Biểu hiện bệnh trĩ nặng và cách chữa trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Không giống với bệnh trĩ nhẹ, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị bệnh trĩ nặng. Bởi ở giai đoạn này, việc can thiệp thủ thuật xâm lấn và sử dụng thuốc thường mang đến hiệu quả hạn chế. Các phương pháp điều trị này chỉ được xem xét và áp dụng cho những bệnh nhân có mong muốn trì hoãn phẫu thuật.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nặng

Bệnh trĩ nặng là giai đoạn mà búi trĩ đã phát triển, gia tăng kích thước và sa ra khỏi ống hậu môn. Đối với trường hợp này những triệu chứng của bệnh khởi phát thường xuyên, có mức độ nghiêm trọng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Biểu hiện bệnh trĩ nặng và cách chữa trị hiệu quả
Tìm hiểu biểu hiện bệnh trĩ nặng và cách chữa trị hiệu quả

Để điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân có rất nhiều lựa chọn, bảo gồm: Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn và phẫu thuật. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng, việc áp dụng các phương pháp bảo tồn hầu như không mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi. Trong giai đoạn này, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là một lựa chọn tối ưu.

Vùng hậu môn – trực tràng sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau khi bạn mắc bệnh trĩ nặng:

  • Tình trạng đi ngoài ra máu xảy ra thường xuyên và có mức độ nặng nề hơn. Máu bắn thành tia hoặc liên tục nhỏ nhiều giọt, người bệnh mất khá nhiều thời gian để cầm máu
  • Búi trĩ hoàn toàn sa ra khỏi ống hậu môn, không thể tự thu gọn, không thể dùng tay đẩy búi trĩ vào ống hậu môn
  • Vùng hậu môn sưng nề kèm theo cảm giác đau nhức và ngứa ngáy nghiêm trọng
  • Búi trĩ có thể bị nghẹt với biểu hiện căng bóng, bề mặt phù nề, tái nhợt, bên trong xuất hiện màu đỏ thẫm
  • Trong trường hợp không kiểm soát búi trĩ có thể vỡ và hình thành các cục máu đông (còn được gọi là trĩ huyết khối)
  • Búi trĩ thường đi kèm với một số bệnh lý, vấn đề liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng. Cụ thể như nứt kẽ hậu môn, viêm nhú, viêm kẽ…

Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi ngồi, sinh hoạt và đi lại. Ngoài ra tình trạng đau nhức ở vùng hậu môn có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, yếu tố tâm lý và sức khỏe tổng thể.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ nặng gây ngứa ngáy và đau rát hậu môn

Tham khảo thêm: Chế Độ Sinh Hoạt Cho Người Bệnh Trĩ Giúp Nhanh Khỏi

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nặng

Bệnh trĩ là một bệnh lý về hậu môn – trực tràng tương đối lành tính Bệnh hầu như không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Đối với bệnh trĩ nhẹ, bệnh lý này chỉ tạo ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát hậu môn, vướng víu và khó chịu khi sinh hoạt.

Tuy nhiên khi bệnh phát triển và chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh không chỉ tác động, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các biến chứng dưới đây bùng phát.

  • Thiếu máu mãn tính: Thiếu máu khiến bệnh nhân suy nhược, xanh xao, cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, chán ăn, không thể tập trung…
  • Nhiễm trùng: Búi trĩ phát triển, sa ra khỏi ống hậu môn tạo điều kiện thuận lợi để các loại nấm, virus và vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây nên tình trạng nhiễm trùng.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Sa nghẹt búi trĩ là biến chứng dễ dàng xuất hiện ở những bệnh nhân bị trĩ độ 3 và trĩ độ 4. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ có thể khiến vùng hậu môn bị sưng viêm nặng, phù nề, ngứa ngáy và đau nhức dữ dội.
  • Hình thành mẫu da thừa ở rìa hậu môn: Tình trạng sa búi trĩ kéo dài hình thành mẫu da thừa. Mặc dù không phát sinh cơn đau nhưng việc mẫu da thừa hình thành bất thường có thể tạo cảm giác vướng víu, khó chịu và bứt rứt.
  • Trĩ vòng: Trĩ vòng là biến chứng xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng. Trĩ vòng xuất hiện với một cấu trúc phức tạp, thường xuyên phát sinh cảm giác đau đớn nghiêm trọng.
  • Trĩ tắc mạch: Khi chịu tác động mạnh, các mạch máu tồn tại trong búi trĩ có thể bị vỡ dẫn đến xuất huyết và hình thành cục máu đông. Biến chứng này có thể khiến búi trĩ phù nề, căng phồng và đau nhức dữ dội.
  • Hoại tử búi trĩ: Hoại tử búi trĩ là biến chứng nguy hiểm. Khi mắc phải biến chứng này, người bệnh không chỉ thường xuyên có cảm giác đau đớn nghiêm trọng mà còn gây són tiểu, sa sàn chậu, sa niêm mạc trực tràng…
Thiếu máu mãn tính
Thiếu máu mãn tính có thể xuất hiện khi bạn bị trĩ nặng

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nặng

Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nặng, việc sử dụng thuốc sẽ không mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi nên ít được chỉ định. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ là lựa chọn tối ưu ở trường hợp này. Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật sẽ giúp người bệnh loại bỏ nhanh búi trĩ, phòng ngừa biến chứng và cải thiện biểu hiện lâm sàng.

Tuy nhiên đối với một số bệnh nhân muốn trì hoãn việc áp dụng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật xâm lấn để thu nhỏ búi trĩ.

1. Điều trị bằng thủ thuật xâm lấn

Những thủ thuật xâm lấn thường chỉ phù hợp và mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân bị trĩ độ 1, độ 2 và một vài bệnh nhân bị trĩ độ 3. Ở giai đoạn nặng, việc áp dụng thủ thuật xâm lấn chỉ giúp trì hoãn thời gian phẫu thuật và làm giảm kích thước búi trĩ. Một số thủ thuật xâm lấn được xem xét và chỉ định cho bệnh trĩ giai đoạn nặng gồm:

  • Áp lạnh bằng nito lỏng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành hóa đông búi trĩ bằng nito lỏng. Khi bị hóa đông, búi trĩ sẽ mất đi cảm giác đau, ngứa ngáy và viêm nóng.
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa vòng cao su vào búi trĩ bằng một dụng cụ đặc biệt, sau đó tiến hành thắt chặt chân búi trĩ.
  • Chích xơ búi trĩ: Khi lựa chọn phương pháp chích xơ búi trĩ, bác sĩ sẽ tiêm vào búi trĩ một lượng nhỏ dung dịch đặc biệt nhằm tạo ra phản ứng xơ hóa. Khi bị xơ hóa, các mạch máu sẽ có xu hướng ép chặt. Điều này giúp bệnh nhân giảm nguy cơ chảy máu khi đi tiêu.
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Để nâng cao tác dụng điều trị bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân kết hợp thủ thuật xâm lấn cùng với các loại thuốc chứa flavonoid. Khi đưa loại thuốc này vào cơ thể, hoạt chất flavonoid sẽ phát huy tác dụng làm bền thành mạch, giảm chảy máu và hỗ trợ làm tiêu búi trĩ.

Hoặc bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng thuốc co mạch nhằm cắt giảm lưu lượng máu di chuyển đến trực tràng – hậu môn.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không, liệu có nặng hơn?

2. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ sẽ được cân nhắc khi các thủ thuật xâm lấn không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc bệnh trĩ đã phát sinh ra nhiều biến chứng nặng nề như trĩ ngoại tắc mạch, trĩ vòng, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử…

Để loại bỏ búi trĩ, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chỉ định bệnh nhân thực hiện một trong các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến nhất hiện nay, gồm:

  • Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT: Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT sử dụng sóng điện từ tần cao ở nhiệt độ 70 – 80 độ C để tác động vào búi trĩ. Từ đó giúp làm đông các mao mạch và kích thích quá trình hình thành mô sẹo ở tĩnh mạch, đồng thời làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến búi trĩ. Sau một thời gian. búi trĩ sẽ có xu hướng teo dần do không đủ lượng máu nuôi dưỡng.
  • Phương pháp cắt trĩ PPH: PPH là phương pháp sử dụng máy khâu nối tự động HYG-34 để loại bỏ búi trĩ. Phí cho một lần cắt trĩ bằng phương pháp PPH tương đối cao.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
  • Phương pháp Longo: Phương pháp điều trị này sử dụng máy khâu nhằm tác động và tạo ra các đường khâu vòng có kích thước dao động trong khoảng 3 – 4 cm trên đường lược. Từ đó khiến lượng máu tuần hoàn vào búi trĩ giảm. Khi không được nuôi dưỡng, kích thước búi trĩ sẽ giảm.
  • Phương pháp siêu âm Doppler: Sau khi quan sát, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, tiến hành khâu niêm mạc để lượng máu tuần hoàn đến búi trĩ giảm.
  • Phương pháp Milligan Morgan: Phương pháp Milligan Morgan có phạm vi xâm lấn rộng nên tạo cảm giác đau nhiều cho bệnh nhân. Ngoài ra nếu không chăm sóc cẩn thận, vết thương có thể bị nhiễm trùng, tỉ lệ tái phát bệnh đạt ở mức 5 – 7%.
  • Phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ: Khi thực hiện phương pháp khoanh niêm mạc cắt trĩ, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhiều, tỉ lệ tái phát lên đến 10% và dễ phát sinh biến chứng.

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn tối ưu đối với những trường hợp bị trĩ nặng. Dù mang lại hiệu quả cao nhưng phương pháp điều trị này tiềm ẩn một vài rủi ro như chảy máu kéo dài, hẹp lỗ hậu môn, rò hậu môn, nhiễm trùng, rối loạn cơ vòng hậu môn… Chính vì thế, bệnh nhân chỉ nên can thiệp ngoại khoa khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Chế độ sinh hoạt, chăm sóc cho người bị trĩ nặng

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp y tế, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt và chăm sóc khoa học sau:

  • Ăn uống điều độ, uống đủ nước, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin
  • Dành thời gian bơi lội hoặc luyện tập yoga để điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và giảm áp lực lên búi trĩ.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như rặn khi đi tiêu, nhịn đi đại tiện, sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn uống quá mức, thức khuya, dùng chất kích thích, căng thẳng…
  • Sau phẫu thuật cắt trĩ bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian được chỉ định. Đồng thời thường xuyên vệ sinh vết mổ đúng cách và thêm các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị vào thực đơn ăn uống.
  • Bệnh nhân bị trĩ nặng cần tích cực chăm sóc, chữa bệnh và tái khám đúng với lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
Sau phẫu thuật cắt trĩ bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian được chỉ định
Sau phẫu thuật cắt trĩ bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian được chỉ định

Bệnh trĩ nặng khiến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Chính vì thế người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng những thông tin trên đây, đặc biệt là về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đã giúp bạn có thêm lựa chọn tốt nhất để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh trĩ khi mang thai – Cách trị, làm co búi trĩ cho bà bầu

Đi cầu ra máu, đau hậu môn chính là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh trĩ khi mang...

Chữa bệnh trĩ bằng khoai lang như thế nào hiệu quả?

Chữa bệnh trĩ bằng khoai lang là cách điều trị được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách chữa...

Thông tin về bệnh trĩ nội độ 1 và cách chữa trị

Trĩ Nội Độ 1 : Đặc Điểm Và Cách Chữa Bệnh Trĩ Giai Đoạn Đầu

Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, do đó các triệu chứng bệnh thường nhẹ và...

Tổng hợp các loại thuốc điều trị bệnh trĩ được đánh giá cao

Những loại thuốc trị bệnh trĩ có thể làm dịu cơn đau và cải thiện các triệu chứng khác nhau....

Bệnh trĩ ở dân văn phòng: Căn bệnh phổ biến cần cảnh giác

Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, thói quen nhịn đại tiện, ít vận động, ăn uống...