Thuốc Tây trị ho có đờm và lưu ý khi sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Các loại thuốc Tây trị ho có đờm có tác dụng nhanh chóng nên thường được bệnh nhân lựa chọn. Thuốc hoạt động dựa trên cơ thể làm loãng chất nhầy, giảm độ đặc của đờm, đồng thời loại bỏ các yếu tố kích ứng gây ho. Tuy nhiên, khi chữa ho có đờm bằng thuốc Tây, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc Tây trị ho có đờm

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị chính được lựa chọn cho bệnh nhân bị ho có đờm. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dưới đây:

1. Thuốc uống chữa ho có đờm Ambroxol

Chứa thành phần ambroxol HCL 30mg, thuốc Ambroxol cho tác động trực tiếp lên vùng tổn thương ở đường hô hấp, làm tiêu đờm nhầy. Điều này có thể giúp cảm giác vướng víu trong cổ họng, cải thiện tình trạng ho có đờm, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Thuốc tây ho có đờm Ambroxol
Ambroxol là loại thuốc tây trị ho có đờm đang được sử dụng rộng rãi

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị ho có đờm do mắc các bệnh lý như hen phế quản hay viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, các trường hợp có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng, ho có đờm lẫn máu hoặc người quá mẫn với thành phần bào chế của thuốc.

Khi sử dụng thuốc Ambroxol, bệnh nhân nên thận trọng với các tác dụng phụ như buồn nôn hoặc ói mửa, ăn uống kém tiêu hóa, ợ nóng và một số vấn đề khác ở đường hô hấp. Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Cách sử dụng thuốc Ambroxol trị ho có đờm:

  • Liều dùng cho người trưởng thành: Uống 30 mg – 120 mg/ ngày, chia uống 2 – 3 lần tùy theo tình trạng bệnh.
  • Trẻ em: Trẻ từ 2 tuổi trở lên thường được bác sĩ chỉ định thuốc Ambroxol dạng siro có vị ngọt dễ uống. Liều dùng cho bé từ 2 tới 5 tuổi là 1/2 thìa/lần x 2 lần/ngày.Trẻ từ 5 tuổi trở lên uống 1 thìa/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Thuốc Tây trị ho có đờm Ambroxol do Công ty CP Dược Phẩm Cửu Long – VIỆT NAM sản xuất. Loại thuốc này hiện đang được bán với giá khoảng 60.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ x 10 viên nang.

2. Thuốc Acetylcystein trị ho có đờm

Thuốc Acetylcystein có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ đặc quánh của chất nhầy bằng cách phá vỡ cấu trúc liên kết giữa các disulfua trong mucoprotein. Sau khi sử dụng thuốc, tình trạng víu víu và kích ứng gây ho trong cổ họng sẽ được giảm thiểu đáng kể, đồng thời người bệnh cũng dễ dàng loại bỏ được đờm ra ngoài khi khạc nhổ.

Acetylcystein có nhiều dạng bào chế như thuốc cốm, bột hay viên sủi. Thuốc được chỉ định cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người trưởng thành. Các trường hợp bị ho có đờm do ảnh hưởng của bệnh viêm phế quản cấp có thể cân nhắc sử dụng loại thuốc này.

Chống chỉ định – Thận trọng:

  • Bệnh nhân bị hen suyễn
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Bà bầu
  • Phụ nữ đang cho con bú

Thuốc Acetylcystein cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, đặc biệt là khi sử dụng với liều lượng cao quá mức cho phép hoặc lạm dụng liên tục trong thời gian dài. Người bệnh có thể bị ù tai, đau đầu, chảy nhiều nước mũi, ói mửa, choáng váng hay nổi phát ban ngoài da… Điều quan trọng là cần uống thuốc Acetylcystein trị ho có đờm theo đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo để nhanh hết ho và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc cốm 200mg:

– Liều dùng: 

  • Từ 2 – 5 tuổi: Uống 1/2 gói/lần, ngày dùng 2 – 3 lần
  • Từ 5 – 14 tuổi: Ngày dùng 2 gói chia làm 2 lần uống
  • Từ 14 tuổi trở lên: Uống 1 gói/lần x 2 – 3 lần mỗi ngày.

– Cách dùng thuốc:

  • Hòa thuốc với một ly nước nhỏ, quậy tan rồi uống
  • Tránh nuốt trực tiếp
  • Kết hợp uống nhiều nước trong ngày để đờm nhầy được tiêu hủy nhanh hơn.

Thuốc Acetylcystein hiện đang được phân phối rộng rãi tại các cửa hàng thuốc tây với giá bán lẻ khoảng 1.500 VNĐ/gói.

3. Thuốc Tây điều trị ho có đờm Eprazinone

Tiếp theo trong danh sách các loại thuốc Tây trị ho có đờm đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là Eprazinone. Thuốc được bào chế từ thành phần eprazinon dihydrochloride. Hoạt chất này có khả năng làm long đờm, giúp đờm loãng hơn và không thể bám dính chắc trong đường thở. Chính nhờ tác dụng này mà thuốc Eprazinone có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng ho có đờm, giúp đường hô hấp thông thoáng và tăng cường dẫn lưu không khí vào trong phổi.

Thuốc Tây điều trị ho có đờm Eprazinone
Thuốc Eprazinone được chỉ định để điều trị ho có đờm do mắc các bệnh lý ở đường hô hấp

Thuốc Eprazinone có các dạng bào chế gồm viên nén bao phim và viên nang. Thuốc được chỉ định phổ biến cho người lớn bị ho có đờm liên quan đến các bệnh lý như hen suyễn, viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng họng hoặc suy hô hấp mãn tính.

Eprazinone có thể gây ra một số tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hoặc gây dị ứng cho các trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc. Phụ nữ đang cho con bú, người bị co giật hoặc có tiền sử bị dị ứng với thuốc nên thông báo cho bác sĩ biết để được chỉ định loại thuốc Tây chữa ho có đờm khác an toàn hơn.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc: 

  • Tùy theo độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của cơn ho mà có thể dùng liều từ 50 – 100mg/lần x 3 lần/ngày
  • Nếu sau 5 ngày điều trị mà triệu chứng ho có đờm không thuyên giảm, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn biết.

Giá bán lẻ tham khảo: 1000 VNĐ/viên 50mg

4. Thuốc Acemuc chữa ho có đờm

Thuốc Acemuc là dược phẩm của công ty Công ty TNHH Medochemie – Việt Nam. Chứa thành phần chính là acetylcysteine (200mg), thuốc Acemuc được bào chế dưới dạng thuốc cốm thích hợp cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Mỗi gói Acemuc 200mg có giá bán lẻ khoảng 2.500 đồng.

Khi được hấp thu, hoạt chất acetylcysteine sẽ phát huy tác dụng bằng cách làm loãng đờm nhầy, giảm hiện tượng tiết đờm ở khu vực bị viêm trong đường thở. Chính nhờ tác dụng này mà thuốc Acemuc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị triệu chứng ho có đờm do mắc các bệnh lý như viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản hay viêm phổi cấp.

Thuốc Acemuc không an toàn cho bệnh nhân bị hen suyễn, trẻ em dưới 2 tuổi, người mắc bệnh di truyền phenylceton niệu và các đối tượng có tiền sử bị dị ứng với thành phần của thuốc. Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc phổ biến nhất là mắc ói, đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày, kích ứng dạ dày dẫn đến đau thượng vị. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tăng nhịp tim, phát ban, sưng miệng, phù nề đường thở, bong tróc da do bị dị ứng với thuốc.

Cách sử dụng Acemuc trị ho có đờm:

  • Bệnh nhân từ 2 tới 7 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói
  • Bệnh nhân từ 7 tuổi trở lên và người lớn: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 1 gói
  • Sử dụng thuốc bằng cách hòa tan trong nước và uống ngay sau khi pha.

5. Thuốc Tây trị ho có đờm Terpinzoat

Thuốc Terpinzoat được bào chế từ hai thành phần chính là Natri benzoat kết hợp với Terpin hydrat. Dược phẩm này có dạng viên nang cứng thường được bác sĩ kê đơn cho các bệnh nhân bị ho có đờm khi mắc bệnh viêm phế quản.

Thuốc hoạt động bằng cách làm loãng đờm nhầy, ức chế quá trình sản xuất đờm, giảm kích thích trong cổ họng, qua đó cải thiện cơn ho và tình trạng khó thở, thở khò khè cho người bệnh. Terpinzoat không thích hợp cho trẻ em dưới 2,5 tuổi. Các trường hợp có tiền sử bị động kinh, co giật do sốt cao hoặc dị ứng với thuốc cũng không nên sử dụng.

Thuốc Tây chữa ho có đờm Terpinzoat 
Terpinzoat là loại thuốc Tây được sử dụng để chữa ho có đờm cho cả trẻ em và người lớn

Cách dùng thuốc Terpinzoat trị ho có đờm:

  • Liều dùng cho bé từ 2,5 tuổi trở lên: Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 1 viên
  • Người từ 18 tuổi trở lên: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần với liều lượng khoảng 1 – 2 viên/lần.
  • Hòa tan trước khi uống hoặc nuốt trực tiếp viên thuốc với nhiều nước

Giá bán tham khảo: 400 đồng/viên

6. Điều trị ho có đờm bằng thuốc Bromhexin

Thuốc Bromhexin chứa thành phần chính là bromhexin hydrochloride – một hoạt chất có tác dụng tích cực trong việc long đờm, loại bỏ đờm nhầy bám dính trong đường hô hấp. Sử dụng thuốc không chỉ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng ho có đờm mà còn có tác dụng giảm khó thở, loại bỏ cảm giác vướng víu trong họng.

Bromhexin hoạt động dựa trên cơ chế làm đứt gãy các sợi liên kết, phá vỡ cấu trúc đờm nhầy, giúp dịch tiết dễ dàng được tống khứ ra ngoài thông qua phản xạ ho khạc đờm. Thuốc có hình thức bào chế đa dạng, thích hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Trẻ em có thể dùng Bromhexin ở dạng siro ngọt. Ngoài ra, thuốc còn có dạng viên bọc đường, viên nén hoặc thuốc tiêm.

Các trường hợp bị viêm phế quản cấp, viêm mũi, viêm xoang hay viêm phổi có hiện tượng tăng tiết đờm ở đường hô hấp hoặc ho nhiều đờm dùng thuốc Bromhexin đều được. Nếu trong quá trình điều trị bạn gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như tiêu chảy kéo dài, nôn ói, dị ứng,… hãy tạm thời ngừng uống thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn cách xử lý.

Hướng dẫn sử dụng thuốc:

  • Trẻ em: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Người lớn: Mỗi lần uống 8 – 16mg, lặp lại liều tiếp theo sau khoảng 8 tiếng
  • Dùng thuốc cùng lúc với thức ăn hoặc uống sau khi ăn

Bạn có thể tìm mua Bromhexin tại các nhà thuốc Tây với giá bán khoảng 18.000 VNĐ/hộp 100 viên.

7. Thuốc Bisolvon trị ho có đờm cho trẻ em và người lớn

Bisolvon chứa thành phần chính là bromhexin hydrochloride với các dạng bào chế gồm siro và viên nén. Thuốc có tác dụng giảm độ đặc quánh của chất nhầy và làm tiêu đờm, ức chế hoạt động sản xuất dịch nhầy ở niêm mạc đường hô hấp bị viêm, quá đó giúp người bệnh giảm ho.

Thuốc được chủ yếu được chỉ định để điều trị triệu chứng ho có đờm cho bệnh nhân bị viêm phế quản. Trường hợp đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết trong quá trình thăm khám bệnh để được kê đơn loại thuốc khác an toàn hơn.

Thuốc Bisolvon không được khuyến cáo sử dụng cùng lúc với các loại kháng sinh như thuốc Tetracycline, thuốc Erythromycin hay thuốc Cefuroxime. Chúng có thể tương tác gây ra một số phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.

Thuốc Tây trị ho có đờm cho trẻ em Bisolvon
Bisolvon Kids có dạng siro ngọt nên thường được chỉ định để điều trị ho có đờm cho trẻ em

Các tác dụng phụ của thuốc Bisolvon đã được ghi nhận bao gồm:

  • Co thắt phế quản
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Đại tiện lỏng
  • Rối loạn chức năng da
  • Đau nhức đầu
  • Dị ứng,…

Cách sử dụng thuốc:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày hoặc dùng 10ml siro x 3 lần/ngày
  • Trẻ em: Mỗi lần uống từ 1/2 – 1 viên x 2 – 3 lần/ngày hoặc dùng 1,25 ml – 10 ml x 3 lần/ngày tùy theo độ tuổi của bé. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Giá bán tham khảo: 36.000 VNĐ/chai 60ml.

8. Thuốc chữa ho có đờm Carbocistein

Trong danh mục các loại thuốc Tây trị ho có đờm, thuốc Carbocistein cũng được chỉ định rộng rãi. Thuốc giúp cải thiện tình trạng ho đờm bằng cách giảm mức độ kết dính của chất nhầy, giải phóng tình trạng tắc nghẽn của đường thở. Bạn có thể được bác sĩ kê đơn Carbocistein khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc nhiễm trùng mãn tính ở đường hô hấp.

Thuốc Carbocistein cũng giúp hỗ trợ ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn và các tác nhân có hại khác, đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng cho người lớn, trẻ nhỏ dùng thuốc cần có sự cho phép của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp các tác dụng phụ ngoài ý muốn như chảy máu dạ dày, nổi mề đay, mẩn đỏ ngứa… Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị tiểu đường, thiếu hụt men sucrose-isomaltase hay không có khả năng dung nạp đường fructose hoặc glucose.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc:

  • Người lớn: Trong giai đoạn đầu điều trị, mỗi lần uống 2 viên hàm lượng 375 mg x 3 lần/ngày. Khi triệu chứng ho có đờm đã được cải thiện thì giảm liều xuống còn 1 viên/lần.
  • Trẻ nhỏ: Uống thuốc theo khuyến cáo trong đơn của bác sĩ
  • Nuốt thuốc với nhiều nước để thuốc tan nhanh và phát huy tác dụng long đờm tốt hơn.

Giá bán lẻ tham khảo: Khoảng 40.000 VNĐ/hộp.

9. Thuốc trị ho có đờm Terpin hydrate

Thuốc Terpin hydrate có sự kết hợp giữa hai thành phần gồm Codein photphat và Terpinol. Những hoạt chất này có tác dụng ức chế trung khu gây ho trong não bộ, đồng thời làm loãng chất nhầy, giúp đẩy lùi triệu chứng ho có đờm.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Terpin hydrate để điều trị ho có đờm cho bệnh nhân bị hen suyễn, suy hô hấp, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mới cắt VA hay amidan, phụ nữ đang cho con bú hoặc người bị dị ứng với một trong hai thành phần của thuốc.

Tương tự như các loại thuốc Tây trị ho có đờm khác, thuốc Terpin hydrate cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ cho người sử dụng. Thường gặp nhất là tình trạng buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu nhẹ, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng,…

Cách sử dụng thuốc: 

  • Ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần uống 85 – 130mg tùy theo tình trạng bệnh
  • Uống thuốc với nước đun sôi để nguội trong hay sau bữa ăn đều được

Giá bán tham khảo: Khoảng 150.000 VNĐ/ hộp 100 viên

10. Thuốc giảm ho có đờm Halixol

Thuốc Tây trị ho có đờm Halixol được bào chế dưới dạng siro hoặc viên nén. Chứa thành phần Ambroxol hydrochloride, loại thuốc này có thể giúp giảm ho có đờm bằng cách tiêu hủy chất nhầy ứ đọng, tắc nghẽn trong đường hô hấp, qua đó giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Thuốc Tây trị ho có đờm Halixol
Thuốc Halixol giúp tiêu hủy chất nhầy trong đường thở, giảm ho có đờm

Halixol có thể được chỉ định cho các đối tượng bị hen phế quản, nhiễm trùng phế quản hoặc giãn phế quản. Chống chỉ định thuốc cho bệnh nhân bị viêm loét đường tiêu hóa, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hay bị dị ứng với thành phần bào chế của thuốc. Các trường hợp không dung nạp với Fructose không nên uống thuốc dạng siro.

Thuốc Halixol có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Stevens – Johnson. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng loại thuốc này để trị ho có đờm khi được bác sĩ chỉ định. Trên thị trường, mỗi chai Halixol dạng siro hiện đang được bán với giá khoảng 50.000 VNĐ.

Cách sử dụng thuốc:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần uống 1 viên 30mg x 3 lần/ngày
  • Trẻ 5 đến 12 tuổi: Mỗi lần uống 15mg x 2 – 3 lần/ngày
  • Trẻ 3 đến 5 tuổi: Mỗi lần uống 2.5ml thuốc dạng siro x 3 lần/ngày
  • Trẻ < 2 tuổi: Mỗi lần uống 2.5ml x 2 lần/ngày

11. Thuốc trị ho có đờm Mucosolvan

Thuốc Mucosolvan chứa thành phần chính là ambroxol hydrochlorid kết hợp với một số loại tá dược khác. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhi từ 6 tuổi trở lên và người lớn bị ho đờm do bệnh viêm phế quản, viêm phổi cấp và mãn tính. Giá bán lẻ mỗi viên khoảng 3000 VNĐ.

Khi được hấp thu, thành phần ambroxol hydrochlorid sẽ tác động lên hệ hô hấp và phát huy hiệu quả làm loãng đờm nhầy, tăng cường sự vận chuyển chất nhầy trong đường thở và ức chế sản xuất đờm. Thuốc Mucosolvan có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn hệ miễn dịch, tiêu lỏng, buồn nôn, sốc phản vệ…

Cách sử dụng thuốc:

  • Người trưởng thành: Mỗi lần uống 1 viên 30mg x 3 lần/ngày. Trường hợp nặng có thể uống 2 viên x 2 lần/ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 viên x 2 – 3 lần/ngày
  • Có thể uống thuốc trước hay sau khi ăn đều được
  • Nếu sau vài ngày dùng thuốc, triệu chứng ho có đờm không thuyên giảm hoặc ngày càng xấu đi, hãy thông báo cho bác sĩ biết.

Bên cạnh các loại thuốc Tây trị ho có đờm tác dụng trực tiếp ở trên, người bệnh có thể được kê đơn kèm theo một số loại thuốc khác tùy theo nguyên nhân và triệu chứng đi kèm. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm…

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa ho có đờm

  • Mỗi loại thuốc Tây đều có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ thăm khám và kê đơn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trong đơn thuốc trước khi sử dụng
  • Tuân thủ tuyệt đối về liệu lượng và thời gian sử dụng thuốc trong ngày
  • Nếu gặp tác dụng phụ bất thường trong quá trình dùng thuốc Tây trị ho có đờm, bạn nên liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
  • Không tứ ý kết hợp thuốc Tây với các cây trị ho trong dân gian để tránh phát sinh hiện tượng tương tác thuốc.
  • Trường hợp được chỉ định thuốc kháng sinh để chữa ho có đờm, bạn nên uống thuốc đủ liệu trình và dùng đúng liều để không bị kháng kháng sinh.
  • Để nhanh hết bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc Tây trị ho có đờm, bạn nên kết hợp uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, sử dụng máy khuếch tán hơi nước để làm ẩm không khí trong phòng, đồng thời sử dụng các thức ăn mềm, lỏng để không gây kích ứng cho cổ họng.

Thông tin hữu ích cho bạn

Chữa ho bằng quả quất

Mẹo chữa ho bằng quả quất cực hay và an toàn

Ho là một triệu chứng phản ứng khi có các tác nhân gây kích thích cổ họng hoặc đường thở....

Siro ho cho bà bầu loại nào tốt? Các lưu ý khi dùng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại thuốc siro ho cho bà bầu với đa dạng...

Cách trị ho bằng cây sả bạn nên thử

Sả là loại gia vị khá quen thuộc, được sử dụng khá nhiều trong một số món ăn trong làng...

Ngứa họng ho khan là bệnh gì?

Ngứa họng ho khan là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị

Ngứa họng ho khan là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ....

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ là một phương pháp dân gian được ông bà xưa tin tưởng,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.