Trĩ huyết khối là gì? Dấu hiệu, Cách điều trị hiệu quả
Trĩ huyết khối là hiện tượng các cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, gây sưng và ngăn chặn quá trình lưu thông máu. Tình trạng này xuất hiện lâu ngày có thể khiến búi trĩ sưng nặng, viêm nhiễm, đau đớn. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Trĩ huyết khối là gì?
Bệnh trĩ hình thành và phát triển khi những mạch máu chạy dọc theo ống hậu môn bị căng giãn quá mức và bị viêm. Hiện tượng này có thể xuất hiện và kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh có thể nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt và cần phải phẫu thuật điều trị.
Bệnh trĩ được phân thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó trĩ ngoại và trĩ nội là hai dạng phổ biến nhất. Tuy nhiên đau đớn và khó chịu nhất là bệnh trĩ huyết khối.
Trĩ huyết khối là bệnh lý thể hiện cho tình trạng bên trong búi trĩ hình thành cục máu đông, có khả năng ngăn chặn toàn bộ hoặc một phần lưu lượng máu. Bệnh có thể xuất hiện và tác động đến mọi đối tượng. Tuy nhiên, những người có độ tuổi từ 45 đến 65 thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Bệnh trĩ huyết khối có thể hình thành và phát triển từ một búi trĩ ngoại đã vỡ và tạo ra một cục máu đông. Cục máu đông khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây tắc nghẽn, viêm, sưng to kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tổng thể và các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi bộ, ngồi, đứng, đi vệ sinh…
Bệnh gây đau đớn trong 48 giờ, đỉnh điểm của cơn đau có thể rơi vào 48 giờ tiếp theo. Sau 1 – 4 tuần, búi trĩ có thể tự vỡ hoặc được tái hấp thu. Tuy nhiên tồn tại một số trường hợp, búi trĩ không thể tự vỡ mà phát triển theo chiều hướng xấu hoặc gây viêm nhiễm.
Những trường hợp có búi trĩ cần được tiến hành thăm khám trong thời gian sớm nhất. Sau đó thực hiện các thủ thuật cần thiết theo hướng dẫn để làm giảm nguy cơ mắc phải những rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm: Chế Độ Sinh Hoạt Cho Người Bệnh Trĩ Giúp Nhanh Khỏi
Phân loại trĩ huyết khối
Bệnh trĩ huyết khối được phân thành hai loại, bao gồm:
1. Bệnh trĩ nội huyết khối
Bệnh trĩ nội huyết khối là tình trạng bên trong ống hậu môn – trực tràng hình thành búi trĩ kèm theo cục máu đông. Bệnh có thể nhanh chóng phát triển dẫn đến sưng, viêm, chảy máu khi đi đại tiện và khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra quá trình đi đại tiện và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.
2. Bệnh trĩ ngoại huyết khối
Theo kết quả thống kê, bệnh trĩ ngoại huyết khối là loại xảy ra phổ biến nhất. Bệnh hình thành khi một mạch máu nằm ngoài ống trực tràng – hậu môn bị ảnh hưởng. Trĩ ngoại huyết khối khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu và đau đớn nghiêm trọng.
Cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra tần suất xuất hiện và mức độ đau sẽ tăng lên khi ngồi hoặc khi đi đại tiện.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ huyết khối
Búi trĩ huyết khối thường hình thành và tiến triển bên ngoài hậu môn nên có thể sờ bằng tay và được nhìn thấy bằng mắt thường. Do chứa lượng máu đông bên trong mạch máu, búi trĩ có thể xuất hiện với màu hơi xanh. Điều này không giống với các búi trĩ thông thường, không có màu xanh đậm và trông giống như một cục cao su.
Phụ thuộc vào từng loại bệnh trĩ, dấu hiệu nhận biết trĩ huyết khối ở mỗi người không giống nhau.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội huyết khối
Bệnh trĩ nội huyết khối ít khi gây đau. Tuy nhiên bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên đi ngoài ra máu. Lượng máu tiết ra có thể ít hoặc nhiều tùy theo mức độ nghiêm trọng, rau máu sau hoặc trong khi đi vệ sinh.
Do các triệu chứng của bệnh không đặc hiệu bệnh lý này quá trình chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi mắc bệnh, người bệnh có thể nhận thấy vùng hậu môn – trực tràng và cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Chảy máu từ trực tràng: Chảy máu từ trực tràng là tình trạng xảy ra phổ biến do trĩ nội huyết khối thường dễ vỡ. Đối với trường hợp nhẹ, lượng máu tiết ra thường ít, lẫn vào phân và dính vào giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Đối với trường hợp nặng, lượng máu tiết ra nhiều, bắn thành tia khi đi đại tiện, khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Đau đớn khi đi đại tiện: Cảm giác đau đớn khi đi đại tiện thường xuất hiện trong thời gian đầu mắc bệnh. Trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị, tình trạng đau nhức vùng hậu môn tăng cao, kèm theo cảm giác sưng viêm nghiêm trọng khiến bệnh nhân không thể kiểm soát.
- Có cảm giác vướng víu, tồn tại vật thể lạ bên trong trực tràng: Người bệnh sẽ có cảm giác vướng víu, tồn tại vật thể lạ bên trong trực tràng khi búi trĩ nội đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng và có kích thước lớn.
- Rò rỉ phân: Các cơ trở nên yếu hơn do sự ảnh hưởng của trĩ nội huyết khối. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên bị rò rỉ phân.
- Ngứa ngáy và nóng rát ở trực tràng: Tình trạng sưng, viêm, niêm mạc ruột tiết ra chất lỏng khiến trực tràng bị kích ứng kèm theo cảm giác nóng rát và ngáy.
- Sa búi trĩ: Người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ nội huyết khối giai đoạn nặng thông qua tình trạng sa búi trĩ. Trong trường hợp này, búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn, người bệnh có thể sờ bằng tay hoặc nhìn bằng mắt thường. Để tránh mắc phải những rủi ro không mong muốn, búi trĩ cần được phẫu thuật cắt bỏ sau khi sa ra ngoài.
- Các hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng: Các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi, đứng, ngồi, đi đại tiện, đi tiểu có thể gặp khó khăn do tình trạng đau nhức búi trĩ.
Tham khảo thêm: Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)
2. Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại huyết khối
Bệnh trĩ ngoại huyết khối có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
- Đau đớn dữ dội: Đau đớn dữ dội là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại huyết khối.
- Hình ảnh cục máu đông: Có thế sờ và nhìn thấy cục máu đông có màu xanh bằng mắt thường.
- Ngứa xung quanh hậu môn: Cơn ngứa thường xuất hiện trong những giờ đầu tiên tắc nghẽn máu.
- Chảy máu: Hậu môn chảy máu do da và các mạch máu đã bị tổn thương. Triệu chứng này có thể hỗ trợ làm giảm cơn do vùng hậu môn đã giải phóng được lượng máu ứ đọng và dư thừa.
- Đại tiện khó khăn và đau đớn: Trong trường hợp búi trĩ phát triển và có kích thước lớn, nó có thể gây tắc nghẽn, ngăn chặn ống trực tràng và gây nhiều khó khăn cho quá trình đi đại tiện. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có nguy cơ cao không thể đi đại tiện được.
Ngoài những triệu chứng nêu trên, người bị trĩ huyết khối có thể bị sốt. Điều này xuất hiện là do búi trĩ đã bị nhiễm trùng hoặc bệnh nhân bị áp xe quanh hậu môn. Ngoài ra xung quanh vùng hậu môn có thể xuất hiện một khối nhọt màu đỏ kèm theo cảm giác nóng rát.
Nếu nghi ngờ bị áp xe quanh hậu môn, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện, tiến hành điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
Nguyên nhân gây trĩ huyết khối
Trĩ là căn bệnh xảy ra phổ biến. Đây không phải là triệu chứng của một bệnh lý hay vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn. Tuy nhiên nó có thể liên quan đến chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống của người bệnh. Đối với trĩ huyết khối, bệnh có thể xuất hiện bởi những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân sau:
- Lười vận động: Những người lười vận động thường có nguy cơ bị trĩ cao. Bởi tình trạng này có thể khiến các cơ ở hậu môn bị ảnh hưởng, chịu nhiều ảnh hưởng. Từ đó hình thành búi trĩ và gây xuất huyết.
- Ngồi quá nhiều: Những công việc buộc phải ngồi nhiều thường tạo áp lực lên ổ bụng và vùng hậu môn trực tràng. Từ đó khiến các mạch máu bị tổn thương, quá trình lưu thông máu bị cản trở, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn máu ở hậu môn dẫn đến bệnh trĩ ngoại và trĩ huyết khối.
- Căng thẳng khi đi đại tiện: Căng thẳng khi đi đại tiện do tiêu chảy hay táo bón có thể khiến các mạch máu trong ống trực tràng bị ảnh hưởng dẫn đến căng thẳng.
- Thừa cân béo phì: Trọng lượng từ những người bị thừa cân béo phì có thể khiến vùng hậu môn trực tràng, ổ bụng, hệ thống tim mạch và mạch máu chịu nhiều áp lực. Khi bị chèn, mạch máu thường tắc nghẽn và gây trĩ huyết khối.
- Chế độ ăn uống ít chất xơ: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ khiến bệnh nhân thường xuyên bị táo bón, phân cứng, khó đào thải – nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ.
- Mang thai và sinh con: Thai nhi phát triển, nước ói tăng cao khiến các mạch máu bị tổn thương do chịu nhiều áp lực. Điều này khiến các mạch máu dễ bị tắc nghẽn và hình thành búi trĩ. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh trĩ huyết khối cũng tăng cao khi phụ nữ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.
- Tuổi tác: Tất cả cơ và mô trở nên yếu đi khi cơ thể bị lão hóa theo thời gian. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Vấn đề về sức khỏe: Một số bệnh lý, vấn đề về sức khỏe như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Tồn tại một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa không thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ huyết khối.
Tham khảo thêm: 4 Bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ cực rẻ tiền
Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ huyết khối
Bệnh trĩ huyết khối thường gây đau đớn nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với chảy máu hậu môn, tình trạng này thường không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng và không được kiểm soát, bệnh trĩ huyết khối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm khuẩn huyết: Ngộ độc máu hay nhiễm khuẩn huyết thường xuất hiện khi bệnh nhân bị nhiễm độ quá mức hoặc bị vi khuẩn tấn công. Trong thời gian chảy máu hậu môn do trĩ, vi khuẩn có thế xâm nhập, phát triển mạnh trong máu và gây nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng này xuất hiện với một số triệu chứng điển hình như buồn nôn, sốt cao, đau dạ dày, khó thở, lo lắng, nhịp tim nhanh.
- Hoại tử: Tình trạng này sẽ xảy ra khi khối trĩ phát triển mạnh, có kích thước lớn khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Từ đó gây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu oxy và hoại tử.
- Hình thành cục máu đông: Máu đông hình thành do bệnh trĩ huyết khối có khả năng di chuyển ngược lại dòng máu. Từ đó khiến các bộ phận khác bị ảnh hưởng và gặp vấn đề.
Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ huyết khối
Dựa vào kết quả kiểm tra thể chất, khu vực xung quanh khối trĩ và hậu môn, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán được bệnh trĩ huyết khối. Ngoài ra để xác định mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật sau:
- Nội soi: Bệnh nhân thường không thấy đau khi bị trĩ nội huyết khối. Vì thế bác sĩ có thể tiến hành nội soi để xác định sự hiện diện của búi trĩ.
- Khám trực tràng: Việc tiến hành khám trực tràng có thể xác định hoạt động mở rộng bất thường của trực tràng hoặc khối u trực tràng.
Bệnh trĩ huyết khối được điều trị như thế nào?
Sử dụng thuốc, sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà và phẫu thuật là những phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ huyết khối. Phụ thuộc vào kích thước búi trĩ, mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng đối với các phương pháp, hướng điều trị bệnh trĩ ở mỗi người không giống nhau.
1. Cách giảm đau tại nhà
Một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà có thể giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ. Cụ thể:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ. Để kiểm soát bệnh trĩ, cải thiện cơn đau, giúp đại tiện dễ dàng và phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh nên thêm vào thực đơn ăn uống thực phẩm mềm và lỏng như canh, súp, cháo. Tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
- Sử dụng chất làm mềm phân: Việc sử dụng làm mềm phân có trong các loại rau củ quả, trái cây tươi sẽ giúp quá trình đi đại tiện diễn ra dễ dàng, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
- Tiêu thụ nhiều chất xơ: Người bệnh nên tăng cường bổ sung chất xơ để kích thích nhu động ruột, phòng ngừa bệnh táo bón, làm phân mềm, dễ đi ngoài. Đồng thời làm giảm kích ứng, giảm chảy máu và đau rát khi đi đại tiện.
- Tập thể dục: Tăng cường vận động, sinh hoạt, duy trì thói quen luyện tập thể thao có thể nâng cao sức khỏe, giúp phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
- Xây dựng thói quen đi đại tiện mỗi ngày: Người bệnh cần xây dựng và duy trì thói quen đi đại tiện mỗi ngày. Tốt nhất người bị trĩ nên đại tiện vào một khung giờ cố định, không nhin khi có nhu cầu.
Tham khảo thêm: Biểu hiện bệnh trĩ nặng và cách chữa trị hiệu quả
2. Điều trị trĩ huyết khối bằng thuốc Tây
Thông thường, sau khi mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương của bệnh trĩ huyết khối đã được xác định, bác sĩ chuyên chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn dùng thuốc để điều trị trĩ và các triệu chứng đi kèm. Các loại thuốc thường được xem xét và chỉ định trong điều trị trĩ huyết khối gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không Steroid thường được chỉ định để giảm đau, giảm viêm và giảm sưng búi trĩ.
- Thuốc gây mê cục bộ: Tác dụng chính của thuốc gây mê cục bộ là ức chế cơn đau và làm tê liệt búi trĩ.
- Thuốc mỡ có chứa Hydrocortison: Thuốc mỡ có chứa Hydrocortison được dùng tại chỗ với mục đích giảm ngứa, giảm viêm, giảm sưng và đau. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng liên tục trên hai tuần vì có thể gây tác dụng phụ.
- Thuốc tiêm búi trĩ: Đối với những trường hợp nặng, triệu chứng không được kiểm soát bằng các loại thuốc thông thường, bác sĩ sẽ tiêm thuốc có chứa hóa chất đặc biệt vào búi trĩ. Hóa chất này có tác dụng làm co cứng búi trĩ, giảm viêm, giảm đau và tự rơi ra sau đó. Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc này có thể gây sẹo ở hậu môn.
4. Phẫu thuật cắt trĩ huyết khối
Để phòng ngừa biến chứng do bệnh trĩ huyết khối giai đoạn nặng gây ra hoặc cắt giảm các triệu chứng nghiêm trọng có liên quan đến búi trĩ (không có đáp ứng tốt từ việc sử dụng thuốc), bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật.
Một trong các phương pháp phẫu thuật dưới đây có thể được chỉ định:
- Cắt bỏ trĩ ngoại: Để cải thiện triệu chứng, tốt nhất bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ ngoại. Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần nằm viện từ 3 – 7 ngày để được theo dõi và đảm bảo quá trình phục hồi bệnh diễn ra suôn sẻ, không phát sinh rủi ro.
- Thắt dây cao su: Thắt dây cao su là thủ thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ nội và bệnh trĩ nội huyết khối. Sau khi chân búi trĩ được buộc lại bởi vòng cao su, nguồn cung cấp máu để nuôi dưỡng búi trĩ sẽ bị hạn chế. Bài ngày sau đó búi trĩ sẽ teo lại và tự rơi.
- Cắt trĩ bằng kẹp ghim: Phương pháp cắt trĩ bằng kẹp ghim sẽ được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ dập ghim. Dụng cụ này có tác dụng thắt chặt các mô, đồng thời phòng ngừa tình trạng tăng sinh gây bệnh trĩ. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ bằng kẹp ghim được thực hiện trong 30 phút và thường hồi phục sau vài ngày.
Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ huyết khối
Mặc dù không thể ngăn chặn được tất cả nguyên nhân và yếu tố gây bệnh trĩ huyết khối nhưng nguy cơ mắc bệnh có thể giảm khi bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp giữ độ ẩm và lượng nước trong cơ thể, làm mềm phân, phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ.
- Ngăn ngừa táo bón: Sử dụng chất làm mềm phân, thực phẩm giàu chất xơ và thuốc nhuận tràng để ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực khi đi đại tiện.
- Thường xuyên vận động: Không ngồi lâu hoặc đứng lâu. Tăng cường vận động hoặc đi bộ sau mỗi 1 giờ làm việc.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể phòng ngừa táo bón, ngăn trĩ, kích thích nhu động ruột và làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất xơ gồm lúa mì nguyên chất, bông cải xanh, rau xanh, bột yến mạch, trái cây.
Bệnh trĩ huyết khối thường gây đau, ngứa, khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Điều này giúp tăng chất lượng cuộc sống và phòng ngừa rủi ro không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
- 5 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Dễ Làm
- Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không, liệu có nặng hơn?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!