Bệnh Trĩ Ở Phụ Nữ: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Lưu Ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ là căn bệnh hiện đang có xu hướng gia tăng về số lượng người bệnh. Trong đó, tỷ lệ bệnh trĩ ở phụ nữ chiếm tới 50% tổng số bệnh nhân. Thường rơi vào các đối tượng mẹ bầu sau sinh, nhân viên văn phòng, người có đặc thù công việc ít vận động.

Bệnh trĩ ở phụ nữ là gì? Nguyên nhân hình thành

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng. Khi cơ quan này gặp vấn đề khiến cho ống hậu môn bị phình giãn ra bất thường, tạo ra các búi trĩ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, trong đó bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bệnh nhân.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ, bạn đọc có thể tham khảo:

Bệnh trĩ ở phụ nữ: Dấu hiệu, cách điều trị và lưu ý
Bệnh trĩ ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Do đặc thù công việc

Các công việc này không đòi hỏi chị em phải di chuyển hay vận động nhiều. Chính vì thế mà cơ thể ngồi một chỗ quá lâu, thời gian dài sẽ khiến bệnh trĩ hình thành.

Do mang thai và sinh con

Giai đoạn này, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về hormone. Đồng thời, khi thai nhi phát triển lớn dần, sức ép cũng tăng dần lên cho khu vực thân dưới, trong đó có trực tràng – hậu môn.

Lúc này, các tĩnh mạch sẽ giãn nở và làm việc nhiều hơn dẫn đến tình trạng chúng bị phình ra và sa ra khỏi hậu môn.

Bệnh trĩ ở phụ nữ là gì? Nguyên nhân hình thành
Phụ nữ mang thai, sau sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người khác

Do thói quen sinh hoạt

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là yếu tố làm cho bệnh trĩ bùng phát ở phụ nữ. Nhất là đối với chị em lười vận động, không tập trung vào đại tiện như hay sử dụng điện thoại, hoặc do rặn mạnh, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,…

Chính những điều này khiến cho mạch máu ở hậu môn bị cản trở lưu thông, tăng áp lực, lâu dần tĩnh mạch hậu môn phình to ra, dẫn đến bệnh trĩ. 

Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?

Bệnh trĩ ở phụ nữ có những triệu chứng gì?

Bạn đọc có thể dựa vào những triệu chứng cơ bản dưới đây để sớm nhận biết căn bệnh này, kịp thời điều trị:

Hậu môn đau rát

Tình trạng đau rát hậu môn do bệnh trĩ gây ra có thể gặp ở cả nam và nữ. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà mức độ đau rát sẽ khác nhau. Khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy vùng hậu môn bị nóng rát, càng nghiêm trọng hơn khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ ở phụ nữ có những triệu chứng gì?
Hậu môn bị đau rát khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ

Đại tiện ra máu

Thông thường, tình trạng đi ngoài ra máu xuất hiện phổ biến khi phụ nữ mắc phải bệnh trĩ ngoại. Nhất là khi bệnh trĩ chuyển sang cấp độ 2 hoặc 3 thì hiện tượng xuất huyết càng nặng nề hơn. Lúc này, máu có thể nhỏ thành giọt, thậm chí bắn ra ngoài thành tia.

Khi mới khởi phát, tình trạng chảy máu hậu môn rất khó nhận biết. Do người bệnh không để ý máu lẫn vào trong phân. Tuy nhiên, khi tình trạng ngày càng nghiêm trọng, số lượng máu mà người bệnh bị mất đi càng nhiều. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây mất máu, dẫn đến suy nhược cơ thể nguy hiểm.

Hậu môn ngứa ngáy

Nhiều người nghĩ rằng tình trạng này là do sau khi đi đại tiện vệ sinh không sạch sẽ gây ra. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể do các búi trĩ tiết dịch nhầy khiến vi khuẩn xâm nhập, gây ngứa.

Trường hợp người bệnh chủ quan, những tác nhân gây hại bắt đầu phát triển làm cho hậu môn càng viêm nhiễm, thậm chí gây ra lở loét. Nếu phụ nữ vô tình dùng tay hoặc vật cứng cào gãi khi ngứa càng khiến cho vi khuẩn lan rộng nguy hiểm.

Đau quanh hậu môn

Chị em phụ nữ có thể nhận biết bệnh trĩ thông qua triệu chứng vùng quanh hậu môn bị đau nhức bất thường. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh trĩ ở phụ nữ có những triệu chứng gì?
Bệnh trĩ gây ra cảm giác đau rát khó chịu quanh hậu môn cho chị em phụ nữ

Thời gian lâu dần, các tổn thương có thể nghiêm trọng hơn, phụ nữ sẽ bị đau ngay cả khi đi đại tiện hoặc lúc bình thường.

Sa búi trĩ

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, lâu dần các búi trĩ phát triển lớn có thể dẫn đến tình trạng sa ra ngoài hậu môn. Thông thường, sa búi trĩ xuất hiện phổ biến ở đối tượng người bệnh mắc bệnh trĩ ở cấp độ 3 hoặc 4. 

Tham khảo thêm: Ngồi nhiều đau hậu môn – Coi chừng bệnh trĩ ghé thăm!

Bệnh trĩ ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ở phụ nữ nói riêng hay bệnh trĩ nói chung nếu không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số hệ lụy không mong muốn mà bệnh gây ra cho chị em phụ nữ:

  • Thiếu máu: Trường hợp xuất huyết hậu môn nặng nề khiến cơ thể người bệnh bị thiếu máu nghiêm trọng. Lâu dần, gây ra hiện tượng suy nhược cơ thể cho phụ nữ. 
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Vì hậu môn và bộ phận sinh dục của phụ nữ nằm gần kề nhau. Bên cạnh đó, cấu tạo của âm đạo ở dạng mở nên có thể bị vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập gây hại bất cứ lúc nào. 
  • Giảm ham muốn tình dục: Bệnh trĩ ở phụ nữ gây ra đau rát, ngứa ngáy hậu môn khiến cho chị em có cảm giác tự ti, ngại ngùng, khó chịu khi tiếp xúc thân mật với bạn tình. Lâu dần, ham muốn tình dục suy giảm, dẫn đến tình trạng lãnh cảm ở phụ nữ. 
    Bệnh trĩ ở phụ nữ có nguy hiểm không?
    Bệnh trĩ làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới
  • Ung thư đại trực tràng: Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh ung thư đại trực tràng đều xuất phát từ bệnh trĩ mãn tính gây ra. Nếu không được điều trị, ung thư có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ như:

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ bằng mẹo dân gian

Trường hợp bệnh trĩ mới khởi phát, các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian để điều trị tại nhà. 

Sử dụng lá trầu không: Lá trầu chứa nhiều tinh chất tốt, công dụng kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả. 

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không. Sau đó cho vào nồi nấu cùng với 1 lít nước.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp, ngâm lá trong nước thêm vài phút để tinh chất trong lá trầu tiết ra nước.
  • Đổ nước ra một cái cái chậu và tiến hành xông hậu môn. 
  • Sau khi nước nguội có thể lấy nước lá trầu không rửa hậu môn nhẹ nhàng.
    Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ
    Cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ bằng lá trầu không

Sử dụng củ tỏi: Dân gian tận dụng loại củ này để điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà. Cách thực hiện:

  • Nướng và đập dập một củ tỏi.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. 
  • Lấy gạc y tế bọc tỏi và chườm lên hậu môn khi tỏi còn nóng.
  • Massage nhẹ nhàng, áp dụng thường xuyên sẽ giúp co các búi trĩ an toàn.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ bằng phương pháp dân gian đảm bảo độ an toàn và lành tính. Tuy nhiên, thời gian phát huy hiệu quả sẽ chậm hơn so với những phương pháp khác. Chính vì thế, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài. 

Bên cạnh đó, mẹo dân gian chỉ phù hợp cho trường hợp bệnh mới khởi phát, mức độ nhẹ. Để điều trị hiệu quả hơn, người bệnh nên kết hợp với thăm khám y tế để xác định mức độ bệnh và có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp hơn.

Tham khảo thêm: Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Biện pháp y khoa chữa bệnh trĩ ở phụ nữ

Sử dụng thuốc Tây y: Thường áp dụng cho người bệnh trĩ ở cấp độ 1, 2 khi chưa có triệu chứng nặng nề có thể khắc phục bằng thuốc tân dược.

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định như:

  • Thuốc bôi trĩ: Các loại như preparation H, recticare, nupercainal,… 
  • Thuốc mỡ: Hỗ trợ làm trơn hậu môn để việc đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, thuốc còn giúp bảo vệ các búi trĩ.
  • Thuốc đặt hậu môn: Thuốc có tác dụng làm teo các búi trĩ, tránh tình trạng sa búi trĩ. Người bệnh khi sử dụng thuốc này có thể bị ngứa hậu môn. Do đó, trước khi sử dụng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm: Chống viêm niêm mạc của búi trĩ. Một số loại phổ biến như ibuprofen, diclofenac,…
    Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ
    Sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh trĩ cho kết quả nhanh

Thuốc tân dược giúp người bệnh khắc phục nhanh chóng các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra, giảm nguy cơ bệnh phát triển gây ra biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc này chỉ phát huy tác dụng tạm thời, không những thế còn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phục.

Đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, những tác dụng phụ có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và con. Do đó, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng thủ thuật y khoa: Một biện pháp khác để điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ là áp dụng các thủ thuật y khoa. Một số dạng như chích xơ búi trĩ, nong giãn hậu môn, đốt nhiệt điện trực tiếp, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại,…

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ

    Trường hợp bệnh trĩ ở phụ nữ chuyển biến nặng phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ

Phẫu thuật ngoại khoa: Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, không khắc phục bằng biện pháp nội khoa được nữa. Người bệnh lúc này sẽ được bác sĩ cân nhắc áp dụng phẫu thuật điều trị.

Phương pháp can thiệp xâm lấn này có thể gây biến chứng nếu người bệnh không chăm sóc tốt hậu phẫu. Điển hình là là tình trạng hậu môn nhiễm khuẩn, hẹp hậu môn, áp xe gan,…Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh trĩ vấn có thể tái phát sau khi điều trị.

Một số lưu ý cho phụ nữ khi mắc bệnh trĩ

Chị em phụ nữ nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để quá trình điều trị diễn ra an toàn, thuận lợi.

  • Không ngồi quá lâu một chỗ, dành thời gian đi lại giúp máu huyết lưu thông.
  • Tập đi đại tiện trong khung giờ nhất định, không nhịn khi cơ thể có nhu cầu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung chất xơ, vitamin giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, phòng tránh táo bón. 
  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…giảm áp lực cho hậu môn.
  • Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng, giúp máu huyết và quá trình trao đổi chất của cơ thể thuận lợi hơn.

Bệnh trĩ ở phụ nữ nói riêng hay bệnh trĩ nói chung đều có thể gây ra biến chứng nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện của bệnh. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất để nhanh chữa khỏi bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Biểu hiện bệnh trĩ nặng và cách chữa trị hiệu quả

Không giống với bệnh trĩ nhẹ, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn ưu tiên trong quá trình...

Ngồi nhiều đau hậu môn – Coi chừng bệnh trĩ ghé thăm!

Ngồi nhiều đau hậu môn là một trong những tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở những bệnh nhân...

Thông tin về các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn bạn nên thử

Nitroglicerin, diltiazem, Cortison, Anusol-HC, Lidocain…là các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng. Vì sử...

Người bệnh trĩ nên ăn một số loại trái cây như táo, lê, chuối,... để cải thiện tình trạng bệnh.

Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

Bệnh trĩ có thể được cải thiện qua đường ăn uống. Một số loại trái cây tốt cho người bệnh...

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Chữa bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng....