Bệnh trĩ chảy máu – Cách xử lý và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ chảy máu thường xuất hiện khi búi trĩ bị tổn thương, vỡ hoặc bị kích thích. Tình trạng này có thể gây viêm, sưng kèm theo cảm giác đau đớn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần điều trị y tế ngay khi những biểu hiện xảy ra.

Bệnh trĩ chảy máu - Cách xử lý và điều trị
Tìm hiểu bệnh trĩ chảy máu là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách xử lý và điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ chảy máu là gì?

Bệnh trĩ thể hiện cho tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn nở, sưng và viêm. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng phổ biến như chảy máu khi đi đại tiện, đau rát, ngứa ngáy và khó chịu tại vùng hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống. Ở một vài trường hợp, bệnh nhân không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi bệnh trĩ chảy máu.

Bệnh trĩ được phân thành nhiều loại. Tuy nhiên phổ biến nhất là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Bệnh trĩ nội: Búi trĩ hình thành và phát triển bên trong ống hậu môn trực tràng.
  • Bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành và phát triển bên dưới da hoặc xung quanh lỗ hậu môn.

Cả bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội đều có khả năng dẫn đến bệnh trĩ chảy máu. Bên cạnh đó bệnh trĩ huyết khối khiến một khối máu đông hình thành và phát triển bên trong búi trĩ. Điều này có thể khiến vùng hậu môn sưng và viêm nghiêm trọng. Đồng thời gây ra tình trạng đi ngoài ra máu.

Dấu hiệu nhận biết bị trĩ chảy máu

Thông thường bị trĩ ra máu tươi thường xuất hiện trong hoặc sau khi đi đại tiện. Người bệnh có thể nhìn thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn vào phân. Đôi khi lượng máu tiết ra có thể nhỏ giọt và được nhìn thấy trên bồn cầu.

Lượng máu tiết ra do bệnh trĩ thường có màu đỏ tươi. Đối với những trường hợp đại tiện ra máu màu đen hoặc màu đỏ, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để  được bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh xuất huyết dạ dày hoặc các bệnh lý, vấn đề khác liên quan đến hệ thống tiêu hóa.

Ngoài ra khi bị trĩ chảy máu, người bệnh còn nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện thêm một số dấu hiệu bất thường sau:

  • Có cảm giác ngứa ngáy xung quanh vùng hậu môn
  • Búi trĩ hình thành ở rìa hậu môn hoặc bên trong ống hậu môn. Khi sờ vào búi trĩ ngoại có cảm giác phình to và căng bóng
  • Có cảm giác phân chưa được đào thải hoàn toàn, còn bị kẹt bên trong ống hậu  môn
  • Vùng hậu môn tiết dịch nhầy, ẩm ướt, dễ bị kích ứng và khó chịu
  • Có cảm giác nặng nề, áp lực xung quanh hậu môn
  • Viêm mô tế bào xung quanh trực tràng, áp xe quanh hậu môn.

Ở các trường hợp nghiêm trọng, cục máu đông có thể hình thành và tiến triển bên trong búi trĩ. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở những người bị trĩ ngoại. Áp lực xung quanh các mô khiến trĩ huyết khối vỡ và dẫn đến chảy máu hậu môn. Lượng máu chảy ra từ trĩ huyết khối thường vón cục và có màu sẫm.

Bị trĩ ra máu tươi thường xuất hiện trong hoặc sau khi đi đại tiện
Thông thường bị trĩ ra máu tươi thường xuất hiện trong hoặc sau khi đi đại tiện

Nguyên nhân gây bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn. Từ đó tạo áp lực tác động lên các mạch của trực tràng dẫn đến phình giãn và sưng động mạch. Điều này khiến thành động mạch mỏng dần, một số trường hợp khác có thể hình thành trĩ huyết khối (khối máu đông) dẫn đến vỡ, tổn thương các mạch máu và xuất huyết.

Ngoài ra thường xuyên căng thẳng hoặc rặn khi đi đại tiện có thể dẫn đến ma sát, kích ứng và làm tổn thương bề mặt búi trĩ. Điều này khiến búi trĩ rỉ máu, nhỏ giọt khi đi đại tiện. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ bị huyết khối có thể vỡ khi quá đầy và chảy máu.

Ngoài ra một số yếu tố được liệt kê dưới đây cũng có khả năng làm tăng nguy cơ bị trĩ đi ngoài ra máu tươi:

  • Tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Căng thẳng trong thời gian đi đại tiện và bệnh táo bón mãn tính
  • Lười vận động, không có thói quen sinh hoạt đều độ
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn mặn, thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, chế độ ăn uống thiếu chất xơ và chất lỏng
  • Rối loạn di truyền, có mối liên hệ với các bệnh mạch máu
  • Hút thuốc lá và sử dụng rượu bia quá mức
  • Có  tiền sử hoặc đang mắc bệnh viêm đại tràng hoặc hội chứng viêm ruột kích thích.

Bị trĩ ra máu có nguy hiểm không?

Tình trạng chảy máu do bệnh trĩ có thể xuất hiện đột ngột và nhanh chóng kết thúc sau vài phút. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài trên 10 phút, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp cầm máu, sau đến bệnh viện và thông báo tình trạng sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra người bệnh cũng nên thăm khám bác sĩ khi vùng hậu môn chảy máu liên tục giữa các lần đi đại tiện hoặc tiết nhiều máu.

Tình trạng chảy máu do bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm và có thể thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát và chăm sóc kỹ, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Hình thành các cục máu đông: Hiện tượng các cục máu đông hình thành trong búi trĩ còn được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Những cục máu đông này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn nghiêm trọng mà còn dễ bị nhiễm trùng sau khi vỡ.
  • Thiếu máu mãn tính: Lượng máu tiết ra nhiều có thể khiến cơ thể mất oxy hồng cầu, thiếu máu mãn tính. Tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, khó thở.
  • Nhiễm trùng: Tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ có thể khiến các mô bị nhiễm trùng. Trong trường hợp không sớm thăm khám và không có biện pháp điều trị phù hợp, nhiễm trùng có thể phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể như áp xe hậu môn, chết mô, sốt cao.
Thiếu máu mãn tính
Lượng máu tiết ra nhiều có thể khiến cơ thể mất oxy hồng cầu, thiếu máu mãn tính

Biện pháp xử lý và điều trị bệnh trĩ ra máu

Tình trạng chảy máu do bệnh trĩ thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương hoặc kích thích búi trĩ. Tình trạng này có thể tự thuyên giảm và biến mất mà không cần áp dụng các phương pháp điều trị y tế. Tuy nhiên việc xử lý và điều trị đúng cách có thể giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng và tăng tốc độ chữa lành.

1. Biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh trĩ chảy máu tại nhà

Trong trường hợp bệnh trĩ khiến hậu môn tiết máu với lượng nhỏ, các triệu chứng đi kèm không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh trĩ chảy máu tại nhà.

Một số biện pháp dưới đây thường được sử dụng phổ biến và mang lại đáp ứng tốt, gồm:

  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn lạnh hoặc túi nước đá áp trực tiếp vào vùng hậu môn trong 10 phút để làm giảm tình trạng sưng, viêm. Đồng thời giảm đau và phòng ngừa chứng đại tiện ra máu tái phát. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Ngâm nước ấm: Người bệnh tiến hành ngâm vùng hậu môn – trực tràng trong nước ấm từ 2- 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút. Nhiệt độ từ nước ấm có thể  giúp bạn giảm đau và làm giảm kích ứng.
  • Đi đại tiện khi cần thiết: Một số người thường xuyên trì hoãn nhu động ruột cũng như nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu. Điều này khiến phân trở nên to, khô cứng và gây táo bón. Khi cố gắng đi đại tiện hoặc rặn, phân có thể ma sát với búi trĩ dẫn đến trầy xước, kích thích và chảy máu.
  • Tăng hàm lượng chất xơ và nước cho cơ thể: Việc tăng hàm lượng chất xơ và nước cho cơ thể có thể giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã và phân ra khỏi cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa kích thích các búi trĩ và phòng tránh tình trạng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
  • Không ngồi lâu khi đi vệ sinh: Việc ngồi lâu khi đi vệ sinh có thể tạo áp lực lên ổ bụng và vùng hậu môn trực tràng. Từ đó làm tăng nguy cơ giãn cơ, gia tăng kích thước của búi trĩ và gây chảy máu.
  • Tăng cường vận động, hoạt động thể chất mỗi ngày: Việc tăng cường vận động và hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, phòng ngừa táo bón. Đồng thời làm giảm tần suất xuất hiện và lượng máu tiết ra từ búi trĩ.
  • Sử dụng chất làm mềm phân: Trong trường hợp bị trĩ chảy máu do táo bón, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phân tự nhiên có trong các loại thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng… hoặc sử dụng thuốc không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.
  • Sử dụng kem bôi trị trĩ không kê đơn: Một số loại kem bôi tại chỗ (Steroid) có khả năng làm giảm kích thước búi trĩ, kháng viêm, cải thiện cơn ngứa và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng kem bôi đúng liều, đúng cách dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tăng hàm lượng chất xơ và nước cho cơ thể
Tăng hàm lượng chất xơ và nước cho cơ thể để làm mềm phân, chống táo bón và trĩ ra máu

Trong trường hợp bệnh trĩ ra máu tươi không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện, để được điều trị y tế. Ngoài ra bạn cũng cần gặp bác sĩ chuyên khoa khi tình trạng này kéo dài trên một tuần.

2. Điều trị bệnh trĩ chảy máu bằng phương pháp y khoa

Nếu biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong đợi hoặc đi ngoài ra máu là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị y tế tại bệnh viện. Những lựa chọn điều trị thường bao gồm:

  • Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm một loại thuốc có chứa hoạt chất đặc biệt vào búi trĩ. Vài ngày sau khi tiêm, búi trĩ có thể teo lại và tự rơi ra.
  • Thắt dây cao su: Thắt dây cao su là một thủ thuật giúp loại bỏ búi trĩ bằng cách sử dụng một vòng dây cao su thắt chặt vào đáy của búi trĩ. Khi đó, lượng máu di chuyển đến búi trĩ sẽ bị hạn chế, búi trĩ không còn được cung cấp chất nuôi dưỡng nên sẽ tự co lại và rơi ra.
  • Sử dụng tia hồng ngoại hoặc tia laser: Phương pháp loại bỏ búi trĩ bằng tia hồng ngoại hoặc tia laser thường được sử dụng để chữa bệnh trĩ nội. Tác dụng chính của phương pháp điều trị này là làm mất nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và máu để búi trĩ. Vài ngày sau đó, búi trĩ sẽ co lại và tự rơi.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật cắt trĩ thường được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ tái phát, bệnh trĩ chảy máu nhiều, tất cả các phương pháp khác đều không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong đợi. Thông thường, trước khi áp dụng các phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ. Đối với một số phương pháp khác, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định gây mê toàn thân trước khi tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân loại bỏ nhanh búi trĩ và các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, sau khi áp dụng, người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi, đau đớn và có thể mắc phải một số biến chứng nguy hiểm như hẹp hậu môn, chảy máu, nhiễm trùng… nếu không chăm sóc đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ chảy máu thường liên quan đến tình trạng gia tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng và căng thẳng quá mức khi đi đại tiện. Chính vì thế người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa tình trạng này:

  • Tăng cường bổ sung chất xơ: Tăng cường bổ sung chất xơ bằng cách thêm vào chế độ ăn uống các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, khoai lang… Chất xơ khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm, quá trình đi đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.
  • Uống đủ nước: Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân và chống táo bón.
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày: Việc thường xuyên vận động có thể tăng cường nhu động ruột, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và phòng ngừa bệnh táo bón.
  • Tránh nâng vật nặng hoặc bưng bê các vật cồng kềnh: Hoạt động bưng bê vật nặng, vật cồng kềnh có thể tạo áp lực lên vùng xương chậu và vùng hậu môn trực tràng. Đồng thời kích thích búi trĩ, khiến các mạch máu căng ra và gây ra tình trạng chảy máu.
Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày
Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân và chống táo bón

Bệnh trĩ chảy máu có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu hậu môn không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên tiến hành chẩn đoán và điều trị y tế tại bệnh viện.

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt
Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Hành trình chữa bệnh trĩ sau sinh tại Thuốc dân tộc của bà mẹ trẻ – khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 tháng

Bệnh trĩ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là khi căn bệnh này thường kéo dài...

Bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư?

Một điều khá nhiều bệnh nhân thắc mắc là liệu bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn...

Proctosedyl – Kem bôi trĩ của Úc và thông tin cần biết

Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau rát hay ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn do bệnh...

Áp dụng các cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà có hiệu quả không?

Tổng hợp 6 cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà được dùng phổ biến

Ngoài việc chữa bệnh bằng các phương pháp y tế, điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng các...

Địa chỉ khám và điều trị trĩ uy tín ở Nha Trang

Đa số người bệnh đều có chung một tâm lý khi lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh, hầu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.