Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?

Tình trạng ngứa ngáy cổ họng và ho do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện, tạo cảm giác khó chịu và khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này xảy ra là do lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Từ đó gây kích ứng niêm mạc tại chỗ, hình thành cảm giác nóng rát ở ngực, ợ nóng và ho kéo dài.

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?
Tìm hiểu ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị không

Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một rối loạn tiêu hóa. Bệnh có nguồn gốc từ một vòng cơ nằm ở ranh giới giữa dạ dày và thực quản, cơ thắt thực quản dưới. Khi vòng cơ yếu đi hoặc thư giãn không thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lượng axit dịch vị tồn tại trong dạ dày chảy vào thực quản.

Ở những trường hợp nghiêm trọng, axit dịch vị có thể trào ngược lên cổ họng dẫn đến kích ứng và gây ho mãn tính.

Theo các chuyên gia, ho không phải là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do bệnh trào ngược dạ dày chiếm ít nhất 25% vai trò của các nguồn gốc gây ra biểu hiện ho nhiều. Trong khi đó tình trạng ho kéo dài không chỉ được hình thành từ hiện tượng trào ngược axit mà còn khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Có hai cơ chế cõ thể lý giải cho vấn đề trên. Đầu tiên, triệu chứng ho là một hoạt động phản xạ lại khi lượng axit di chuyển từ dạ dày vào thực quản tăng cao. Phản xạ này xảy ra nhằm bảo vệ đường thở.

Cơ chế thứ hai, lượng axit dịch vị sau khi trào ngược vào thực quản thì tiếp tục di chuyển khỏi thực quản và lên trên. Các giọt axit dạ dày chạm vào cổ họng và gây kích thích ho. Tình trạng này được gọi là trào ngược dạ dày thanh quản.

Ngoài ra, khi lượng axit dạ dày di chuyển, tiếp xúc với cổ họng và dây thanh âm, những vị trí này có thể bị viêm và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Điểu hình như khó nuốt, vướng víu ở cổ họng, khàn tiếng, viêm amidan, viêm họng kéo dài…

Axit dịch vị có thể trào ngược lên cổ họng dẫn đến kích ứng và gây ho mãn tính
Axit dịch vị có thể trào ngược từ dạ dày lên cổ họng dẫn đến kích ứng và gây ho mãn tính

Dấu hiệu nhận biết ho do trào ngược dạ dày

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng ho do trào ngược dạ dày bằng một số dấu hiệu sau:

  • Có vị chua trong miệng, ợ nóng
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau họng
  • Có đờm
  • Khàn tiếng
  • Đau, nóng rát vùng thượng vị
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Trào ngược dạ dày khi ngủ
  • Ợ chua.

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Ho do trào ngược dạ dày thường không gây nguy hiểm, cơn ho sẽ giảm nhanh ngay khi bệnh trào ngược dạ dày được chữa khỏi. Ngoài ra người bệnh cũng có thể kiểm soát cơn ho bằng các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên nếu chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị, biểu hiện ho do trào ngược có thể phát triển và trở thành ho mãn tính. Tình trạng ho nhiều và kéo dài nếu không được kiểm soát sẽ khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hơn và ngược lại. Điều này xuất hiện là do trào ngược dạ dày và ho mãn tính có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Hơn thế nếu không được kiểm soát, tình trạng ho nhiều kéo dài còn khiến người bênh đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như: Suy nhược cơ thể nghiêm trọng, viêm cầu thận, viêm thấp khớp, đau đầu, chóng mặt, mất kiểm soát bàng quang, ung thư vòm họng.\

Ho do trào ngược dạ dày thường không gây nguy hiểm và có thể giảm nhanh ngay khi bệnh trào ngược được chữa khỏi

Biện pháp chẩn đoán ho do trào ngược dạ dày

Để chẩn đoán ho do trào ngược dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cho bạn một vài câu hỏi có liên quan đến triệu chứng và tiền sử mắc bệnh.

Ngoài ra để chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm để theo dõi lượng pH trong lòng ngực thực quản trong 24 giờ. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng ống đầu dò đặt qua mũi vào thực quản. Trong thời gian này, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và ăn uống như bình thường, kể cả việc nằm ngồi và đi lại.

Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể được chẩn đoán ho do trào ngược dạ dày bằng thử nghiệm với thuốc ức chế bơm proton (một loại thuốc được sử dụng phổ biến trong trào ngược dạ dày).

Trong thời gian sử dụng thuốc ức chế bơm proton, nếu triệu chứng ho cải thiện đồng thời cùng với bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì bệnh lý này có thể là nguyên nhân chính khiến cơn ho xuất hiện dai dẳng và kéo dài.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?

Ho do trào ngược dạ dày có cần điều trị không?

Ho do trào ngược dạ dày nếu không được điều trị sẽ phát triển thành ho mãn tính và gây ra nhiều biến chứng, rủi ro không mong muốn. Chính vì thế, ngay khi các biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất hiện, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chữa trị.

Thông thường, để điều trị ho do trào ngược dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

Một số thay đổi trong lối sống và thói quen sinh hoạt mỗi ngày như ăn chậm rãi, nhai kỹ, mặc quần áo rộng… có thể giúp những bệnh nhân bị ho do trào ngược dạ dày cải thiện cảm giác khó chịu, đặc biệt đối với các trường hợp có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống
Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống giúp kiểm soát cơn ho do trào ngược dạ dày

Ngoài ra những người bị ho do trào ngược dạ dày thực quản có thể kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà và thói quen sinh hoạt như sau:

  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh của cơ thể: Việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh của cơ thể bằng cách luyện tập đều độ và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh có thể làm giảm áp lực lên dạ dày. Đồng thời kiểm soát quá trình tiết dịch vị, làm giảm lượng axit dịch vị từ dạ dày di chuyển lên thực quản.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc có thể khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm nặng hơn triệu chứng ho. Vì thế, để quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ, bạn cần ngưng hút thuốc.
  • Mặc quần áo rộng: Việc sử dụng những trang phục rộng rãi, thoáng mát có thể gián tiếp làm giảm bớt một lượng áp lực lên dạ dày.
  • Tránh ăn quá nhiều, ăn chậm nhai kỹ: Nếu ăn quá nhiều trong một thời điểm, sự đóng kín của cơ thắt thực quản dưới sẽ bị ảnh hưởng và bị ức chế. Điều này cho phép lượng axit dịch vị trong dạ dày dâng lên, trào ngược vào thực quản và di chuyển đến cổ họng. Tốt nhất bạn nên chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ. Đồng thời ăn chậm nhai kỹ.
  • Kê cao đầu giường: Những người bị ho do trào ngược dạ dày nên nâng đầu giường hoặc kê gối cao khi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn làm giảm lượng axit dạ dày trào ngược vào thực quản và cắt giảm cơn ho.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống có khả năng kích thích hoạt động trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Điển hình như các loại rượu bia, thức uống chứa cồn, cafein, cam quýt, sô cô la, thức ăn cay nóng, thực phẩm giàu axit và có vị chua, tỏi, hành, bạc hà, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và bảo quản, thức ăn nhanh.

Sử dụng thuốc điều trị

Để khắc phục tình trạng ho do trào ngược dạ dày, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Loại thuốc này có thể trung hòa axit dịch vị hoặc tác động, ức chế tạm thời hoạt động tiết axit dịch vị trong dạ dày.

Các loại thuốc đặc trị trào ngược dạ dày thực quản gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gây ho. Loại thuốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng giảm tiết axit dạ dày. Đồng thời kiểm soát tốt các triệu chứng do hiện tượng tăng tiết dịch vị gây ra, trong đó có triệu chứng ho.

Một số loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến gồm: Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Meprazole, Pantoprazole.

Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gây ho
  • Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid là nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng trong quá trình điều trị ho do trào ngược dạ dày thực quản. Nhờ muối, các ion hydroxide và bicarbonate, nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản.

Ngoài ra việc đưa thuốc kháng acid vào quá trình điều trị bệnh còn giúp người bệnh kiểm soát cơn ho và các triệu chứng khó chịu khác do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Thành phần chủ yếu của các hoạt chất tồn tại trong nhóm thuốc kháng acid gồm: canxi cacbonat, nhôm hydroxit, sodium bicarbonate, magie hydroxit…

  • Thuốc ức chế thụ thể H2

Thuốc ức chế thụ thể H2 hoạt động bằng cách ngăn cản các tế bào trong dạ dày cạnh tranh gắn kết với các thụ thể tồn tại trên tế bào mang nhiệm vụ sản xuất acid. Từ đó giúp kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày và các biểu hiện đi kèm.

Ranitidine, Nizatidine, Cimetidine, Famotidine là các loại thuốc ức chế thụ thể H2 được sử dụng phổ biến.

Trong trường hợp cơn ho không được kiểm soát tốt bằng các loại thuốc đặc trị trào ngược dạ dày thực, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và bổ sung thêm một số loại thuốc điều trị ho vào quá trình chữa bệnh.

  • Thuốc giảm ho ngoại biên

Thuốc giảm ho ngoại biên có tác dụng làm giảm bớt sự nhạy cảm của đường hô hấp khi bị kích thích bởi lượng axit dịch vị trào ngược từ dạ dày. Từ đó giúp người bệnh cắt giảm cơn ho.

  • Thuốc giảm ho trung ương

Thuốc giảm ho trung ương có khả năng ức chế trực tiếp, làm tăng ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tủy. Từ đó giúp cải thiện tốt cơn ho do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Ngoài ra loại thuốc này có tác dụng ức chế nhẹ trung tâm hô hấp và an thần.

Thuốc giảm ho trung ương
Thuốc giảm ho trung ương sẽ được sử dụng khi thuốc đặc trị trào ngược dạ dày không thể kiểm soát cơn ho

Biện phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản gây ho

Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày gây ho, bạn có thể lưu ý và áp dụng các biện pháp đơn giản sau:

  • Không nằm xuống trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có khả năng gây kích ứng. Đặc biệt rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn cay nóng.
  • Không ăn quá nhiều cùng một thời điểm.
  • Hạn chế ăn uống trước khi đi ngủ 2 giờ.
  • Kê cao đầu khi nằm hoặc khi ngủ để thức ăn và axit dạ dày không bị đẩy lên ống thực quản và cổ họng.
  • Hạn chế tối đa hoạt động hút thuốc lá.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp. Những người bị thừa cân béo phì nên áp dụng chế độ ăn kiêng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dành thời gian vận động và luyện tập thể dục mỗi ngày.
  • Không thức khuya.
  • Kiểm soát căng thẳng.
  • Tránh mặc quần áo ôm sát vào cơ thể để quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Hiện tượng ho do trào ngược dạ dày thường không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó bệnh có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, hoạt động lành mạnh và nhiều phương pháp điều trị đơn giản khác. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan không điều trị, ho nhiều và ho lâu ngày có thể khiến bạn đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó hãy đến viện viện để được thăm khám và điều trị ngay khi mắc bệnh.

Bé bị ho khàn tiếng phải làm sao? Khi nào đi viện?

Bé bị ho khàn tiếng là hiện tượng thường gặp khi trẻ quấy khóc, la hét quá nhiều hoặc do...

Siro ho cho bà bầu loại nào tốt? Các lưu ý khi dùng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại thuốc siro ho cho bà bầu với đa dạng...

5 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả, an toàn

Trước những cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc tân dược, việc tìm ra cách trị ho cho trẻ...

gối chống trào ngược dạ dày cho người lớn

Gối Chống Trào Ngược Dạ Dày Cho Người Lớn: Công Dụng, Cách Dùng

Gối chống trào ngược cho người lớn là một trong những biện pháp hỗ trợ mới xuất hiện trong thời...

[Mẹo hay] Dùng trứng gà chữa đau dạ dày rất tuyệt vời mà bạn nên thử

Chữa đau dạ dày bằng trứng gà là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, được nhiều người biết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *