7 cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, uống trà gừng, ngậm mật ong, hoặc ăn quất hấp mật ong,….là các cách trị ho về đêm cho trẻ thường được áp dụng. Tuy nhiên, bố mẹ cần thực hiện đúng phương pháp, tốt nhất nên nhờ bác sĩ hoặc người có chuyên môn tư vấn để cải thiện tình trạng ho về đêm cho trẻ an toàn nhất.

7 cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Trẻ bị ho về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là vào thời gian chuyển mùa, thời tiết thay đổi

Trẻ bị ho về đêm là do đâu?

Trẻ bị ho là tình trạng phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng ho về đêm thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh hoặc đến mùa có nhiều phấn hoa,…Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị ho về đêm là do có dịch nhầy, đờm tích tụ khi ngủ khiến cho cơ thể phản ứng nhằm tống dị vật ra ngoài đường hô hấp.

Một số nguyên nhân bên ngoài như bụi từ chăn, nệm, rèm cửa,…tác động khiến đường hô hấp của trẻ nhỏ bị kích ứng, hình thành các cơn ho. Khi nhận thấy con có triệu chứng ho về đêm thường xuyên, bố mẹ hay hoang mang, lo lắng sợ con mắc bệnh nguy hiểm. Dẫn đến việc, phụ huynh cho các bé sử dụng thuốc để chặn đứng cơn ho.

Điều này có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi khi chưa xác định vấn đề, bệnh lý mà trẻ đang gặp phải, sử dụng thuốc tân dược có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể của trẻ. Do đó, khi bố mẹ nhận thấy con bị ho về đêm thường xuyên nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm.

Tránh việc sử dụng ngay thuốc điều trị. Thay vào đó, bố mẹ nên vệ sinh nhà cửa, không gian sống và phòng ngủ cho trẻ sạch sẽ, giặt màn, chăn, vỏ gối để tránh bụi bẩn trong không khí ảnh hưởng hô hấp. Bên cạnh đó, để kiểm soát cơn ho tốt hơn, bố mẹ nên phân biệt tình trạng ho mà trẻ đang gặp phải. Thường có 3 dạng ho như sau:

Trẻ bị ho về đêm là do đâu?
Trẻ có thể bị ho khan, ho có đờm, ho gà vào ban đêm
  • Ho khan: Trẻ bị ho khan thường xuất phát từ bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên. Điển hình như tình trạng cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, tình trạng ho khan cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Chẳng hạn như bệnh viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ em.
  • Ho có đờm: Tình trạng ho có đờm thường gây ra từ các chất dịch nhầy tích tụ trong đường hô hấp dưới khi cơ thể trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng hoặc hen suyễn. Ho sẽ giúp cơ thể đào thải chất dịch qua đường hô hấp.
  • Ho gà: Trẻ có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, cơn ho sẽ trở nên ngày càng nặng nề hơn, nhất là vào ban đêm. Âm thanh trẻ phát ra tương tự như tiếng rít.

Cơn ho có thể kéo dài từ 5-15 phút làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Tình trạng nghiêm trọng có thể khiến bé bị khó thở, mặt xanh tím do thiếu hụt oxy. Phụ huynh nên quan sát con và giúp con cải thiện tình trạng bằng các biện pháp phù hợp.

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất

Các cách trị ho về đêm cho trẻ dưới đây được nhiều bố mẹ áp dụng và cho thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên, tuyệt đối bố mẹ không nên áp dụng điều trị bằng mật ong đối với trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi việc sử dụng mật ong cho trẻ giai đoạn này có nguy cơ gây ngộ độc cao. Tham khảo các cách trị ho về đêm cho trẻ theo mẹo dân gian dưới đây:

1. Cách trị ho về đêm cho trẻ bằng mật ong

Mật ong là một trong những nguyên liệu thiên nhiên lành tính. Trong mật ong có chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Do đó, mật ong được sử dụng không chỉ để chế biến món ăn mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Cho trẻ ngậm một ít mật ong để kháng khuẩn, diệt hại khuẩn ở cổ họng, giúp giảm ho về đêm

Trong những vấn đề về sức khỏe thường gặp, sử dụng mật ong điều trị bệnh ho khá phổ biến. Trường hợp trẻ em bị ho về đêm, dùng mật ong sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng hiệu quả, vừa an toàn không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên như đã đề cập, không nên sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc.

Mẹ chỉ cần cho bé ngậm khoảng 1 muỗng cà phê mật ong trước khi đi ngủ sẽ nhận thấy cơn ho của trẻ giảm đi. Lưu ý nên cho trẻ ngậm trước khi đi ngủ 1 tiếng, không nên ngậm sát giờ ngủ có thể làm dạ dày bị kích thích.

HỮU ÍCH: 6 cách trị ho bằng mật ong “cực hay” không nên bỏ qua

2. Sử dụng quất hấp mật ong trị ho về đêm cho trẻ

Ngoài ngậm mật ong mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, sử dụng mật ong hấp với quả quất (quả tắc, quả hạnh) cũng mà cách trị ho về đêm cho trẻ được nhiều người áp dụng. Quả quất có vị chua nhưng nhẹ hơn chanh, loại quả này được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn và hỗ trợ các bệnh lý về viêm họng, ho.

Trong quả quất chứa nhiều vitamin C và khoáng chất giúp chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó, trẻ có thể cải thiện tình trạng ho xuất hiện vào ban đêm an toàn mà không lo gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Cải thiện tình trạng ho cho trẻ với quất chưng mật ong

Mẹ chỉ cần lấy một vài quả quất, sau đó rửa sạch, cắt thành lát nhỏ. Cho quất vào chén, đỏ một ít mật ong vào, hấp cách thủy rồi cho bé ăn. Không áp dụng cho đối tượng trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng quất hấp đường phèn để cho bé ăn giảm ho tại nhà.

3. Trị ho cho trẻ với một ít trà gừng

Gừng có tính ấm, vị hơi cay nồng được sử dụng trong nhiều mục đích cuộc sống từ ăn uống đến hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Sử dụng gừng đẩy lùi tình trạng ho khan, ho có đờm, ho về đêm ở trẻ nhỏ là mẹo chữa dân gian được nhiều phụ huynh lựa chọn.

Bởi, gừng chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, chống khuẩn, tiêu đờm khá hiệu quả. Nhờ vào đó, cơn ho của trẻ nhỏ sớm được xoa dịu, cổ họng được làm ấm, cải thiện cả những tình trạng sưng viêm, ửng đỏ, thúc đẩy vết thương ở cổ họng mau chóng phục hồi, giảm đau và ngứa rát.

Cách trị ho về đêm cho trẻ với trà gừng là mẹo chữa phù hợp, không gây tác dụng phụ. Ngoài cải thiện tình trạng ho khó chịu khi ngủ, trà gừng còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện sức khỏe dạ dày và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Cách làm đơn giản như sau:

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Tương tự như người lớn, bạn cho trẻ nếm một ít trà gừng giúp làm ấm cổ họng, giảm ho hiệu quả
  • Bạn chuẩn bị một củ gừng tươi, sau đó rửa sạch, nướng trên lửa để gừng cháy thơm nhưng không để gừng cháy đen.
  • Sao đó cắt lát rồi hãm với nước sôi.
  • Đổ ra ly cho âm ấm thì để trẻ uống, sử dụng trước khi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy giúp trẻ giảm ho tại nhà.

ĐỌC NGAY: 5 cách chữa ho bằng gừng hiệu quả cho người lớn và trẻ nhỏ

4. Sử dụng nghệ tươi – Cách trị ho về đêm cho trẻ

Nghệ cũng là một loại củ tự nhiên được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ là gia vị tạo màu, tạo mùi phổ biến, nghệ còn là thảo dược hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý cho cơ thể. Chẳng hạn như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, trào ngược hay trị mụn thâm sẹo,…

Do trong nghệ chứa hàm lượng chất curcumin dồi dào giúp chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa an toàn cho cơ thể. Bố mẹ có thể sử dụng dạng tinh bột hoặc củ nghệ tươi trị ho về đêm cho trẻ đều được. Tham khảo cách làm sau:

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Chưng nghệ với mật ong và một ít gừng giúp giảm tình trạng ho về đêm cho trẻ em
  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm gừng, chanh và nghệ tươi.
  • Lấy một củ nghệ tươi và gừng, rửa sạch, bỏ vỏ rồi thái thành các lát mỏng.
  • Chanh gọt vỏ rồi thái thành lát mỏng tương tự như cách làm với nghệ và gừng.
  • Sau đó bố mẹ cho nguyên liệu vào bát, cho vào một ít mật ong hoặc đường phèn, sau đó đem chưng cách thủy.
  • Lấy hỗn hợp ra ăn từ nước đến xác để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Chữa ho cho trẻ khi ngủ bằng củ cải trắng

Củ cải trắng ngoài dùng để chế biến món ăn mà còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý của cơ thể, trong đó có bệnh ho. Theo y học cổ truyền, củ cải tránh có vị thanh mát, tính bình, ngọt tự nhiên có tác dụng trong việc cải thiện tiêu hóa, trị chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu,…

Ngoài ra, củ cải trắng còn dùng hỗ trợ bệnh nhân mắc chứng kiết lỵ, đái tháo đường, thổ huyết máu. Đặc biệt, sử dụng loại củ này giúp cải thiện tình trạng khản tiếng, ho có đờm cho trẻ mang lại hiệu quả tích cực. Cách sử dụng đơn giản:

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Chữa ho về đêm cho trẻ với củ cải trắng không phải ai cũng biết
  • Bố mẹ lấy củ cải trắng rửa sạch rồi thái thành hạt lựu.
  • Cho vào nồi đun với nước sôi, sau 15p thì chắt lấy nước.
  • Để nguội rồi cho trẻ uống trong ngày, chia thành nhiều lần uống.
  • Kiên trì áp dụng một thời gian sẽ nhận thấy tình trạng ho về đêm của trẻ giảm dần, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

6. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối giảm ho về đêm

Ngoài các biện pháp kể trên, để giảm ho cho trẻ, bố mẹ nên tập cho con thói quen súc miệng bằng nước muối. Nước muối pha loãng sẽ có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Súc miệng bằng nước muối sẽ loại bỏ vi khuẩn ở miệng, ngăn ngừa các bệnh lý về cổ họng an toàn cho trẻ nhỏ.

Thói quen này cũng sẽ giúp bé có hệ răng miệng khỏe mạnh hơn, chống lại sự tấn công của sâu răng. Do đó, bố mẹ khi nhận thấy trẻ bị ho về đêm nên cho con ngậm và súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng để sát trùng cổ họng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây hại sức khỏe.

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Tập cho trẻ có thói quen súc miệng bằng nước muối để giảm ho

Bố mẹ nên tập cho trẻ duy trì thói quen súc miệng với nước muối mỗi ngày 2 lần sáng tối, nhất là trước khi đi ngủ để hạn chế các bệnh lý về đường hô hấp. Một số trường hợp, phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, tuy nhiên nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến trẻ.

7. Xông hơi mũi họng trị ho về đêm cho trẻ

Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh khiến cho trẻ em gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản,…Nhất là tình trạng ho xuất hiện về đêm khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của trẻ.

Áp dụng phương pháp xông hơi mũi họng để điều trị tình trạng ho được nhiều bố mẹ quan tâm. Mục đích của việc xông hơi là giúp vệ sinh đường hô hấp cho trẻ, loại bỏ dị nguyên gây hại và khai thông đường thở giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.

7 Cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
Xông hơi mụi họng giúp loại bỏ dị nguyên, cải thiện tình trạng ho và khó thở

Đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi nhẹ, mẹ có thể xông hơi mũi họng cho bé trước khi đi ngủ để loại bỏ lượng dịch nhầy nhớt gây tắc đường thở. Thông qua biện pháp này, trẻ sẽ hạn chế được tình trạng nước mũi chảy xuống cổ họng gây kích thích các cơn ho khó chịu khi đi ngủ.

Một số lưu ý khi áp dụng cách trị ho về đêm cho trẻ

Các cách trị ho về đêm cho trẻ nhỏ được gợi ý qua bài viết phù hợp cho tình trạng nhẹ. Trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nặng nề hơn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên, phụ huynh nên lưu ý thêm một số vấn đề như:

  • Thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ho về đêm thường xuyên ở trẻ nhỏ. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng mẹo chữa dân gian đối với trẻ em.
  • Không dùng mật ong đối với đối tượng bệnh nhi dưới 1 tuổi. Đảm bảo nguyên liệu sử dụng được vệ sinh sạch sẽ, không nhiễm phải phân thuốc hóa học gây nguy cơ ngộ độc cho trẻ.
  • Các mẹo chữa thường không nhanh chóng mang lại hiệu quả như thuốc tân dược, tuy nhiên chúng đều lành tính và khá an toàn cho trẻ nhỏ. Bố mẹ nên kiên trì áp dụng vài ngày để nhận thấy tình trạng ho của con thuyên giảm dần.
  • Giữ ấm cho con khi thời tiết thay đổi, nhất là khu vực cổ, chân, bàn tay.
  • Giữ không gian sống của trẻ được thông thoáng, tránh bụi bẩn, ẩm mốc, phấn hoa hoặc lông vật nuôi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
  • Không nên mở điều hòa dưới 25 độ, chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Bổ sung nhiều nước, cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả tươi để cải thiện đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Thăm khám khi nhận thấy cơn ho kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện. Đặc biệt là trường hợp trẻ ho kèm theo khó thở, chán ăn, ho ra máu,…nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay.

    Một số lưu ý khi áp dụng cách trị ho về đêm cho trẻ
    Một số lưu ý khi áp dụng cách trị ho về đêm cho trẻ

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm các cách trị ho về đêm cho trẻ tại nhà. Trước khi áp dụng bất cứ mẹo chữa nào phụ huynh nên thăm khám cho trẻ và tìm nguyên nhân cũng như bệnh lý mà con đang gặp phải. Điều trị đúng cách đúng bệnh sẽ giúp con cải thiện sức khỏe hiệu quả và an toàn hơn.

Công dụng trị ho

Húng quế và công dụng trị ho có thể bạn chưa biết

Húng quế là một trong những giải pháp trị ho từ thiên nhiên hiệu quả, nhưng ít người biết đến....

Siro ho Ong Vàng: Thành phần, công dụng và giá bán

Siro ho Ong Vàng là một sản phẩm được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống với công dụng cải...

3 bài thuốc trị ho bằng cây lược vàng và lưu ý khi dùng

Trị ho bằng cây lược vàng là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian được sử dụng phổ biến....

Ho là một trong những biểu hiện của bệnh viêm amidan

Viêm amidan có ho không? Ho khi bị viêm amidan có nguy hiểm?

Khi bị viêm amidan, bệnh nhân sẽ thường có các triệu chứng như đau rát vùng họng, khó nuốt khi...

Bị ho nên ăn và kiêng gì cho nhanh khỏi + khỏe?

Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *