Những loại cây trị ho hiệu quả – Dân Nam dùng thuốc nam

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tía tô, gừng, lá hẹ hay me đất,… là những loại cây trị ho dễ kiếm đang được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng ho khan, ho có đờm tại nhà. Chúng khá an toàn cho sức khỏe và dễ sử dụng, không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược.

11 loại cây trị ho dễ kiếm

Ho là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp. Đôi khi, bạn có thể bị ho do dị ứng hoặc vướng dị vật trong cổ họng. Để khắc phục cơn ho, nhiều người tìm đến các cây thuốc nam quen thuộc như gừng, cây húng chanh hay cây hẹ… Chúng giúp xoa dịu cơn ho mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe.

1. Gừng – Cây thuốc nam trị ho hiệu quả

Gừng là cây thuốc trị ho có sẵn trong vườn nhà của nhiều hộ gia đình. Bộ phận được sử dụng làm thuốc đó chính là củ. Thảo dược này từ lâu đã được dân gian xem như một phương thuốc giảm ho an toàn cho trẻ em lẫn người trưởng thành.

Những loại cây trị ho hiệu quả
Gừng là một trong những loại cây trị ho hiệu quả nhất

Trong củ gừng chứa các hợp chất quan trọng là capsaicin và zingiberol. Các chất này hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau, chống viêm tự nhiên. Nó giúp làm giảm hiện tượng sưng đỏ, phù nề ở niêm mạc họng, xoa dịu cơn đau rát khó chịu, đồng thời ức chế co thắt cơ trơn trong đường hô hấp, xoa dịu cơn ho cho người bệnh.

Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng giữ ấm cơ thể và kích thích lưu thông máu đến đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.

  • Bài 1: Dùng 1 củ gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi cho vào cối giã nát. Bỏ gừng vào trong một cái chén sành, bỏ thêm 3 thìa đường phèn vào. Hấp cách thủy cho đường tan hoàn toàn. Gạn phần nước hấp tiết ra từ hỗn hợp uống ngày 3 lần.
  • Bài 2: Băm nhỏ 1 củ gừng rồi đem nấu với 2 bát nước và 1/3 thìa muối biển. Đun sôi cho nước trong nồi cô đặc còn 1 bát. Vớt bỏ bã, lấy nước uống làm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối khi còn ấm để xoa dịu cơn ho.
  • Bài 3: Lấy 1 nhánh gừng bằm nhuyễn đem hãm với nước sôi 15 phút. Thêm lượng mật ong vừa đủ vào rót uống vài lần trong ngày thay thế cho trà.
  • Bài 4: Lấy 1/2 củ gừng tươi đem xay nhuyễn chung với 2 củ cải trắng. Lọc hỗn hợp qua rây lấy nước cốt, nấu sôi rồi chia làm 2 hoặc 3 lần uống trong ngày cho hết. Sử dụng trong vài ngày liên tục để cơn ho được trị dứt hẳn.

2. Trị ho bằng cây tía tô

Tía tô cũng là loại cây trị ho dễ kiếm. Thảo dược này vừa được dùng làm thực phẩm, vừa có tác dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, ho khan, ho có đờm.

Trong lá tía tô chứa một lượng lớn tinh dầu cùng các chất như vitamin A, C, sắt hay kali. Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đồng thời giảm ho, cải thiện hệ miễn dịch.

Y học cổ truyền cũng ghi nhận, lá tía tô có tính ấm, giúp tiêu đờm, trừ hàn, giải cảm, hạ sốt, giảm ho. Bạn có thể tận dụng cây thuốc này để trị ho tại nhà theo một trong những cách sau:

  • Bài 1: Lá tía tô dùng 1 nắm dạng tươi hoặc phơi khô đem hãm với nước sôi làm trà uống. Sử dụng 2 – 3 tách mỗi ngày.
  • Bài 2: Lấy 8 gram tía tô kết hợp với 8 gram củ gấu, 4 gram cam thảo và 6 gram trần bì. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước đặc chia uống 2 lần. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
  • Bài 3: Dùng lá tía tô với hoa khế và hoa đu đủ đực mỗi thứ một ít. Đem cả 3 hấp cách thủy chung với đường phèn hoặc mật ong trong 20 phút. Chắt nước uống mỗi lần 3 – 5 ml. Bài thuốc này được dùng để trị ho cho trẻ em và cả người lớn.

3. Bài thuốc Nam trị ho từ cây rau diếp cá

Trong y học cổ truyền, rau diếp cá là một vị thuốc có tính mát, giúp trừ đờm, diệt khuẩn, tiêu thũng, ức chế cơn ho do viêm họng, viêm phế quản, nhiễm trùng amidan hay các vấn đề khác ở đường hô hấp.

Khoa học hiện đại cũng phát hiện ra, trong thành phần của lá diếp cá có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Nó hoạt động tích cực trong việc làm suy yếu hoạt động của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây ho, đồng thời xoa dịu kích ứng và làm giảm hiện tượng sưng viêm, nhiễm trùng bên trong đường thở.

cây rau diếp cá trị ho
Cây rau diếp cá có tác dụng trị ho, long đờm
  • Bài 1: Chuẩn bị 100g cây diếp cá. Đem nhặt lá và ngọn non, rửa sạch, ngâm nước muối. Cuối cùng xay nhuyễn lá diếp cá và lọc lấy nước uống 1 – 2 ly mỗi ngày.
  • Bài 2: Tiến hành xay nhuyễn rau diếp cá để lấy nước cốt tương tự như cách trên. Sau đó, trộn nước thu được chung với 1 bát nước vo gạo. Bỏ hỗn hợp vào nồi đun sôi khoảng 2 phút. Để nguội bớt uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Áp dụng vài ngày liên tục để cơn ho thuyên giảm hẳn.
  • Bài 3: Lấy 80 gram rau diếp cá đem nấu với 1 cái phổi lợn thành canh. Dùng món ăn này kèm với cơm khoảng 3 lần trong tuần có thể giúp tiêu bớt đờm nhầy vướng víu trong cổ họng, giảm ho có đờm và cải thiện tình trạng ho lao ra máu.

4. Chữa ho bằng cây húng chanh

Nhắc đến những loại cây trị ho hiệu quả chúng ta cần đề cập đến cây húng chanh, hay còn gọi là rau tần dày lá. Loại cây này cung cấp nhiều tinh dầu, trong đó chủ yếu bao gồm các chất như colein hay carvacrol. Khi được hấp thu, các chất này có tác dụng ức chế co thắt đường thở, giảm ho, kháng khuẩn, ức chế virus, xoa dịu cảm giác đau rát, đồng thời loại bỏ đờm nhầy vướng víu trong cổ họng.

Chính nhờ tác dụng tuyệt vời trên mà cây húng chanh được nhiều người tin dùng làm thuốc trị ho. Thảo dược này cũng giúp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề khác ở đường hô hấp, chẳng hạn như cảm cúm, viêm mũi hay hen suyễn.

  • Bài 1: Giã nhỏ 20 gram lá húng chanh rồi đem trộn lẫn với 20g đường phèn. Chưng cách thủy hỗn hợp từ 15 – 20 phút. Trẻ em uống mỗi lần 1 thìa, người lớn uống mỗi lần 2 thìa x 3 lần/ngày. Bài thuốc này thích hợp cho các trường hợp bị viêm họng hoặc ho do nhiệt.
  • Bài 2: Chuẩn bị 10 lá húng chanh (rửa sạch, thái nhỏ), 4 quả quất xanh ( cắt làm đôi), 20 gram đường phèn giã nhuyễn. Tất cả bỏ vào trong chén ăn cơm, sau đó bỏ vào nồi nước đang sôi hấp cách thủy. Gạn nước uống và nên ăn cả cải để đạt được hiệu quả giảm ho nhanh hơn, mỗi ngày dùng 3 lần. Bạn có thể áp dụng bài thuốc này khi bị ho có đờm.
  • Bài 3: Dùng thang thuốc gồm 20 gram lá húng chanh, 15 gram cây cam thảo đất, 5 gram sinh khương và 15 gram lá tía tô. Tất cả sắc kỹ lấy nước uống khi còn ấm giúp giải cảm, giảm ho, hạ sốt, kích thích bài tiết mồ hôi.

5. Cây hẹ trị ho

Giàu các hoạt chất Allicin, Odorin, cây hẹ có tác dụng tương tự như kháng sinh, giúp chống nhiễm trùng trong đường hô hấp, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, qua đó giảm dần cơn ho và các triệu chứng khác đi kèm.

Bên cạnh đó, các thành phần khác như chất xơ, vitamin A, C, saponin và nhiều loại khoáng chất được tìm thấy trong lá hẹ còn có tác dụng giải nhiệt, long đờm, đào thải độc tố cho cơ thể, làm tăng sức đề kháng với bệnh tật.

cây hẹ trị ho hiệu quả
Cây hẹ nổi tiếng với tác dụng trị ho, tiêu diệt vi khuẩn nhờ chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên
  • Bài 1: Đem 200g lá hẹ rửa cho thật sạch, thái nhỏ. Bỏ lá vào chén trộn chung với 50g đường phèn. Cuối cùng hấp cách thủy khoảng 20 phút. Để cho hỗn hợp nguội bớt chắt lấy nước uống. Sử dụng đều đặn vài lần mỗi ngày trong 5 – 7 ngày liên tục.
  • Bài 2: Dùng 1 nắm lá hẹ thái nhuyễn rồi hấp cách thủy chung với mật ong tương tự như cách trên. Uống nước và ăn cả cái để trị ho.
  • Bài 3: Lấy 1 ít lá hẹ đã được rửa sạch, thái nhuyễn đem hấp cách thủy chung với 1 lát gừng tươi và đường phèn. Gạn nước hấp uống 2 lần mỗi ngày, người lớn uống 5ml/lần, trẻ em uống 3ml.

6. Trị ho bằng thuốc nam từ cây thì là

Thì là vừa được sử dụng làm gia vị, vừa có tác dụng làm thuốc trị ho và nhiều bệnh lý khác. Thảo dược này có tác dụng giảm ho, xoa dịu cơn đau họng và giữ ấm đường thở.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc trị ho trên cây thì lá đó chính là hạt. Các trường hợp bị ho do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do do nhiễm trùng đường hô hấp có thể dùng hạt thì là theo hướng dẫn dưới đây:

  • Lấy hạt thì lá rửa sạch, phơi khô
  • Mỗi lần dùng 1 thìa, bỏ vào trong ấm
  • Thêm nước sôi vào, đậy nắp lại và ủ kín
  • Sau khoảng 20 phút có thể rót uống từ từ để làm dịu cơn ho và loại bỏ cảm giác khó chịu trong cổ họng.

7. Bài thuốc trị ho từ cây đu đủ

Hoa đu đủ thường được dân gian sử dụng làm thuốc trị ho khan. Nguyên liệu này có tác dụng long đờm, giảm viêm, cải thiện cơn ho và tình trạng đau rát khó chịu trong cổ họng.

Bên cạnh đó, các thành phần vitamin A, B, C, E Phenol cùng nhiều loại khoáng chất có trong hoa đu đủ đực còn giúp tăng cường chức năng hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp hiệu quả hơn.

cây đu đủ đực trị ho
Hoa đu đủ đực thường được dân gian thu hái làm thuốc trị ho
  • Bài 1: Dùng hoa đu đủ đực (15g) kết hợp với xạ can, mạch môn và lá húng chanh (mỗi vị 10g). Tất cả rửa sạch, giã nát, đem hấp chung với một ít muối cho chín. Chắt nước uống từ từ mỗi lần 2 thìa cà phê x 3 lần/ngày.
  • Bài 2: Hấp cách thủy 20 gram hoa đu đủ đực với 10 gram đường phèn. Để trên bếp khoảng 20 phút là được. Gạn nước hấp uống vài lần trong ngày để làm dịu cơn ho. Bài thuốc này dùng được cho cả trẻ em.
  • Bài 3: Lấy 15 gram hoa đu đủ đực giã nhuyễn chung với 15 gram lá hẹ và 10 hạt chanh tươi. Cho cả 3 nguyên liệu đã sơ chế vào chén hấp với 10ml mật ong nguyên chất trong 20 phút để lấy nước hấp uống trị ho.

8. Cây xương sông trị ho – tiêu đờm

Cây xương sông được trồng ở nhiều vùng miền của nước ta. Người dân thường hái lá cây đem về ăn gỏi hoặc làm thuốc trị ho hen, ho có đờm, cảm cúm, chảy nước mũi. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng bổ phế, ức chế co thắt phế quản, chống viêm và làm giảm cơn đau rát trong cổ họng do bị ho quá nhiều.

  • Bài 1: Dùng lá xương sông kết hợp với lá dâu và lẫm đề mỗi thứ 1 nắm. Đem cả 3 nấu lấy nước đặc để nguội uống. Cứ khoảng 30 phút – 1 tiếng lại lấy một ít nước nấu ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ cho trôi qua cổ họng. Dùng bài thuốc này cho các trường hợp bị ho do phế nhiệt, ho dai dẳng hay ho khan.
  • Bài 2: Trường hợp bị ho có sốt nhẹ, bạn lấy 6g lá xương sống và 6g lá hẹ thái nhỏ rồi hấp chung với 1 thìa đường trắng và 4 thìa mật ong. Lấy nước uống vài lần trong ngày để trị ho, giảm sốt.

9. Trị ho với bài thuốc từ cây hoa hồng trắng

Thêm một loại cây trị ho an toàn để bạn lựa chọn đó là hoa hồng trắng, hay còn gọi là hoa hồng bạch. Đây là dược liệu trong đông y có vị ngọt, tính mát. Trong cánh hoa chứa thành phần chính là tinh dầu cùng nhiều loại khoáng tố có tác dụng giảm ho, long đờm tốt.

cây hoa hồng trắng trị ho
Hoa hồng trắng hấp mật ong là bài thuốc trị ho hiệu quả

Cách sử dụng: 

  • Hoa hồng trắng tách riêng từng cánh, đem rửa sạch, rải trong bóng râm phơi khô
  • Mỗi lần bị ho, bạn hãy lấy 15 gram cánh hoa đem hấp chung với 10ml mật ong trong 15 phút. Gạn lấy nước cốt tiết ra uống khi còn ấm mỗi ngày 2 lần.

10. Cây me đất trị ho

cây me đất thường mọc hoang ở các khu đất ẩm. Loại cây này có tác dụng thông tiện, giảm ho, chống nhiễm trùng. Chủ trị viêm họng, bí tiểu, ho gà, sưng đau họng kèm sốt cao.

  • Bài 1: Lấy 65g me đất rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút để tiệt trùng. Sau đó bỏ cây thuốc tươi vào miệng nhai chung với 2g muối. Nuốt nước từ từ. Dùng bài thuốc này cho các trường hợp bị ho hay sưng đau họng, sốt do viêm họng.
  • Bài 2: Lấy 10 gram me đất đem sắc chung với 12 gram rễ chanh, 5 gram hạt mướp đắng, 2 gram phèn chung, 8 gram cho mỗi vị gồm lá xương sông và lá hẹ. Gạn nước thuốc, thêm vào một ít đường cho dễ uống. Bệnh nhân bị ho gà có thể dùng bài thuốc này.

11. Bài thuốc trị ho từ cây mướp

Mướp không chỉ cho quả và ngọn làm thực phẩm mà còn cung cấp hoa làm thuốc trị ho. Một số hoạt chất được tìm thấy trong hoa mướp có khả năng ức chế cơn ho và làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, vướng đờm…

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 12g hoa mướp và một ít mật ong nguyên chất
  • Đem hoa mướp  rửa sạch, nấu cùng 2 bát nước
  • Đun sôi khoảng 10 phút là được
  • Gạn nước nấu từ hoa mướp pha chung với mật ong cho đủ ngọt
  • Chia uống 2 lần mỗi ngày.

 XEM THÊM: 3 bài thuốc trị ho bằng cây lược vàng và lưu ý khi dùng

Trị ho bằng cách thuốc Nam có hiệu quả không?

Các loại cây trị ho ở trên có thể giúp giảm ho, chống lại tình trạng nhiễm trùng trong đường thở nhờ vào các thành phần hoạt chất tự nhiên sẵn có trong cây thuốc. Do vậy, chúng cho tác dụng một cách từ từ và chỉ thích hợp dùng cho các trường hợp bị ho nhẹ. Nếu bị ho nặng, bạn cần đi khám bác sĩ để được kê đơn các loại thuốc tây cho tác dụng nhanh và mạnh hơn.

Ngoài ra, khi trị ho bằng cách thuốc cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hiệu quả của cây thuốc trị ho phụ thuộc cơ địa của từng người. Do vậy mà kết quả nhận được ở mỗi bệnh nhân có thể không giống nhau
  • Cần kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày trong một thời gian kết hợp điều trị nguyên nhân gây ho để cơn ho được trị dứt điểm
  • Giữ ấm vùng cổ họng và mặc đủ ấm trong những ngày trời lạnh
  • Uống nhiều nước để làm loãng đờm nhầy và xoa dịu kích ứng trong cổ họng của bạn
  • Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường bổ sung rau quả trong bữa ăn. Tránh dùng đồ cay, các món ăn lạnh, đồ ngọt hay thức ăn nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể khiến cơn ho tăng nặng hơn.

Trên đây là những loại cây trị ho dễ kiếm, có thể cho hiệu quả tích cực với các trường hợp bị ho nhẹ. Khi thực hiện, bạn nên kiên trì kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để sức khỏe nhanh phục hồi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ho khan có đờm

Ho khan có đờm: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Ho khan có đờm xuất hiện một thời gian rồi hết, nhưng cũng có trường hợp kéo dài không khỏi....

Bị ho ở ba tháng đầu thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Phụ nữ mang thai thường dễ bị ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho sẽ gây ra những ảnh...

Bị ho khàn tiếng phải làm sao? 6 cách giảm nhanh, tự nhiên

Bị ho khàn tiếng phải làm sao là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Để có thể xử...

cách trị ho ngứa cổ họng

9 cách trị ho ngứa cổ họng hiệu quả ngay tại nhà

Có thể áp dụng các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà song song với việc dùng thuốc để...

Người bị ho nên hay không nên ăn thịt gà?

Có không ít tranh cãi về việc người bị ho nên hay không nên ăn thịt gà? Nhiều người giữ quan...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *