Trĩ nội độ 4 : Đặc điểm và cách chữa trị phù hợp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng nề nhất của bệnh. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối diện với những biến chứng nặng nề. Hầu hết các trường hợp đã chuyển sang giai đoạn này đều phải can thiệp thủ thuật ngoại khoa.

trĩ nội độ 4 có nguy hiểm không
Trĩ nội độ 4 : Đặc điểm và cách chữa trị phù hợp

Đặc điểm và biến chứng của trĩ nội độ 4

Trĩ nội là tình trạng tổn thương tĩnh mạch nằm sâu bên trong lớp lót của trực tràng, gây giãn và sưng cơ quan này.

Do hình thành ở bên trong lớp lót trực tràng nên bệnh trĩ nội ít khi gây các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Chỉ khi búi trĩ hình thành và sa xuống trực tràng, người bệnh mới nhận thấy triệu chứng và phát hiện bệnh.

Với những búi trĩ nhỏ, bạn có thể dùng tay đẩy vào lại trực tràng. Tuy nhiên khi trĩ nội bước sang giai đoạn 4 – giai đoạn cuối của bệnh, búi trĩ thường có kích thước lớn và sa ra ngoài hậu môn.

Vì vậy so với trĩ nội độ 1, 2 và 3, giai đoạn 4 thường có mức độ triệu chứng nặng nề. Cơn đau không chỉ xuất hiện khi đại tiện mà còn phát sinh ngay cả ngồi hoặc đứng. Nếu không tiến hành điều trị, búi trĩ có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử hoặc hẹp hậu môn.

1. Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ độ 4, bao gồm:

  • Búi trĩ luôn trong tình trạng sa ra ngoài hậu môn
  • Búi trĩ thường có kích thước lớn nên không thể dùng tay đẩy vào trong trực tràng
  • Hậu môn đau đớn dữ dội, triệu chứng này xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong ngày và có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn vận động mạnh.
  • Búi trĩ sưng đỏ và thường xuyên chảy máu tươi

2. Trĩ nội độ 4 có nguy hiểm không?

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn có khả năng gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

bệnh trĩ nội độ 4
Các biến chứng như nứt hậu môn, nhiễm trùng búi trĩ,… có thể xuất hiện nếu không điều trị kịp thời

Các biến chứng có thể phát sinh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng hậu môn
  • Nứt hậu môn
  • Ung thư trực tràng
  • Hoại tử búi trĩ

Ngoài ra, cơn đau và các triệu chứng của bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

XEM THÊM: Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại – Cách Phân Biệt Và Mức Độ Nguy Hiểm

Điều trị bệnh trĩ nội độ 4

Hầu hết các trường hợp trĩ nội độ 4 đều phải can thiệp ngoại khoa vì việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ.

Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ trĩ là phương pháp điều trị chính đối với bệnh trĩ nội giai đoạn cuối. Thủ thuật cắt trĩ bao gồm sử dụng laser, Milligan Morgan hoặc dao mổ truyền thống.

Mỗi thủ thuật đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Bác sĩ sẽ cân nhắc nguyện vọng và mức độ bệnh lý để chỉ định thủ thuật thích hợp.

hình ảnh trĩ nội độ 4
Hầu hết bệnh nhân trĩ nội giai đoạn 4 đều phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ

Phương pháp laser

Phương pháp này sử dụng chùm tia laser tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng hậu môn bị trĩ và loại bỏ các mô tĩnh mạch bị tổn thương. Laser là bước cải tiến mới, có thể giảm đau đớn cho bệnh nhân và hạn chế tối đa các rủi ro. Tuy nhiên loại bỏ trĩ bằng laser thường không triệt để nên bệnh có nguy cơ tái phát cao.

Phẫu thuật Milligan Morgan

Phẫu thuật này bóc tách các búi trĩ, sau đó tiến hành khâu chỉ xuyên qua các gốc búi trĩ và thắt gốc ở trên cao. Loại bỏ búi trĩ ở dưới nút thắt và cố định nút thắt nhằm hạn chế co rút cơ. Hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ biến vì có tỷ lệ tái phát thấp (1 – 5%).

Phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc

Phương pháp này cũng tiến hành bóc tách búi trĩ dưới niêm mạc, sau đó rạch một đường từ mép hậu môn. Thắt gốc búi trĩ và loại bỏ tổ chức tĩnh mạch bị giãn, vạt da và niêm mạc. Với phẫu thuật này, không tiến hành khâu lại vết mổ.

Phẫu thuật cắt trĩ dưới niêm mạc khó thực hiện và có tỷ lệ tái phát cao (14 – 20%) nên hiếm khi được áp dụng.

Phẫu thuật cắt trĩ khâu kín

Phẫu thuật này thực hiện đường rạch có hình elip nhằm tiếp cận tổ chức trĩ ở dưới da, thắt gốc và cắt bỏ búi trĩ. Sau đó khâu vắt nhằm đóng kín vết mổ. Tuy nhiên phẫu thuật này có nguy cơ cao gây áp xe vết mổ.

Hầu hết các phương pháp cắt bỏ trĩ đều đem lại cải thiện đối với bệnh nhân trĩ nội độ 4. Loại bỏ búi trĩ sa giúp làm giảm các triệu chứng sưng đau, chảy máu, khó khăn khi đại tiện,… Ngoài ra, phẫu thuật kịp thời còn ngăn chặn các biến chứng nặng nề của bệnh.

Tuy nhiên khi can thiệp ngoại khoa, bạn có thể đối mặt với các rủi ro như:

  • Rối loạn tiểu tiện
  • Nhiễm khuẩn gây tụ mủ ở hậu môn
  • Lộn niêm mạc trực tràng ra ngoài
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Tái phát trĩ
  • Hẹp hậu môn
  • Són phân
  • Áp xe gan
  • Nghẽn mạch phổi

Ngăn ngừa trĩ tái phát sau khi điều trị trĩ nội độ 4

Thực hiện can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ búi trĩ sưng đau và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên nếu không chủ động dự phòng, bệnh trĩ sẽ có xu hướng tái phát trở lại.

trĩ nội sa độ 4
Nên tập các động tác yoga nhằm tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy nhu động ruột

Vì vậy sau khi điều trị trĩ nội độ 4, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và chăm sóc đúng cách để bảo vệ sức khỏe và tĩnh mạch trực tràng.

  • Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước không chỉ hỗ trợ hoạt động của thận mà còn tăng nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón.
  • Bổ sung chất xơ bằng rau xanh và trái cây mỗi ngày để tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế táo bón và tránh gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng.
  • Tập các động tác yoga trị bệnh trĩ nhằm tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhu động ruột và giảm căng thẳng khi đại tiện.
  • Giữ vệ sinh hậu môn nhằm hạn chế nhiễm trùng bằng cách ngâm rửa với nước ấm 2 lần/ ngày. Giữ vùng hậu môn thông thoáng, mặc quần rộng rãi và có chất liệu thoáng khí.
  • Tránh nhịn đại tiện, nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ/ khi có nhu cầu để làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng rượu bia. Những thành phần độc hại từ đồ uống chứa cồn và khói thuốc có thể gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến táo bón và ứ huyết ở tĩnh mạch.

Nếu tiến hành điều trị đúng cách và có chế độ chăm sóc hợp lý, các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 4 sẽ được kiểm soát hoàn toàn, đồng thời hạn chế được sự phát sinh của các biến chứng nghiêm trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Anh Đặng Thành Trung với nỗi khốn khổ bệnh trĩ trong 3 năm

Hành Trình 3 THÁNG Chữa Trĩ Của Anh Nhân Viên Văn Phòng Tại Thuốc Dân Tộc 

Bệnh trĩ là nỗi khổ của nhiều bệnh nhân hiện nay, bệnh phổ biến ở mọi đối tượng. Không ngoại...

VTV2 giới thiệu Thăng trĩ dưỡng huyết thang qua đánh giá của chính người bệnh

Mới đây, chương trình truyền hình VTV2 giới thiệu Thăng trĩ Dưỡng huyết thang vừa được phát sóng và thu...

Bị trĩ nên ăn và kiêng gì?

Những thực phẩm người bệnh trĩ nên ăn và cần kiêng cữ hàng ngày

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Ngoài ra, nó...

Lòi dom là gì? Cách chữa lòi dom tại nhà đơn giản

Lòi dom là tên gọi theo dân gian của bệnh trĩ. Đây là một bệnh về hậu môn – trực...

Đi cầu ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý trực tràng - hậu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *