4 Cách trị ho bằng cây sả đơn giản và hiệu quả, bạn nên thử

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sả là loại gia vị khá quen thuộc, được sử dụng khá nhiều trong một số món ăn trong làng ẩm thực Việt. Nhưng ít ai biết được công dụng của những cây sả rẻ tiền ấy lại có nhiều công dụng trị bệnh, trong đó có bệnh ho. Những triệu chứng của ho sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn khi bạn tham khảo bài viết dưới đây và áp dụng điều trị tại nhà.

Mẹo trị ho bằng cây sả được dân gian truyền miệng
Mẹo trị ho bằng cây sả được dân gian truyền miệng

Thực hư việc dùng cây sả để chữa ho

Cây sả còn được biết đến với tên gọi khác là chi sả, hương mao, cỏ sả với danh pháp khoa học là Cymbopogon thuộc họ Poaceae. Đây là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, được trồng rộng rãi dọc nước ta và nhiều nước trên thế giới. Lá hẹp, dài, có hình dạng gần giống lá lúa, mép lá hơi nhám. Thân rễ cứng có màu trắng hoặc hơi tím ở các lớp bên ngoài. Trong Y học cổ truyền, cây sả có vị cay, tính ấm, được quy vào kinh Phế và Vị. Loại cây này có tác dụng chỉ khái, lợi thủy, tiêu thực.

Hợp chất Citral và Geranial có trong sả khá nhiều, tác dụng kháng viêm rất tốt. Ngoài ra cây sả còn chứa một số tinh dầu khác có mùi vị thơm đặc trưng, mùi không quá gắt, mùi cay the dễ chịu. Hương vị của sả như vị chanh, tác dụng trị bệnh của hai nguyên liệu này cũng khá giống nhau trong việc trị ho. Tinh dầu sả giúp cổ họng được thông thoáng, tiêu đờm, tiêu diệt các vi khuẩn, các loại virus, giúp cải thiện các chứng ho từ mức thông thường đến mức ho khò khè và ho lâu ngày không khỏi.

Trong sả có chứa nhiều tinh dầu thơm và các hợp chất kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt
Trong sả có chứa nhiều tinh dầu thơm và các hợp chất kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt

Những thông tin khác về công dụng của cây sả

Ngoài công dụng trị ho, cây sả còn được xem là một phương thuốc “lợi hại” trong một số bệnh lý khác như:

  • Chứa chất chống oxy hóa như Acid chlorogenix, Swertuajaponin và Isoorientin có công dụng ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa rối loạn chức năng của các tế bào trong động mạch vành.
  • Bảo vệ dạ dày khỏi các nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày; thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
  • Điều trị các bệnh về răng miệng và ngăn ngừa sâu răng nhờ có các tinh chất kháng vi khuẩn Streptococcus mutans (vi khuẩn gây nên sâu răng).
  • Kháng viêm, kháng nhiễm trùng gây nên các chứng đau tim, đột quỵ, nhiễm trùng máu.
  • Phòng tránh các nguy cơ đau tim, huyết áp cao, điều chỉnh lượng cholesterol có trong máu.
  • Chống các tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Mặt khác, cây sả còn là một liệu pháp hỗ trợ cho quá trình hóa trị và xạ trị.
  • Liệu pháp giảm cân hiệu quả.

Với những công dụng của cây sả được chúng tôi chia sẻ qua có thể giúp bạn trang bị thêm những thông tin về loại cây này. Tuy là loại gia vị rẻ tiền nhưng công dụng của nó mang đến lại cực đắt giá. Chính vì thế, ông bà ta đã không bỏ lỡ loại nguyên liệu này trong việc sử dụng để trị các chứng ho thông thường, ho khò khè, ho do cảm lạnh, cảm cúm,…

Những bài thuốc trị ho bằng cây sả được dân gian truyền miệng

Ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm lạnh hoặc các chứng ho khác giờ không còn cơ hội làm phiền bạn khi bạn đọc được bài viết chúng tôi chia sẻ trong hôm nay. Những bài thuốc từ cây sả không chỉ có công dụng trị ho hiệu quả mà còn có công dụng đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể.

1. Trà sả gừng trị ho hiệu quả

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 cây sả tươi (có thể thay thế bằng xả khô)
  • 1 củ gừng nhỏ
  • ½ quả chanh tươi
  • Quế
  • Đinh hương
  • Bạch đậu khấu
  • 1 muỗng cà phê mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch những nguyên liệu cần làm sạch như sả (tách bỏ 3 – 4 lớp bên ngoài), củ gừng (cạo bỏ bỏ, thái nhỏ), chanh, đinh hương và bạch đậu khấu. Sau đó, vớt để ráo nước.
  • Đun một ít nước lọc. Khi nước sôi cho sả và một ít gừng, quế, đinh hương và hạt bạch đậu khấu và tiếp tục đun sôi.
  • Sau khoảng 10 – 15 phút, tắt bếp và lọc bỏ phần bã, chỉ lấy phần nước.
  • Cho một ít nước cốt chanh và một muỗng mật ong vào ly nước, khuấy đều tay và dùng ngay.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày, hoặc có thể sử dụng thay thế nước lọc.
Một cốc trà sả vừa có công dụng trị bo vừa có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể
Một cốc trà sả vừa có công dụng trị bo vừa có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể

2. Bài thuốc từ cây sả trị ho do cảm cúm, cảm lạnh

Nguyên liệu cần có:

  • 40 gram cây sả
  • 40 gram củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Đem cây sả và củ gừng tươi rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát và tạp chất.
  • Cho vào cối để gãi nát hai loại nguyên liệu trên rồi cho vào nồi.
  • Thêm 500- 650 ml nước lọc vào trong nồi để sắc khoảng 10 phút.
  • Vớt bỏ phần bã, chắt lọc lấy phần nước.
  • Thêm một ít đường vào để nấu cô đặc thành cao.
  • Dùng khi thuốc đã nguội.
  • Mỗi ngày sử dụng một ít để ngậm và nuốt trôi từ từ. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để đẩy lùi các chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm.

Xem thêm: 5 Cách chữa ho bằng gừng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

3. Bài thuốc từ cây sả chữa ho do lạnh hiệu quả

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 30 gram cây sả
  • 20 gram củ gừng tươi
  • 30 gram mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Đem cây sả và củ gừng rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và vớt ra để ráo.
  • Thái sả cây và củ gừng thành từng đoạn nhỏ rồi đem giã nát để chắt lọc lấy 200 ml hỗn hợp nước cốt.
  • Thêm một ít mật ong nguyên chất vào cùng với hỗn hợp rồi bắt lên bếp đun nhỏ lửa đến đặc lại là được.
  • Dùng mỗi lần một ít cùng với nước lọc.
Bài thuốc trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cây sả bạn nên thử
Bài thuốc trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cây sả bạn nên thử

4. Chữa các chứng ho bằng cây sả và các loại thảo dược khác

Nguyên liệu cần có:

  • 250 gram rễ cây sả
  • 250 gram củ gừng tươi
  • 250 gram trần bì
  • 250 gram tô tử
  • 500 gram bách bộ (bỏ lõi)
  • 300 gram mạch môn (bỏ lõi)
  • 200 gram tang bạch bì
  • 200 ml rượu 40 độ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu cần làm sạch bằng nước lọc để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Đem rễ cây sả, củ gừng tươi, tràn bì và tô tử giã nát. Sau đó, đem hỗn hợp trên ngâm cùng với rượu 40 độ.
  • Đem bạch bộ, mạch môn và tang bạch bì sao khô. Sau đó đem sắc cùng với nước, sắc cô đặc còn 300 ml dạng cao lỏng.
  • Cho thuốc rượu vừa ngâm được trộn cùng với cao lỏng để dùng.
  • Mỗi lần sử dụng 10 ml để uống, dùng thuốc sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
  • Kiên trì sử sử dụng đến khi các chứng ho dần thuyên giảm và tiêu biến hoàn toàn.

Tham khảo: 9 Bài thuốc chữa ho bằng Đông y hiệu quả và lành tính

Một số lưu ý bạn nên biết khi sử dụng cây sả để trị ho

Trong và trước quá trình sử dụng cây sả để trị các chứng ho, bạn đọc cũng cần trang bị thêm một số thông tin khác liên quan đến nguyên liệu này:

  • Tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng để lựa chọn những bài thuốc để trị các chứng ho cho phù hợp. Tuy nhiên, các chứng ho có thể liên quan đến một số bệnh lý khác về đường hô hấp hoặc các bệnh lý khác. Chính vì thế, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và xét nghiệm để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải.
  • Để đạt được kết quả điều trị tốt, bạn nên sử dụng những bài thuốc từ cây sả mỗi ngày, đặc biệt là vào những buổi sáng sớm, vừa có công dụng trị ho vừa bảo vệ sức khỏe tránh các bệnh lý khác. Tuy nhiên, những bài thuốc từ cây sả có công dụng lâu hơn các loại thuốc Tây. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc kiên trì và liên tục, tránh các tình trạng bỏ dở.
  • Những bài thuốc từ cây sả không thích hợp cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ có dấu hiệu mang thai. Bởi trong cây sả có chứa thành phần gây kích thích co thắt tử cung, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
  • Các đối tượng có vấn đề về gan hoặc thận cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc trên để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết đã xoay quanh vấn đề trị ho bằng cây sả được dân gian truyền miệng và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng nguyên liệu này. Với những thông tin được chúng tôi cung cấp trong bài viết có thể giúp ích được cho bạn đọc biết thêm một số công thức khi sử dụng nguyên liệu này để trị ho. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa được chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh lý đang gặp phải.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ bạn biết chưa?

Nhờ các enzym tự nhiên và những dưỡng chất có lợi, giá đỗ có tác dụng làm dịu cổ họng,...

Mẹo bấm huyệt ngắt cơn ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Bấm huyệt ngắt cơn ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ là phương pháp chữa bệnh có khả năng...

Tìm hiểu cách chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi đơn giản, hiệu quả

Chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi có hiệu quả không?

Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Nó cũng mang...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực đơn giản

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?

Tình trạng ngứa ngáy cổ họng và ho do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện, tạo cảm giác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *