phát hiện ra những thực phẩm khiến con bạn bị dị ứng, điều quan trọng là cần tránh xa những thực phẩm này.

Nếu bạn đang trong giai đoạn cho bé bú, chế độ ăn của mẹ cũng cần cải thiện, tránh xa các loại thực phẩm mà con bạn bị dị ứng. Bởi một lượng dù nhỏ chất gây dị ứng có thể được truyền sang bé thông qua đường sữa mẹ và gây nên những phản ứng.

Một số loại thực phẩm rất đễ gây dị ứng ở trẻ:

  • Trứng, sữa bò.
  • Đậu nành, đậu phộng, lúa mì
  • Các loại quả hạch: hồ đào, óc chó, hạt điều.
  • Một số loại cá: cá tuyết, cá ngừ, cá hồi.
  • Động vật có vỏ: tôm, cua.
Dị ứng thức ăn ở trẻ
Đậu phộng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ

Trong đó, hải sản, đậu phộng và các loại hạt thường dễ gây ra những phản ứng nghiêm trọng. Một số loại thực phẩm khác như thịt, rau củ hay trái cây cũng có thể gây dị ứng ở trẻ nhưng thường hiếm gặp hơn.

2. Dùng thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc này mặc dù không ngăn ngừa được dị ứng thức ăn cho con bạn nhưng lại có thể làm giảm các triệu chứng khi đã mắc phải tình trạng dị ứng thức ăn.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng histamin sau cho con của bạn:

  • Desloratadine
  • Hydroxyzine
  • Azelastine

Một số thuốc histamine không kê đơn cũng sẽ là lựa chọn cho con bạn:

  • Diphenhydramine
  • Loratadine
  • Fexofenadine

Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Cần dùng đúng liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

3. Thuốc epinephrine

Loại thuốc này thường được sử dụng theo đường tiêm trong trường hợp dị ứng thức ăn gây ra những triệu chứng nghiêm trọng cho con của bạn.

Đậu phộng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ
Epinephrine là loại thuốc tiêm được sử dụng khi dị ứng thức ăn ở trẻ gây ra những vấn đề nghiêm trọng

Cần sử dụng epinephrine ngay lập tức khi con bạn gặp tình trạng sốc phản vệ với các dấu hiệu như:

  • Cổ họng cảm thấy căng tức
  • Sưng trong miệng
  • Khàn tiếng
  • Khó thở
  • Các triệu chứng có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Phòng ngừa dị ứng thức ăn cho con của bạn

Bạn có thể tránh được tình trạng dị ứng thức ăn cho con mình bằng cách thực hiện những khuyến nghị sau đây:

  • Nên cho trẻ bú trong ít nhất 6 tháng đầu chào đời.
  • Khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi, bạn không nên cho bé ăn thức ăn đặc.
  • Đối với những bé dưới 5 tuổi, cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa bò, trứng, đậu phộng, lúa mì…

Dị ứng thức ăn ở trẻ mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bạn cần sớm phát hiện và đưa bé tới gặp bác sĩ. Bởi những triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không được can thiệp kịp thời.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin về các loại thuốc điều trị dị ứng

Các loại thuốc điều trị dị ứng phổ biến và lưu ý khi dùng

Nếu bị dị ứng, bạn có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi, các loại...

Dị ứng hải sản trong giai đoạn mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm? Nên làm gì?

Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, dị ứng hải sản ở phụ nữ mang thai có thể...

Nguyên nhân gây ngứa vùng miệng và cách điều trị

Ngứa vùng miệng có thể do dị ứng thực phẩm, nhiễm virus, nhiễm nấm hoặc do có thể do các...

Vì sao nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng? Làm sao để khắc phục?

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do ma sát giữa quần áo và da, nổi mề đay, thay...

Các thông tin cần biết về dị ứng kiwi

Dị ứng kiwi: Tất cả những thông tin bạn cần nắm rõ

Kiwi là loại trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể, do đó ăn kiwi thường xuyên sẽ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *