Trĩ nội độ 3 : Đặc điểm nhận dạng và cách chữa trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn tương đối nghiêm trọng. Chính vì thế, người bệnh cần nắm rõ thông tin về đặc điểm nhận dạng. Đồng thời cần có những biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời tránh gây nguy hiểm.

Tổng quan về bệnh trĩ nội độ 3

Một số thông tin dưới đây về trĩ nội độ 3 sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Trĩ nội độ 3 : Đặc điểm nhận dạng và cách chữa trị
Tìm hiểu đặc điểm nhận dạng và cách chữa trị trĩ nội độ 3

Trĩ nội độ 3 là gì?

Trĩ nội độ 3 là những búi trĩ được hình thành ban đầu ngay tại ống hậu môn và phía trong của ống hậu môn. Sau đó, theo thời gian chúng bị sa ra ngoài do sự tăng trưởng của trĩ nội. Hơn thế, trong thời gian này các búi trĩ sẽ không thể tự mình thụt vào trong. Người bệnh phải dùng tay thì mới đẩy chúng vào được.

Nguyên nhân

Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ hoặc cơ thể thường xuyên xuất hiện một số vấn đề liên quan đến đường ruột (tiêu chảy, táo bón) là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ nội độ 3. Ngoài ra mang thai hoặc trọng lượng cơ thể dư thừa do béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Bệnh trĩ nội độ 3 xuất hiện còn do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Ngồi lâu một chỗ hoặc đứng quá nhiều
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, vận động mạnh
  • Phụ nữ sau khi sinh
  • Chế độ ăn uống chưa phù hợp…

Nếu không có biện pháp xử lý và khắc phục nhanh chóng, bệnh trĩ có thể phát triển một cách mạnh mẽ và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Người bệnh nên nhanh chóng kiểm tra và điều trị trĩ nội độ 3 trước khi bệnh phát triển và trở thành trĩ nội độ 4.

Tham khảo thêm: Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)

Đặc điểm nhận dạng

Để xác định chính xác bạn có đang bị trĩ nội độ 3 hay không, người bệnh có thể dựa vào một số đặc điểm nhận dạng dưới đây:

  • Búi trĩ bị kéo ra ngoài: Búi trĩ bị kéo ra khỏi trực tràng trong thời gian người bệnh đi tiêu. Tuy nhiên khi bị kéo ra khỏi trực tràng, búi trĩ không thể tự mình trở lại vị trí ban đầu mà người bệnh phải dùng tay để đẩy chúng vào trong. Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ nội độ 3
  • Chảy máu: Sau khi đi tiêu, nếu bạn nhìn thấy vết máu in trên giấy vệ sinh hoặc nhìn thấy máu ở trong bồn cầu có nghĩa bạn đang mắc bệnh
  • Vùng hậu môn khó chịu: Tình trạng hậu môn khó chịu có thể liên quan đến triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát ở hậu môn và những vị trí xung quanh.
Đặc điểm nhận dạng trĩ nội đội 3
Đặc điểm nhận dạng trĩ nội độ 3

Sự khác biệt giữa trĩ nội cấp độ 3 so với cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 4 là

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ có trĩ nội ở mức nhẹ nhất. Khi đó búi trĩ sẽ xuất hiện và nằm hoàn toàn trong trực tràng.
  • Cấp độ 2: Khi đi tiêu, búi trĩ sa ra khỏi hậu môn. Tuy nhiên chúng có thể tự mình trở về vị trí ban đầu.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và người bệnh không thể đưa búi trĩ về trị trí ban đầu được mặc dù đã dùng tay.

Một số ảnh hưởng của trĩ nội độ 3 đối với sức khỏe

  • Nếu không có cách xử lý và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển và chuyển sang trĩ nội độ 4.
  • Trong thời gian búi trĩ bị sa ra người, chúng có thể bị tác động hoặc ma sát dẫn đến trầy xước. Khi bị trầy xước, vùng hậu môn và những vị trí xung quanh sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm. Đồng thời khiến người bệnh luôn cảm thấy đau rát và khó chịu.
  • Khi mắc bệnh, hoạt động lưu thông máu của tĩnh mạch cũng bị cản trở. Lâu ngày dẫn đến sưng phòng búi trĩ kèm theo hiện tượng viêm nhiễm có thể dẫn đến hoại tử ở hậu môn và những vị trí xung quanh gây nguy hiểm.
  • Việc chảy nhiều máu khi bị trĩ nội độ 3 có thể dẫn đến thiếu máu. Khi đó người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi, trí tuệ sa sút, choáng váng, chóng mặt, tinh thần sa sút.
  • Áp lực tâm lý khi mắc bệnh khiến bệnh nhân không thể tự tin, thoải máu trong giao tiếp. Điều này gây không ít khó khăn đến công việc, hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tham khảo thêm: Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp?

Cách chữa trị bệnh trĩ nội độ 3

Khi mắc bệnh, người bệnh cần sớm can thiệp và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp để tránh bệnh trĩ nội độ 3 trở nên xấu đi. Đồng thời phát triển thành trĩ nội độ 4 và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dùng thuốc

Để có thể đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả chữa bệnh cao, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ độ 3 phải đáp ứng được mục tiêu khắc phục những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra như: Viêm nhiễm, sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn…

Đa phần những loại thuốc điều trị bệnh trĩ được bác sĩ kê đơn là những chế phẩm trong đó có chứa một lượng lớn thành phần hoạt chất. Những thành phần hoạt chất này giúp người bệnh đối phó với các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ ngắn hạn

Chất bảo vệ

Trong các chế phẩm điều trị bệnh trĩ có một số chất bảo vệ thường được sử dụng. Đó là dầu khoáng, tinh bột, oxit kẽm, bao gồm các mô tế bào giúp ức chế và ngăn ngừa tình trạng kích ứng hoặc tình trạng quá khô. Bên cạnh đó những chất bảo vệ này còn tác động và tạo thành một hàng rào bảo vệ trong trường hợp các mô kích thích lành lại.

Cụ thể như: Dầu khoáng, thuốc đạn trĩ tinh bột tại chỗ (tinh bột), lanolin, glycerin, desitin (oxit kẽm)…

Cách chữa trị bệnh trĩ nội độ 3
Chữa trị trĩ nội độ 3 bằng thuốc Tây y

Hydrocortisone

Thuốc có khả năng tác động và làm giảm tình trạng ngứa tạm thời có liên quan đến bệnh trĩ. Một số chế phẩm không kê toa có thành phần là Hydrocortisone (lượng thấp) bao gồm: Thuốc mỡ liều ít Hydrocortisone, kem thoa hậu môn cortizone-10…

Thuốc co thắt

Thuốc co thắt hay thuốc co mạch có khả năng thắt chặt các mạch máu trong một thời gian ngắn. Từ đó giúp thu nhỏ các mô. Trong một số chế phẩm chữa bệnh trĩ nhất định, thuốc Phenylephrine là một loại thuốc co thắt thường được sử dụng phổ biến. Cụ thế như: Thuốc đạn Medicone, thuốc đạn trĩ gây mê tronolane, thuốc mỡ…

Thuốc tê

Một số chất làm tê cục bộ có tác dụng ức chế và làm tê liệt các dây thần kinh. Từ đó, giúp bệnh nhân bị bệnh trĩ nội độ 3 có thể tạm thời giảm đau, giảm ngứa ngáy và làm giảm một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh trĩ gây ra. Một số loại thuốc gây tê tại chỗ điều trị bệnh trĩ mà người bệnh có thể sử dụng bao gồm: Hydrocortisone, medicone, proctofoam, lidocaine, dibucaine…

Sản phẩm kết hợp

Đơn thuốc điều trị bệnh trĩ nội độ 3 có thể là sự kết hợp của nhiều loại thuốc với mục tiêu làm giảm đau, giảm ngứa rát, sưng tấy và giúp giảm các kích thích gây khó chịu. Điều này sẽ giúp người bệnh cải thiện bệnh lý. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc quá trình đi tiêu cũng diễn ra một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp nội khoa hoặc dân gian không thể can thiệp vào quá trình điều trị bệnh trĩ độ 3 thì thủ thuật hoặc phẫu thuật là một trong những phương pháp hàng đầu được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp này.

Thủ thuật

  • Liệu pháp đông máu: Để thực hiện phương pháp chữa bệnh này, bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò điện, một tia hồng ngoại hoặc một chùm tia laser tạo ra một vết bỏng nhỏ tại hậu môn. Vết bỏng này có thể loại bỏ mô mà không tạo ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.
  • Thắt trĩ bằng vòng cao su: Bằng nguyên tắc dùng vòng cao su thắt đát búi trĩ, búi trĩ sẽ không được tiếp tục nuôi dưỡng nữa. Sau 7 ngày búi trĩ sẽ teo lại.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Với thủ thuật tiêm xơ búi trĩ, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc có chứa chất hóa học và thực hiện chích vào búi trĩ. Thủ thuật này được thực hiện nhằm mục đích tạo xơ ở trong búi trĩ. Khi đó máu sẽ không thể truyền đến và nuôi trĩ. Lâu ngày búi trĩ sẽ dần teo lại và biến mất.
Cách chữa trị bệnh trĩ nội độ 3
Chữa bệnh trĩ nội độ 3 bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật

Bệnh trĩ nội độ 3 thường phát triển nhanh chóng và trở thành bệnh trĩ độ 4. Hoặc bệnh sẽ hình thành một số biến chứng nguy hiểm. Để điều trị dứt điểm bệnh và phòng ngừa các biến chứng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.

Ngoài phương pháp phẫu thuật truyền thống, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp phẫu thuật cắt trĩ khác, gồm: Cắt trĩ Longo, cắt trĩ bằng laser, cắt trĩ PPH, cắt trĩ HCPT.

Tham khảo thêm: Coi chừng biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật mổ trĩ

Thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trước, trong và sau khi điều trị bệnh trĩ nội độ 3. Vì thế người bệnh nên áp dụng một số thay đổi sau để ức chế quá trình phát triển của bệnh trĩ gây nguy hiểm.

  • Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa chất xơ: Việc bổ sung nhiều thực phẩm có chứa chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và sự phát triển của búi trĩ.
  • Uống đủ nước: Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, giải độc và ngăn ngừa tình trạng táo bón.Tránh sử dụng thức ăn cay nóng, các loại rượu, bia, cà phê trong thời gian điều trị bệnh trĩ.
  • Chăm sóc vùng bị ảnh hưởng: Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn và những vùng bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị nhiễm trùng.
  • Thường xuyên vận động, sinh hoạt: Người bệnh cần kiên trì vận động và thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra người bệnh không nên ngồi quá lâu một chỗ hoặc đứng quá lâu, không mang vác vật nặng.

Nếu điều trị đúng cách và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, bệnh trĩ nội độ 3 và những triệu chứng khó chịu cho bệnh trĩ gây ra sẽ được kiểm soát hoàn toàn. Đồng thời giúp người bệnh khắc phục tốt bệnh lý và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Lá bàng có công dụng chữa bệnh trĩ không?

Dùng lá bàng chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian....

Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đây là một trong những...

Đơn giản với cách chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ mọc trong vườn

Chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ được xem là một trong những bài thuốc nam được khá nhiều người...

Mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?

Một thắc mắc được nhiều người đưa ra là liệu mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?...

Bị trĩ có nên ăn sữa chua không? Ăn loại nào tốt?

Sữa chua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho cơ thể con...