Ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị cho người lớn và trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp phải sau khi bị nhiễm lạnh thông thường. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có các triệu chứng khác nhau bao gồm: khó thở, đau ngực, sốt, kèm theo các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Chúng ta cần phải hiểu rõ cũng như biết cách khắc phục khi không may trở thành nạn nhân của bệnh ho có đờm.

ho có đờm
Đừng chủ quan trước biểu hiện ho có đờm

Ho có đờm là gì?

Đây là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng có thể hiểu đơn giản là cách mà cơ thể của bạn phản ứng với chất kích thích xuất hiện trong cơ quan hô hấp.

Cụ thể các chất kích thích như bụi, chất gây dị ứng, ô nhiễm,… có thể tấn công đường thở của bạn. Lúc này các dây thần kinh cảm biến sẽ tự gửi thông điệp tới não và cảnh bảo về sự xuất hiện của các tác nhân lạ này. Não sẽ gửi thông điệp qua tủy sống đến các cơ ở ngực và bụng. Các cơ này sẽ co lại và đẩy một luồng khí ra ngoài thông qua hệ hô hấp, giúp đẩy các chất kích thích có hại ra ngoài.

Ho là phản xạ quan trọng giúp cho cơ thể loại bỏ các chất kích thích có hại nên có thể làm cho bạn cảm thấy đau và khó thở. Khi bị bệnh, ho có thể giúp di chuyển chất nhầy và dịch tiết ra khỏi cơ thể làm thông đường thở và giúp cho những tổn thương nhanh lành hơn.

Ho có đờm thường trầm trọng hơn vào buổi tối do chất nhầy tích tụ phía sau cổ họng khi nằm xuống, càng kích hoạt phản xạ ho. Đôi khi các đặc điểm của cơn ho có thể là một dấu hiệu của nguyên nhân gây nên những cơn ho đó. Ho có đờm cho thấy cơ thể bạn tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho có đờm

Ho có đờm là kết quả của tình trạng nhiễm trùng bởi sự xâm nhập của vi sinh vật như vi khuẩn hoặc virus. Thường gặp ở những người bị cảm lạnh hay cảm cúm.

Toàn bộ hệ thống hô hấp của bạn được lót bằng màng nhầy. Chất nhầy thực hiện nhiều chức năng có lợi cho cơ thể như giữ cho đường thở luôn ẩm và bảo vệ phổi khỏi chất kích thích. Khi cơ thể chống lại tác nhân gây hại sẽ tiết chất nhầy nhiều hơn bình thường. Lúc này nó sẽ hoạt động như một cái bẫy, giữ lại và trục xuất các tác nhân gây nhiễm trùng. Chính vì vậy, những cơn ho có nhiều chất nhầy hoặc các chất nhầy mắc kẹt trong phổi và ngực.

nguyên nhân bị ho có đờm
Nhiều bệnh nhân bị ho có đờm do các bệnh về phế quản

Ngoài ra có nhiều nguyên nhân khiến cho chất nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến cho tình trạng ho có đờm kéo dài:

  • Viêm phế quản: là tình trạng viêm trong các ống phế quản, tức là các ống đưa không khí vào phổi. Thường viêm phế quản cấp tính do virus còn viêm phế quản mãn tính do hút thuốc lá.
  • Viêm phổi: tình trạng nhiễm trùng trong phổi do nấm, vi khuẩn, virus. Đây là căn bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được kiểm soát sớm.
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính: bệnh gây tổn thương tại phổi và các ống dẫn khí vào phổi. Thông thường nguyên nhân gây bệnh là do hút thuốc.

Bệnh ho có đờm ở trẻ em

Hầu hết nguyên nhân ho mà trẻ hay gặp phải là do virus, bệnh hen suyễn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:

ho có đờm ở trẻ em
Không được chủ quan khi trẻ bị ho có đờm
  • Do ho gà: những cơn ho dữ dội không kiểm soát được, tạo ra những tiếng vang, và trẻ thường thở hổ hển.
  • Ho do hít phải dị vật, khói thuốc lá hoặc do các chất kích thích từ bên ngoài tác động đến hệ hô hấp.
  • Viêm phổi: bệnh nhiễm trùng trong phổi có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Biện pháp chẩn đoán ho có đờm

Để chẩn đoán tình trạng ho của bệnh nhân, bác sĩ cần biết được thời gian bệnh diễn ra để đánh giá được bệnh đang nghiêm trọng như thế nào?

Hầu hết các cơn ho có thể được chẩn đoán hết sức dễ dàng bằng chuyên môn của bác sĩ. Nếu cơn ho kéo dài hoặc trầm trọng với các triệu chứng khác như sốt, giảm cân, mệt mỏi thì bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm bổ sung.

xét nghiệm đờm
Tiến hành xét nghiệm khi bệnh nhân bị ho có đờm

Xét nghiệm bổ sung thường bao gồm:

  • Chụp X – quang ngực
  • Kiểm tra chức năng phổi
  • Xét nghiệm máu
  • Phân tích đờm
  • Đo oxy trong máu..

Điều trị ho có đờm

Phương pháp điều trị ho có đờm còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với những cơn ho có đờm do virus gây ra cảm lạnh, cảm cúm thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh cũng có thể điều trị được ho.

Người bệnh cũng có thể giảm ho bằng việc dùng các biện pháp dân gian tại nhà. Dùng một ít mật ong trước khi đi ngủ là phương pháp khá an toàn giúp giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Ngoài ra có thể dùng các phương pháp điều trị khác như:

  • Dùng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong không khí.
  • Dùng thuốc như: acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil)… để giảm đau và khó chịu ở ngực.
  • Dùng thuốc ho theo toa, thuốc dị ứng, thuốc kháng sinh… Nhưng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

THAM KHẢO THÊM: Các loại thuốc Tây trị ho có đờm hiệu quả và lưu ý khi dùng

Những điểm khác biệt giữa ho khan và ho có đờm

Ho khan thường khô và không tạo ra chất nhầy, thường gây đau và khó kiểm soát. Chúng thường xảy ra khi hệ hô hấp bị viêm, bị kích thích nhưng không dư thừa chất nhầy. Thông thường các triệu chứng bệnh thường xảy ra vào những tuần sau khi đã bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Bệnh ho khan thường là do: viêm thanh quản, viêm họng, hen suyễn, dị ứng, trào ngược dạ dày…

Bệnh ho khan rất khác ho có đờm và phương pháp điều trị cũng rất khác. Chính vì vậy cần phải phân biệt rõ để áp dụng các cách chữa trị thật sự phù hợp.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cơ ho có đờm diễn ra hơn hai tuần. Ngoài ra nên tới bệnh viện ngay kho cảm thấy khó thở, ho ra máu, da tái xanh, chất đờm có mùi hôi…

điều trị ho có đờm
Bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị khi bệnh nhân bị ho có đờm

Đối với trẻ nhỏ thì nên gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện:

  • Bé hơn 3 tháng tuổi và bị sốt hơn 38 độ C
  • Bé hơn 2 tuổi và bị sốt hơn 38 độ C quá 1 ngày
  • Thở khò khè mà không phải do bị hen
  • Có triệu chứng sốt phát ban

Ho có đờm thường do nhiễm trùng đơn giản và có thể kiểm soát trong 2 tuần nếu xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn và chỉ định các biện pháp chữa bệnh cụ thể.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

THÔNG TIN CẦN BIẾT

7 cách trị ho theo dân gian được nhiều người chia sẻ

Trị ho từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt...

Ho khan tức ngực là bị gì? Có nguy hiểm không?

Ho khan tức ngực là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý như viêm phổi, tràn dịch...

Nước ép dứa trị ho được không?

Các nhà khoa học cho rằng bệnh ho có thể điều trị được bằng các biện pháp tự nhiên thay...

Tìm hiểu cách chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi đơn giản, hiệu quả

Chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi có hiệu quả không?

Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Nó cũng mang...

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho và cách điều trị: Cha mẹ nên biết

Ho là một trong những căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Để giúp trẻ đối diện với căn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *