Bệnh trĩ có di truyền không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ làm một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, có chiều hướng gia tăng rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh trĩ không phải là một bệnh truyền nhiễm càng không phải là bệnh có tính di truyền. Nguyên nhân gây bệnh là do những thói quen xấu trong sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe chưa đúng cách,…

Bệnh trĩ không phải là một bệnh di truyền.
Bệnh trĩ không phải là một bệnh di truyền.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ là bệnh xuất hiện ở khu vực trực tràng – hậu môn. Biểu hiện của bệnh trĩ là những búi trĩ hình thành ở hậu môn và bên trong trực tràng. Bệnh trĩ gây ra tình trạng đau rát dai dẳng và khó khăn khi đi đại tiện, đi đại tiện ra máu,…

Nguyên nhân hình thành những búi trĩ là do các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị co dãn quá mức. Các sợi tĩnh mạch bị ứ đọng máu, dẫn đến hình thành những búi trĩ sưng đau. Nguyên nhân sâu xa của việc hình thành những búi trĩ đó là do chế độ dinh dưỡng, những thói quen xấu trong sinh hoạt, tiêu thụ nhiều thực phẩm cay, nóng,…

Như vậy, bệnh trĩ là căn bệnh do lối sống, sinh hoạt của người bệnh mà tự hình thành, chứ không xuất phát từ trong kiểu gene di truyền.

Bệnh trĩ không chỉ gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do người bệnh ngồi nhiều, ngồi lâu, béo phì, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, tiêu thụ nhiều bia rượu,...
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do người bệnh ngồi nhiều, ngồi lâu, béo phì, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, tiêu thụ nhiều bia rượu,…

Những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ là:

  • Đau nhức, khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt;
  • Búi trĩ vỡ, chảy máu, mất nhiều máu;
  • Nhiễm trùng tại chỗ;
  • Nhiễm trùng máu;
  • Áp xe hậu môn;
  • Phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa;
  • Bội nhiễm;
  • Ung thư trực tràng.

Bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ hoặc có nghi ngờ mắc bệnh trĩ cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Ở những giai đoạn đầu, bệnh trĩ có thể được điều trị nhanh chóng và dễ dàng. Nếu để bệnh phát nặng, việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và công sức.

Những phương pháp điều trị bệnh trĩ

1. Điều trị nội khoa

Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc bôi.

Ở trường hợp hình thành búi trĩ to, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thủ thuật buộc búi trĩ lại. Phương pháp này giúp cho búi trĩ nhỏ dần và giảm đau.

2. Điều trị ngoại khoa

Ở trường hợp búi trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn hoặc trĩ nội sa ra ngoài, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ, giảm đau. Hiện nay, có nhiều cách phẫu thuật loại bỏ búi trĩ như dùng tia hồng ngoại để đốt trĩ, cắt bỏ búi trĩ,…

Người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm nhỏ để kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện phẫu thuật. Sau khi cắt bỏ búi trĩ, người bệnh cần tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ để vết thương chóng lành và ngăn bệnh tái phát.

Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ bằng cách dùng thuốc uống, bôi thuốc, phẫu thuật,...
Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ bằng cách dùng thuốc uống, bôi thuốc, phẫu thuật,…

3. Điều trị tại nhà

Bệnh nhân bị trĩ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách uống thuốc, bôi thuốc bác sĩ chỉ định kết hợp với việc tự chăm sóc sức khỏe.

Một số biện pháp điều trị tại nhà thường là:

  • Bệnh nhân cần ngâm hậu môn, búi trĩ trong nước ấm mười lăm phút;
  • Mặc quần rộng rãi, chất liệu thông thoáng;
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày;
  • Bổ sung rau, củ, trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày;
  • Tránh dùng bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác;
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya;
  • Không ngồi nhiều, không lao động quá sức;
  • Luôn giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái;
  • Trên đây không chỉ là những biện pháp điều trị tại nhà dành cho bệnh nhân bị trĩ mà còn là cách người bệnh trĩ tự chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng lẫn nhẹ.

Nếu có ý định dùng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Bệnh nhân bị trĩ có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách xây dựng chế độ đinh dưỡng hợp lý, thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt,...
Bệnh nhân bị trĩ có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách xây dựng chế độ đinh dưỡng hợp lý, thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt,…

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ không có khả di truyền mà hoàn toàn do cách sinh hoạt của người bệnh gây ra. Bệnh trĩ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để phòng tránh bệnh trĩ, mỗi người chúng ta cần:

  • Tránh ngồi nhiều, nhất là đối với dân văn phòng cần đứng dậy đi lại sau 1 giờ đồng hồ ngồi làm việc.
  • Không ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
  • Kiểm soát cân nặng, không để béo phì.
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, thể thao, yoga,…
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, rau củ, thịt, cá,… để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác mà cơ thể cần. Rau xanh cung cấp chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón, đi đại tiện dễ dàng, thanh nhiệt cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu bia,…
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm cay, nóng, chiên xào, nướng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,…
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Đi đại tiện ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Mặc quần rộng rãi, thoải mái, chất liệu hút ẩm, thông thoáng.
  • Khi nhận thấy có các dấu hiệu khác lạ ở hậu môn, cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị bệnh thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Click xem thêm

bài tập thể dục cho người bệnh trĩ

Bài tập thể dục cho người bệnh trĩ – Nhanh khỏi, khỏe người

Thường xuyên rèn luyện các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ rất hữu ích với quá trình điều...

Các thông tin cần biết về quy trình phẫu thuật mổ rò hậu môn

Quy trình mổ rò hậu môn và những thông tin cần biết

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất được chỉ định để điều trị bệnh rò hậu môn. Nắm rõ các...

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Đông y

Bên cạnh các cách chữa trị bằng tây y, điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Đông y cũng có...

Biểu hiện của bệnh trĩ nặng

Bệnh trĩ như thế nào là nặng ? Cần lưu ý gì ?

How long do hemorrhoids last? What to knowBệnh trĩ xuất hiện khi các tỉnh mạch bị sưng ở phần thấp...

Liệu trẻ sơ sinh có mắc phải bệnh trĩ không?

Nhiều người tin rằng bệnh trĩ chỉ xảy ra ở người trưởng thành, những người thường xuyên phải ngồi nhiều,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.