Táo bón uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Táo bón thường được cải thiện khi bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên nếu bạn bị táo bón mãn tính, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị để cải thiện tình trạng này.

táo bón uống thuốc gì
Những loại thuốc điều trị táo bón phổ biến

Những loại thuốc điều trị táo bón phổ biến

1. Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng hay còn gọi là thuốc xổ được sử dụng phổ biến khi điều trị táo bón. Nhóm thuốc này tác động lên tá tràng và đại tràng, có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động đại tràng, tạo khuôn phân, bôi trơn thành đại tràng,… giúp người bệnh đại tiện một cách dễ dàng.

Thuốc nhuận tràng được chia thành 5 nhóm chính:

Thuốc nhuận tràng tạo khối

Nhóm thuốc này chứa các thành phần tự nhiên như các polysaccaride hoặc thành phần tổng hợp như cellulose, pectin, lignine, polycarbophil,… Khi thuốc được hấp thu vào ruột, những thành phần trong thuốc sẽ tạo thành gel để làm mềm và tạo khối phân. Từ đó phân được thải trừ một cách dễ dàng.

Khi sử dụng thuốc bạn cần uống nhiều nước, đồng thời cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân tắc nghẽn ruột.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Nhóm thuốc này giúp tăng áp suất trong lòng ruột để giữ nước cho phân, hạn chế tình trạng phân khô, cứng. Ngoài ra, thuốc nhuận tràng thẩm thấu còn kích thích nhu động ruột để đào thải phân ra khỏi ruột già.

Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định 1 liều trong vòng 24 giờ. Nếu bạn có vấn đề về thận, tắc nghẽn ruột,… bạn cần trao đổi với bác sĩ để hạn chế những rủi ro phát sinh.

táo bón dùng thuốc gì
Sorbitol là loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu được dùng cho bệnh nhân bị táo bón mãn tính

Những loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường thường chứa các thành phần sau:

  • Sorbitol
  • Magie phosphate
  • Glycerin
  • Lactulose

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách dùng nguồn nước trong ruột để làm mềm phân. Khi phân mềm, đại tràng sẽ dễ dàng đẩy phân xuống trực tràng và đi qua hậu môn.

Những loại thành phần có trong thuốc nhuận tràng làm mềm phân, bao gồm:

  • Muối của poloxamer
  • Muối của docusate

Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích làm tăng nhu động của đại tràng để đào thải lượng phân ứ đọng tại cơ quan này. Thành phần trong thuốc nhuận tràng kích thích thường có chứa bisacodyl, nhóm anthraquinon,…

Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Nhóm thuốc này được dùng để kiểm soát, điều trị táo bón cấp tính. Thuốc có khả năng bôi trơn thành ruột, tạo điều kiện để phân dễ dàng được đào thải. Tuy nhiên sử dụng thuốc nhuận tràng bôi trơn thường xuyên có thể làm tăng sản bạch huyết.

2. Những loại thuốc khác

Bên cạnh thuốc nhuận tràng, táo bón còn có thể được điều trị bằng những loại thuốc sau.

Colchicine

Thuốc Colchicine thường được dùng để điều trị các cơn đau gout cấp tính. Tuy nhiên thuốc cũng có khả năng điều trị táo bón bằng cách thúc đẩy hoạt động co bóp của đường ruột.

thuốc trị táo bón lâu ngày
Thận trọng khi dùng Colchicin cho bệnh nhân suy gan

Nếu bạn có tiền sử bệnh gan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này. Khi dùng Colchicine, bạn có gặp phải một số tác dụng không mong muốn, như:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn mửa

Misoprostol

Misoprostol là thuốc ngăn ngừa loét, chảy máu dạ dày khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Tuy nhiên thuốc cũng được sử dụng để điều trị táo bón mãn tính. Thuốc thúc đẩy vận tốc di chuyển của chất thải qua hệ tiêu hóa, đồng thời kích thích nhu động ruột.

Sử dụng thuốc trong thời gian kỳ có thể gây sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng loại thuốc này.

Plecanatide

Plecanatide hoạt động bằng cách tăng tiết dịch ruột và hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa. Khi ruột tiết nhiều dịch, phân có xu hướng mềm và dễ dàng được thải trừ. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân táo bón vô căn mãn tính. Các trường hợp táo bón khác không nên sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc điều trị táo bón thường được chỉ định với các trường hợp táo bón mãn tính. Nếu nguyên nhân gây táo bón bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng hay sinh hoạt, bạn có thể cải thiện tình trạng bằng cách khắc phục những thói quen thiếu khoa học.

Chỉ nên sử dụng thuốc điều trị táo bón khi thực sự cần thiết. Lạm dụng thuốc có thể làm phát sinh những tác dụng không mong muốn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý

Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu  môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều...

Bị táo bón lâu ngày có thể gây ra những tác tại nguy hiểm cho người bệnh

Cảnh giác những tác hại nguy hiểm do táo bón lâu ngày gây ra

Nếu không được chữa trị sớm, táo bón có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...

TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

Vì chứa hàm lượng đạm cao và khó tiêu hóa hơn so với thông thường nên sữa công thức dễ...

Chữa táo bón bằng mật ong có hiệu quả không?

Mẹo chữa táo bón bằng mật ong đơn giản mà hiệu quả

Chữa táo bón bằng mật ong là biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Với nguyên liệu dễ...

Các thực phẩm nên ăn khi bị đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho tình trạng đại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.