Bệnh Ho theo Đông y và cách chữa được người xưa truyền lại

Các cơn ho có đờm, ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn vào những ngày trời trở lạnh khi bạn biết cách điều trị dứt điểm chúng. Hiện nay, có khá nhiều bệnh nhân chọn các bài thuốc dân gian để trị ho, không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt mà còn an toàn khi sử dụng cho trẻ em và người cao tuổi. Dưới đây là những mẹo chữa ho theo Đông y mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.

Mẹo đẩy lùi các cơn ho theo kinh nghiệm dân gian
Mẹo đẩy lùi các cơn ho theo kinh nghiệm dân gian

Những bài thuốc chữa ho theo Đông y

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị dứt điểm các cơn ho, việc điều trị ho bằng các phương pháp Đông y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi tính an toàn, ít gây ra tác dụng phụ, đặc biệt khắc phục được các nhược điểm của thuốc Tây y.

Trong Đông y, có khá nhiều bài thuốc trị ho không chỉ cải thiện hiệu quả các triệu chứng ho thông thường, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, còn giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tình tái phát, đặc biệt là những ngày thời tiết trở lạnh.

Dưới đây là những cách chữa ho theo mẹo Đông y được ông bà ta truyền lại, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để điều trị.

1. Chanh đào trị ho hiệu quả

Chanh đào có vị chua đặc trưng, tính mát. Trong mỗi quả chanh đào có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Ngoài tác dụng chữa các chứng ho, chanh đào còn có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Sự kết hợp giữa quả chanh đào và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, được khá nhiều người biết đến.

Nguyên liệu:

  • Quả chanh đào tươi
  • Đường phèn
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch những quả chanh đào bằng nước hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn và vớt ra để ráo.
  • Thái chanh đào thành từng lát mỏng theo chiều bổ ngang rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy.
  • Đường phèn đập nhỏ và rải vài trong hũ thủy tinh cùng với chanh đào. Một lớp chanh đào một lớp đường phèn và cứ thế xếp thành lớp cho đến hết.
  • Cho một lượng mật ong vào chung với hỗn hợp trên.
  • Lấy vỉ nan đè chanh đào xuống và đậy kín nắp rồi đem ủ trong khoảng 10 – 15 ngày.
  • Lọ chanh đào mật ong ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Sau 10 – 15 ngày, người bệnh có thể sử dụng mỗi ngày một ít vào mỗi buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Chanh đào và mật ong chữa ho hiệu quả được nhiều người biết đến
Chanh đào và mật ong chữa ho hiệu quả được nhiều người biết đến

2. Quả quất chua chữa ho hiệu quả

Quả quất hay còn gọi là quả tắc, trong nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin A, nhóm B, C, canxi, kali, kẽm, phốt pho… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Vì chúng có vị chua ngọt, tính mát nên được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa chứng chướng bụng, ho khạc, ho có đờm, ho khàn,…

Nguyên liệu:

  • Quả quất
  • Đường phèn
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Đem những quả quất tươi rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.
  • Thái những quả quất thành từng lát mỏng rồi xếp vào trong hũ thủy tinh cùng với đường phèn được giã nhỏ tương ứng với một lớp quất chua là một lớp đường phèn.
  • Cho một ít mật ong nguyên chất vào cùng với hỗn hợp trên. Lấy vỉ nan nén quất xuống và đậy kín nắp, cất trữ ở nơi thoáng mát.
  • Sau 10 – 15 ngày, người bệnh có thể sử dụng để trị ho mỗi ngày hai lần (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ).
  • Thực hiên liên tục trong vài ngày đến khi các triệu chứng ho tiêu biến hoàn toàn.

3. Chữa ho bằng tỏi và mật ong

Tỏi là một liều thuốc chữa ho rất hữu ích. Trong tỏi có chứa các thành phần chủ yếu như vitamin A, B1, B2, E,… có tác dụng giải độc, kích thích tiêu hóa, sát khuẩn, trừ đờm. Việc kết hợp giữa tỏi và mật ong được khá nhiều người biết đến. Vị cay của tỏi được vị ngọt của mật ong làm dịu lại.

Ngoài việc sử dụng tỏi cùng với mật ong để trị ho, ho khan, ho có đờm, người bệnh có thể sử dụng một nhánh tỏi nghiền nát hòa chung với một ít nước muối để súc miệng mỗi ngày, giúp khử trùng vùng vòm họng.

Nguyên liệu:

  • Tỏi
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Tỏi cần được bóc bỏ vỏ, rửa qua nước rồi vớt ra để ráo và nghiền nát.
  • Cho tỏi vừa nghiền nát vào trong lọ thủy tinh cùng với một ít mật ong, trộn đều hỗn hợp trên.
  • Đậy nắp kín vào ủ ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát khoảng 15 ngày.
  • Sau 15 ngày, người bệnh có thể sử dụng mỗi ngày một ít để sử dụng trị chứng ho.
Các chứng ho không còn cơ hội làm phiền bạn khi bạn biết cách sử dụng củ tỏi và mật ong
Các chứng ho không còn cơ hội làm phiền bạn khi bạn biết cách sử dụng củ tỏi và mật ong

4. Chữa bệnh ho bằng gừng, vỏ quýt, vỏ chanh, ô mai và mật ong

Gừng là một nguyên liệu không thể thiếu trong danh sách các bài thuốc trị ho của dân gian. Có thể kết hợp củ gừng tươi cùng với các nguyên liệu khác như vỏ quýt, vỏ chanh, ô mai và mật ong, có tác dụng chống lại các triệu chứng ho đặc biệt là ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi.

Nguyên liệu:

  • 10 gram vỏ gừng
  • 10 gram vỏ quýt
  • 10 gram vỏ chanh (có thể thay thế bằng vỏ cam)
  • 3 quả ô mai (quả mơ)
  • 30 gram mật ong

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu trên (trừ mật ong) rửa qua với nước để loại bỏ đất cát và tập chất.
  • Cho các nguyên liệu trên vào trong một bát sứ cùng với 30 gram mật ong, sau đó đem chưng cách thủy trên ngọn lửa vừa và nhỏ.
  • Khi hỗn hợp đủ sôi, tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước để sử dụng để trị ho, không sử dụng phần cái.
  • Người bệnh cần sử dụng liên tục ít nhất trong một tuần hoặc đến khi bệnh tình tiêu biến hẳn.

5. Chữa ho bằng quả phật thủ

Trong Đông y, quả phật thủ có vị cay, chua, đắng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, cải thiện hiệu quả các chứng ho. Nhưng hiện nay, ít người bệnh biết đến công dụng chữa các chứng ho từ loại quả này.

Nguyên liệu:

  • 1 quả phật thủ
  • Mạch nha

Cách thực hiện:

  • Đối với quả phật thủ cần được rửa sạch nhiều lần nước với muối, tốt nhất nên ngâm quả phật thủ từ 2 – 3 giờ.
  • Cắt quả phật thủ thành từng miếng nhỏ rồi trộn cùng với mạch nha trong bát sứ.
  • Đem hỗn hợp trên ngâm cách thủy khoảng 35 – 45 phút.
  • Khi hỗn hợp đạt được độ đặc và sền sệt, tắt bếp và chờ nguội dần, sau đó cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng dần.
  • Mỗi ngày sử dụng một ít để trị ho, sử dụng hỗn hợp trên để ăn mỗi ngày hai lần. Người bệnh cần sử dụng liên tục trong khoảng 3 ngày hoặc đến khi bệnh tình tiêu biến hẳn.

6. Chữa ho từ quả kha tử

Trong Đông y, kha tử có vị chua, chát, đắng, được quy vào kinh Đại tràng, Phế. Kha tử được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc Đông y trị viêm họng, khàn tiếng, trị phế hư, ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi. Theo dược lý hiện đại, kha tử có chứa các thành phần có tác dụng trị ho, kháng khuẩn, kháng virus rất mạnh như chebutin, tamin, terchebin và các hợp chất khác.

Nguyên liệu:

  • 10 gram kha tử
  • 12 gram cát canh
  • 8 gram cam thảo

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với 400 ml nước, sắc cô đặc còn lại phân nửa nước.
  • Sử dụng nước trên mỗi ngày để trị các chứng ho.

Đối với các đối tượng ho lâu ngày không khỏi, nên sử dụng kha tử kết hợp với đảng sâm mỗi vị 4 gram để điều trị. Sắc hai nguyên liệu trên cùng với 400 ml nước, sắc cô đặc còn 200 ml nước. Chia phần nước trên thành ba phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Thuốc được khuyên dùng khi còn nóng, nếu thuốc nguội cần được hâm nóng lại trước khi sử dụng.

7. Dùng quả la hán chữa các chứng ho

Quả la hán có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận phế, lợi hầu. Trong quả này có chứa nhiều chất có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cao, có tác dụng bổ phế, giúp giảm hiệu các cơn đau rát vùng cổ họng, giúp thanh giọng. Theo dược lý hiện đại, trong quả la hán có chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe như: glucose, fructose, saponin triterpen, vitamin C,…

# Bài thuốc số 1 (chữa ho có đờm lâu ngày không khỏi)

Nguyên liệu:

100 gram với các nguyên liệu sau:

  • Quả la hán
  • Lá tỳ bà
  • Cát cánh
  • Na sâm sa

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên đun cùng với một lượng nước trong vòng một ngày một đêm, đun đến khi lượng nước còn lại phân nửa.
  • Thêm một ít đường vào hỗn hợp và khuấy tan.
  • Sử dụng để uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần sử dụng 10 ml.
# Bài thuốc số 2 (chữa ho có đờm)

Nguyên liệu:

  • ½ quả la hán
  • 6 gram trần bì
  • 100 gram thịt lợn nạc

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên bằng nước.
  • Luộc trần bì, cạo bỏ phần trắng rồi nấu cùng với thịt nạc lợn và quả la hán.
  • Nấu đến khi hỗn hợp này nhừ ra, vớt bỏ phần bã, chỉ ăn phần thịt và nước.

Lưu ý, không sử dụng các bài thuốc từ quả la hán cho các đối tượng dương hư (sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện lỏng,…).

La hán quả có công dụng chữa ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi nhưng ít người biết đến
La hán quả có công dụng chữa ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi nhưng ít người biết đến

8. Chữa ho bằng cây bách bộ

Cây bách bộ còn được gọi là cây ba mươi, đẹt ác. Theo Đông y cổ truyền, bách bô có vị ngọt, đắng, tính ấm và được quy vào kinh Phế. Trong dược lý hiện đại, cây bách bộ có chứa các hoạt chất serotonin, có tác dụng ức chế các phản xạ ho, làm giảm các triệu chứng của ho.

# Bài thuốc số 1 (chữa ho do cảm lạnh)

Nguyên liệu:

  • 12 gram bách bộ
  • 8 gram cát cánh
  • 8 gram kinh giới
  • 6 gram cam thảo
  • 6 gram củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên cùng với một lượng nước phù hợp, sắc cô đặc còn nửa phần nước.
  • Có thể chia thuốc thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
  • Dùng khi thuốc còn nóng.
# Bài thuốc số 2 (chữa ho lâu ngày)

Nguyên liệu:

  • 12 gram các bách bộ
  • 12 gram ý dĩ
  • 12 gram bách hợp
  • 12 gram mạch môn đông
  • 6 gram tang bạch bì
  • 12 gram bạch phục linh
  • 6 gram sa sâm
  • 6 gram địa cốt bì

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước phù hợp, sắc cô đặc còn nửa phần để dùng.
  • Dùng thuốc thay cho nước lọc.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày đến khi bệnh tình được thuyên giảm.

9. Các bài thuốc Đông y cổ truyền khác chữa các chứng ho

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng theo các bài thuốc Đông y để hỗ trợ chữa ho hiệu quả hơn. Ngoài công dụng cải thiện bệnh ho, những bài thuốc dưới đây còn có công dụng thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

# Bài thuốc số 1 (ho do tỳ dương hư)

Bài thuốc này áp dụng cho các đối tượng ho có đờm, ho nhiều khi trời trở lạnh, trong người ốm yếu, dễ bị cảm lạnh, ăn uống không ngon miệng, tay chân lạnh hay run lẩy bẩy.

Nguyên liệu:

  • 12 gram vỏ quýt
  • 12 gram bán hạ chế
  • 12 gram hạt cải củ
  • 12 gram hạt tử tô
  • 8 gram cam thảo dây
  • 8 gram củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch với nước để loại bỏ những tạp chất và vi khuẩn, riêng vỏ quýt cần đem phơi khô và sao vàng.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi cùng với 600 ml nước rồi bắt lên bếp đun với ngọn lửa vừa và nhỏ.
  • Khi nước cô đặc lại còn 200 ml, tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước để dùng.
  • Chia phần nước thành hai phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
  • Dùng khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.
  • Sử dụng thuốc trong vòng 1 tuần hoặc đến khi bệnh tình thuyên giảm.
# Bài thuốc số 2 (ho do phong nhiệt)

Nếu người bệnh sợ lạnh, khát, ho dai dẳng, ho có đờm, khạc nhổ đờm có màu vàng, nên tham khảo và áp dụng điều trị bài thuốc dưới đây nhằm cải thiện các triệu chứng trên.

Nguyên liệu:

  • 16 gram kim ngân
  • 12 gram lá dâu
  • 12 gram lá rau má
  • 8 gram lá hẹ xanh
  • 8 gram rễ chanh
  • 8 gram cúc hoa
  • 8 gram bạc hà

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc trên rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, sau đó vớt để ráo.
  • Cho các nguyên liệu trên vào trong nồi cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần để sử dụng.
  • Chia thuốc thành hai phần nhỏ để sử dụng trong ngày.
  • Người bệnh nên sử dụng khi thuốc còn ấm, trong trường hợp thuốc nguội, cần được hâm nóng lại trước khi dùng.
  • Người bệnh kiên trì sử dụng liên tục, thời gian tối thiểu là 5 ngày.
# Bài thuốc số 3 (ho do phế âm hư)

Bài thuốc số 3 áp dụng cho các đối tượng có các triệu chứng như: ho thông thường, ho khan nhưng không có đờm, đau rát cổ họng, họng khô, cơ thể mệt mỏi, đau khắp người.

Nguyên liệu:

  • 20 gram lá rau má
  • 16 gram vỏ rễ dâu (sao cùng với mật)
  • 12 gram lá tre
  • 12 gram lá chanh
  • 8 gram cam thảo dây
  • 8 gram quả dành dành (sao vàng)

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn (trừ vỏ rễ dâu và quả dành dành đã được sao qua).
  • Cho các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào trong nồi cùng với năm phần nước và sắc cô đặc còn hai phần nước.
  • Chia phần nước trên thành hai phần và sử dụng trong ngày.
  • Lộ trình sử dụng tối thiểu 7 ngày, người bệnh được khuyên sử dụng đến khi bệnh tình dần được cải thiện.
# Bài thuốc số 4 (ho do phong hàn)

Người bệnh bị ho do phong hàn với các triệu chứng như: đau đầu, ho dai dẳng, ho có đờm nhưng đờm lỏng, nghẹt mũi dẫn đến khó thở, trong người lạnh, thì nên áp dụng bài thuốc dưới đây để trị bệnh.

Nguyên liệu:

  • 20 gram lá tía tô
  • 12 gram lá xương sông
  • 12 gram lá hẹ xanh
  • 8 gram lá kinh giới
  • 8 gram củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên cần được rửa sạch bằng nước và rớt ra để ráo.
  • Đem các vị thuốc trên vào trong nồi cùng với 600 ml nước, bắt lên bếp đun trên ngọn lửa vừa và nhỏ.
  • Sắc đến khi lượng nước cô đặc lại còn 200 ml nước là được.
  • Chia thuốc thành hai lần uống trong ngày.
  • Thuốc được khuyên nên dùng nóng, trong trường hợp thuốc nguội, cần hâm nóng lại trước khi dùng.
chữa ho theo đông y
Chữa ho dựa theo các vị thuốc Đông y được truyền lại từ xưa

Với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp ích được cho bạn đọc hiểu biết thêm những cách chữa bệnh ho theo Đông y. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa được tiến hành thăm khám.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để chữa nhiều bệnh lý của đường hô hấp như cảm...

Ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị cho người lớn và trẻ em

Ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp phải sau khi bị nhiễm lạnh thông thường. Tùy...

cách trị ho ngứa cổ họng

9 cách trị ho ngứa cổ họng hiệu quả ngay tại nhà

Có thể áp dụng các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà song song với việc dùng thuốc để...

Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh...

Màu sắc của đờm giúp nhận biết những căn bệnh đang tiềm ẩn

Thông thường khi bị ho thường kèm theo chất nhầy mà dân gian vẫn hay gọi là đờm. Thực chất...

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ bạn biết chưa?

Nhờ các enzym tự nhiên và những dưỡng chất có lợi, giá đỗ có tác dụng làm dịu cổ họng,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.