Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chữa bệnh trĩ bằng cây vông nem là phương pháp trị bệnh dân gian rẻ tiền, thao tác thực hiện đơn giản nên được nhiều người áp dụng. Sở dĩ lá vông nem có thể khắc phục được một số biểu hiện khó chịu của bệnh là do trong thành phần của dược liệu chứa các chất có khả năng giảm đau, kháng khuẩn, ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm.

Chữa bệnh trĩ bằng cây vông nem
Chữa bệnh trĩ bằng cây vông nem là phương pháp trị bệnh dân gian rẻ tiền, thao tác đơn giản nên được nhiều người áp dụng.

Tác dụng của cây vông nem trong việc điều trị bệnh trĩ

Cây vông nem (tên khoa học là Erythrina variegata, thuộc họ Đậu Fabaceae) còn được gọi bằng một số cái tên khác là thích đồng bì, hải đồng bì.

Theo y học cổ truyền, vị thuốc lá vông nem có tính chát, vị đắng, quy và kinh can thận, có tác dụng thông kinh lạc, khứ phong thấp, an thần, gây ngủ, sát trùng, giảm đau… Do vông nem có tính sát trùng, lên da non, sinh cơ nên có thể dùng để chữa bệnh trĩ.

Tuy nhiên, độ hiệu quả và tính an toàn của bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây vông nem chỉ dừng lại ở kinh nghiệm truyền miệng. Hơn nữa, tác dụng chữa bệnh của dược liệu phát huy khá chậm nên chỉ thích hợp với bệnh nhân bị trĩ nhẹ. Việc phụ thuộc quá nhiều vào cách trị bệnh từ lá vông nem có thể khiến cho bệnh trĩ chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, bạn cần phối hợp cây vông nem với biện pháp chuyên sâu để đem lại hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.

Ngoài ra, phần vỏ cây và lá cây cũng có thể để làm thuốc trị một số bệnh như: mất ngủ, lở ngứa ngoài da, sâu răng, mụn nhọt lở loét, đau khớp do phong hàn…

Hướng dẫn cách dùng lá vông nem chữa bệnh trĩ

Bạn có thể tham khảo một số cách dùng lá vông nem chữa bệnh trĩ sau đây:

1. Đắp thuốc bên ngoài

Nguyên liệu: 7 – 8 lá vông nem, 30 – 40 ml giấm thanh.

Thực hiện:

  • Lá vông đem rửa sạch rồi ngâm với muối hạt trong khoảng 3 phút thì vớt ra, để ráo nước, giã nhuyễn.
  • Giấm thanh đun sôi, để nguội.
  • Cho giấm thanh lượng vừa phải ào trong lá vông nem đã được giã nhuyễn. Điều chỉnh tỉ lệ phù hợp sao cho hỗn hợp thu được không được quá lỏng nhưng cũng không nên quá đặc.
  • Dùng thuốc trên đắp lên búi trĩ, có thể dùng băng gạc băng lại để cố định. Trong thời gian đắp thuốc, hạn chế đi lại hoặc vận động mạnh.
  • Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày, liên tục trong ba ngày.

2. Thuốc uống từ lá vông nem

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 15 gam lá vông nem, 15 gam lá sen

Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày. Dùng liên tục 1 tháng sẽ thấy có hiệu quả tiến triển.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng lá vông nem

Khi điều trị bệnh trĩ bằng lá vông nem, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh hậu môn thật sạch trước khi dùng thuốc đắp. Điều này giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Không sử dụng bã thuốc chà mạnh lên hậu môn để tránh tình trạng xây xát, chảy máu, viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Lá vông nem có chứa một số thành phàn gây ức chế lên thần kinh trung ương, có thể gây buồn ngủ khi dùng đường uống.
  • Tác dụng của bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem cần nhiều thời gian để phát huy. Do đó, bạn cần thực hiện đều đặn, kiên trì, tránh ngắt quảng giữa liệu trình để thu được hiệu quả tối ưu nhất.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc đắp ngoài, uống trong, bệnh nhân bị trĩ cũng cần chú ý đến việc thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, chẳng hạn: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, hạn chế ngồi lâu, tập yoga hoặc các bài tập thu – co hậu môn nhẹ nhàng…

Trong trường hợp phát sinh các dấu hiệu nghiêm trọng như: chảy dịch vang, lòi búi trĩ, chảy mủ, cần ngưng áp dụng và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ/ người có chuyên môn để tìm cách xử lý phù hợp nhất.

Trên đây là hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng cây vông nem, người bệnh có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp dành cho những trường hợp bệnh nhẹ. Người bệnh cũng không nên lạm dụng quá, tránh biến chứng nặng nề hơn về sau. Chúc bạn sớm tìm được phác đồ tốt nhất để nhanh khỏi bệnh.

Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có gây biến chứng không?

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân trĩ – đặc biệt là...

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang điều trị bệnh trĩ theo đúng nguyên lý YHCT

Đánh giá bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Để kiểm định về chất lượng và hiệu quả của một loại thuốc bất kỳ thì nhận xét từ phía...

Mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?

Một thắc mắc được nhiều người đưa ra là liệu mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?...

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên chọn ăn các loại thực phẩm nhuận tràng, giảm táo bón và giàu chất sắt.

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi ?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện ổ viêm loét. Để bệnh mau...

nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, thường gặp nhất là ở người trưởng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *