Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Để bệnh mau khỏi, người bệnh nên ăn những loại thức ăn giúp nhuận tràng, ngừa táo bón và có tác dụng giảm sưng, lành vết loét như rau xanh, khoai lang, trái cây tươi, thực phẩm nhiều chất sắt,… Người bệnh cần kiêng rượu bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng, chiên xào,…

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên chọn ăn các loại thực phẩm nhuận tràng, giảm táo bón và giàu chất sắt.
Người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?

Tổng quan về căn bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ở ống hậu môn bị viêm loét. Tình trạng viêm loét này sẽ tạo thành một ổ viêm loét, kèm theo triệu chứng co thắt hậu môn, gây đau rát khi đi đại tiện. Vị trí thường hay xảy ra nứt kẽ hậu môn nhất đó là tam giác Minor.

Nguyên nhân gây ra chứng nứt kẽ hậu môn thường là:

  • Nhiễm trùng nếp hậu môn: Phân bị mắc kẹt ở nếp niêm mạc hậu môn, tụ lại một thời gian và gây nhiễm trùng, viêm đau;
  • Viêm xơ cơ thắt trong: Khi cơ co thắt trong bị viêm, dẫn đến phì đại, áp lực co thắt ở ống hậu môn tăng cao. Từ đó, vết viêm loét khó lành lại, gây nứt kẽ hậu môn;
  • Thiếu máu tại chỗ: Trong trường hợp đang bị viêm loét, ống hậu môn không có đầy đủ máu, dẫn đến vết loét khó lành. Từ đó, những ổ viêm loét xuất hiện, tạo ra tình trạng nứt kẽ hậu môn;
  • Chấn thương gây ra viêm loét: Táo bón, phân rắn, quan hệ tình dục đường hậu môn gây tổn thương niêm mạc, hẹp hậu môn gây tổn thương khi đại tiện,…;
  • Biến chứng của bệnh trĩ;
  • Biến chứng của bệnh viêm trực tràng;
  • Biến chứng của bệnh viêm quanh hậu môn.
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn có thể là do nhiễm trùng niêm mạc hậu môn, biến chứng của bệnh trĩ,...
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn có thể là do nhiễm trùng niêm mạc hậu môn, biến chứng của bệnh trĩ,…

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, các chuyên gia y tế đã xác định, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chứng nứt kẽ hậu môn.

Theo các bác sĩ, có 2 loại nứt kẽ hậu môn: nứt kẽ hậu môn cấp và nứt kẽ hậu môn mạn tính. Một vài triệu chứng của nứt kẽ hậu môn là:

  • Nứt kẽ hậu môn cấp: Vết nứt có độ nông, hình tam giác, hình bầu dục, sưng, có màu đỏ tươi;
  • Nứt kẽ hậu môn mạn tính: Vết nứt có đáy sâu, gồ lên, nắn chắc, sưng nề, màu nhợt nhạt, màu xám, đáy ổ loét có màu trắng bẩn.

Nứt hậu môn gây ra những khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày và khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nứt hậu môn lại không phải là  một căn bệnh nguy hiểm. Đây là chứng bệnh có thể điều trị được. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Tùy vào từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.

Nứt kẽ hậu môn gây ra nhiều khó khăn, đau rát khi bệnh nhân đi đại tiện.
Nứt kẽ hậu môn gây ra nhiều khó khăn, đau rát khi bệnh nhân đi đại tiện.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì để mau khỏi?

Bên cạnh việc bôi thuốc tại chỗ để điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý đến vấn đề chống táo bón, tăng sức đề kháng cho cơ thể để bệnh mau chóng lành. Chế độ dinh dưỡng là một trong những cách giúp người bệnh cải thiện tình trạng nứt hậu môn, giúp rút ngắn thời gian căn bệnh hành hạ.

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm sau:

1. Khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt. Khoai lang được chia thành nhiều loại khác nhau như khoai lang tím, khoai lang mật, khoai lang bí,… Mỗi loại khoai có sự khác nhau về một số thành phần hóa học. Tuy nhiên, về cơ bản đây là một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất xơ,…

Khoai lang có tác dụng giúp người bệnh nứt kẽ hậu môn giảm táo bón, nhuận tràng. Khoai lang giúp phân mềm, ướt, giúp cho việc đi đại tiện của người bệnh trở nên dễ dàng, không gây tổn thương vùng ống hậu môn, giảm thiểu cơn đau rát khi đại tiện.

Một số chất dinh dưỡng trong khoai lang như các vitamin nhóm B và những loại khoáng chất khác giúp sinh tân dịch, sản sinh máu,… giúp vết thương ở niêm mạc hậu môn mau chóng lành lại.

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn khoảng 16 – 500g khoai lang hàng ngày. Để thay đổi khẩu vị, người bệnh có thể dùng khoai ở dạng hấp luộc, nấu canh, kho cá, nấu canh,…

Khoai lang là loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn, giúp vết loét mau lành, giảm sưng, ngăn ngừa táo bón,...
Khoai lang là loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn, giúp vết loét mau lành, giảm sưng, ngăn ngừa táo bón,…

2. Rau xanh

Các loại rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm không thể không liệt kê trong danh sách này. Những người mắc phải chứng nứt kẽ hậu môn nên bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày.

Trong rau xanh, rau củ tươi chứa nhiều chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau củ tươi giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống viêm nhiễm hiệu quả.

Đối với người bệnh nứt kẽ hậu môn, rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp đường ruột hút nước, làm mềm phân, giảm thiểu tình trạng táo bón. Người bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm đau rát và giảm tình trạng tổn thương niêm mạc hậu môn.

Các chất dinh dưỡng trong rau xanh cũng giúp các ổ viêm loét ở hậu môn mau lành, giảm viêm sưng.

Một số loại rau người bệnh nứt kẽ hậu môn nên bổ sung vào bữa cơm hàng ngày như: rau má, rau dền, rau mồng tơi, rau cải bó xôi, rau cải xoăn, bắp cải,… Người dùng có thể thay đổi khẩu vị bằng cách chế biến thành nhiều món khác nhau như rau luộc, rau xào, rau nấu canh,…

3. Chuối

Chuối là một loại trái cây quen thuộc đối với tất cả mọi người. Cũng như khoai lang, họ chuối có nhiều giống loại khác nhau như: chuối tiêu, chuối sứ, chuối chà bột, chuối già,…

Chuối chín là loại trái cây ngon ngọt và bổ dưỡng, đặc biệt là mang đến nhiều lợi ích đối với người bệnh nứt kẽ hậu môn.

Chuối chứa nhiều chất xơ, giúp người bệnh nứt kẽ hậu môn phòng ngừa và giảm chứng táo bón. Bên cạnh đó, chuối còn giúp chúng ta giảm nguy cơ bị ung thư ruột già.

Trong chuối còn có chứa nhiều loại vitamin và một số loại khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chuối giúp sản sinh máu, phòng chứng thiếu máu, giúp cho vết thương mau lành. Chuối bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, kích thích lành vết thương, giảm sưng viêm,…

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn từ 1 đến 2 quả chuối hàng ngày để bệnh mau chóng thuyên giảm và nhận được nhiều lợi ích khác từ quả chuối thơm ngon.

Bên cạnh ăn chuối tươi, người bệnh cũng có thể dùng thêm nước ép chuối, sinh tố chuối, chè chuối,…

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn từ 1 đến 2 trái chuối/ngày để bệnh mau chóng thuyên giảm.
Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn từ 1 đến 2 trái chuối/ngày để bệnh mau chóng thuyên giảm.

4. Táo

Táo là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Một trong những tác dụng của táo tươi đó là chứa một số loại chất giúp kích thích ruột, giúp nhuận tràng. Táo còn chứa nhiều chất xơ, giúp ruột hút nước, làm mềm phân thải, hạn chế tình trạng táo bón.

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên thường xuyên ăn táo để giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón, nhằm giảm đau rát khi đại tiện.

Táo cũng chứa nhiều vitamin, giúp mau lành vết viêm loét ở hậu môn, giảm tình trạng sưng viêm, khó chịu.

Bên cạnh ăn táo tươi, người bệnh có thể sử dụng sinh tố táo, nước ép táo, salad táo,… để thay đổi khẩu vị, không bị nhàm chán.

5. Thực phẩm chứa nhiều chất sắt

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến vết viêm loét khó lành. Người bệnh nứt kẽ hậu môn cần bổ sung những loại thực phẩm chức nhiều chất sắt và những khoáng chất khác để giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, sinh tân dịch, tăng sức đề kháng.

Người bệnh nứt kẽ hậu môn có thể dùng một số loại thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, gan động vật, trứng, cá biển,…

Bên cạnh việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt, người bệnh nứt kẽ hậu môn cũng cần uống nhiều nước, tăng cường dùng thêm các loại trái cây, uống nước ép trái cây để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, giảm sưng viêm tại chỗ, giúp phân thải mềm hơn và khiến cho vết nứt mau lành.

Nứt kẽ hậu môn nên kiêng ăn những gì?

Bên cạnh một số loại thức ăn, thực phẩm dinh dưỡng, người bệnh nứt kẽ hậu môn cũng cần kiêng kỵ tiêu thụ một số loại thực phẩm gây hại đến bệnh, khiến bệnh khó thuyên giảm.

Bia rượu, cà phê là những loại đồ uống người bệnh nứt kẽ hậu môn cần loại bỏ trong quá trình điều trị. Các loại thức uống này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến ổ viêm loét khó lành.

Các loại thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên nướng,… cũng khiến cho máu huyết trong cơ thể sinh hỏa, vết thương sẽ khó lành lại và tình trạng có thể nặng thêm.

Người bệnh nứt kẽ hậu môn tuyệt đối nên kiêng cử thức ăn chiên nướng, bia rượu, thuốc lá,...
Người bệnh nứt kẽ hậu môn tuyệt đối nên kiêng cử thức ăn chiên nướng, bia rượu, thuốc lá,…

Các loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh cũng cần được loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh nên ăn các loại thức ăn tự chế biến tại nhà, an toàn vệ sinh thực phẩm và tốt cho hệ tiêu hóa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Click xem thêm

Phân biệt các loại bệnh trĩ thường gặp

Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, tùy...

Lòi dom là gì? Cách chữa lòi dom tại nhà đơn giản

Lòi dom là tên gọi theo dân gian của bệnh trĩ. Đây là một bệnh về hậu môn – trực...

Uống thuốc trĩ khi mang bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Uống thuốc trĩ khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Hầu hết các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai không ảnh hưởng đến thai...

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem bạn đã thử chưa ?

Chữa bệnh trĩ bằng cây vông nem là phương pháp trị bệnh dân gian rẻ tiền, thao tác thực hiện...

Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)

Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)

Bị bệnh trĩ khi mang thai khiến chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng trĩ nặng, các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.