Cách dùng lá trầu không trị ho cho trẻ và lưu ý

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ là một phương pháp dân gian được ông bà xưa tin tưởng, áp dụng và lưu truyền cho đến hiện tại. Phương pháp chữa bệnh này không chỉ giúp trẻ cắt giảm cơn ho khan mà còn giúp cải thiện tình trạng ho có đờm, ho do viêm họng, ho do sốt…

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ
Tìm hiểu bài thuốc dùng lá trầu không trị ho cho trẻ và những điều cần lưu ý khi áp dụng

Công dụng trị ho cho trẻ bằng lá trầu không

Trong Đông y, lá trầu không mang trong mình tính ấm, có mùi thơm hăng hắc và vị cay nồng. Dược liệu có tác dụng trung hành khí, làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng, khử phong tán hàn, hóa đàm, chỉ thống, tiêu thủng. Bên cạnh đó, nhờ vị cay nồng, tính ấm và một số hoạt chất có lợi trong tinh dầu, lá trầu không còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu viêm, giải độc, tiêu đờm. Đồng thời giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt nhanh một số loại vi khuẩn gây hại.

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, trong Đông y, lá trầu không thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị ho khan, ho có đờm, ho do bệnh viêm họng, ho do sốt, ho do cảm cúm. Ngoài ra, từ xưa, dược liệu còn được dùng trong điều trị một số bệnh lý khác liên quan đến hệ hô hấp và tình trạng viêm nhiễm. Đó là: Viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm tai giữa, bệnh phổi, dị ứng, nhiễm trùng da, nấm da… Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không cũng rất tốt.

Trong Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu tìm thấy bên trong lá trầu là một lượng lớn tinh dầu. Hơn thế, tồn tại bên trong tinh dầu là đông đảo những hoạt chất có lợi với tên gọi: Cađinen, chavicol, và betel-phenol (hay 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen hoặc chavibetol). Các hoạt chất này hoạt động như một chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ đó giúp người bệnh sát khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự hình thành và sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn một cách mạnh mẽ. Đó là: Trực khuẩn coli, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

Hoạt chất chavicol, hoạt chất cađinen và hoạt chất betel-phenol còn có khả năng làm dịu nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy tại vùng cổ họng hoặc những vị trí đang bị viêm nhiễm khác. Đồng thời giúp cổ họng giảm sưng, giảm viêm và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một số khoáng chất và dưỡng chất bên trong lá trầu không. Cụ thể như: Chất xơ, protein, niacin, tanin, canxi, carbohydrate, caroten, vitamin C. Những dưỡng chất và khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh.

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, bài thuốc dùng lá trầu không trị ho cho trẻ không chỉ giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng ho khan, ho có đờm mà còn làm ẩm cổ họng, giảm ngứa rát và giúp cổ họng trở nên dễ chịu hơn. Đồng thời giúp người bệnh khắc phục nhanh một số tình trạng khó chịu đi kèm: Đau buốt họng, sốt, đau đầu, rát họng, khó nói…

Công dụng trị ho cho trẻ bằng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị ho khan, ho có đờm, ho do sốt, ho do viêm họng…

Hướng dẫn dùng lá trầu không trị ho cho trẻ thật đơn giản

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, phụ huynh có thể lưu lại và áp dụng một trong 3 cách dùng lá trầu không trị ho cho trẻ đơn giản dưới đây:

1. Bài thuốc dùng mật ong và lá trầu không trị ho cho trẻ

Theo Y học hiện đại, thành phần chủ yếu được tìm thấy bên trong mật ong (hỗn hợp gồm đường và nhiều thành phần có lợi khác) là các carbohydrat (38,5% fructose và 31,0% glucose, carbohydrat hỗn hợp, maltose và sucrose). Các carbohydrat có khả năng giảm sưng, giảm viêm, làm dịu tình trạng đau rát. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất chứa trong mật ong. Gồm: Catalase, chrysin, pinobanksin, pinocembrin và vitamin C. Những dưỡng chất này có tác dụng cải thiện tình trạng ho khan, ho kèm sốt, ho do viêm họng. Đồng thời giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng và ngăn ngừa sự xuất hiện của những bệnh lý nguy hiểm.

Nhờ đó, mẹ có thể sử dụng mật ong và lá trầu không để tạo ra một bài thuốc trị ho hoàn hảo cho trẻ.

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 3 thìa mật ong nguyên chất
  • 200ml nước đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không mang đi rửa sạch
  • Ngâm lá trầu không trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn bám trên lá
  • Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước, để ráo nước
  • Thái nhỏ lá trầu không
  • Cho lá trầu không vào cối và thực hiện giã nhuyễn
  • Cho nước đun sôi đã chuẩn bị vào lá trầu không và ngâm khoảng 20 phút
  • Dùng tay sạch vò nát lá trầu không, vắt kiệt tinh dầu trong lá để ra hết chất thuốc
  • Lọc lấy nước cốt lá trầu không và rót vào ly
  • Thêm mật ong nguyên chất vào cùng, khuấy đều
  • Uống ngay khi vừa pha xong
  • Thực hiện 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút.

Người bệnh thực hiện bài thuốc dùng mật ong và lá trầu không trị ho cho trẻ từ 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy tình trạng ho khan và ho có đờm được cải thiện. Trong trường hợp trẻ em có đờm kèm theo viêm họng, mẹ có thể kết hợp dùng lá trầu không hơ nóng. Sau khi hơ nóng, dán lá vào ngực của trẻ khi ngủ.

Lưu ý: Bài thuốc dùng mật ong và lá trầu không trị ho cho trẻ không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi một số hoạt chất bất lợi trong mật ong có khả năng tác động đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên đối với những trẻ lớn hơn 1 tuổi thì không có vấn đề gì. Ba mẹ có thể thay mật ong bằng đường phèn cũng có tác dụng tương tự.

Bài thuốc dùng mật ong và lá trầu không trị ho cho trẻ
Bài thuốc dùng mật ong và lá trầu không trị ho cho trẻ

2. Bài thuốc dùng gừng và lá trầu không trị ho cho trẻ

Trong Đông y gừng mang trong mình vị cay, tính ấm. Nhờ đó gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giải độc, giảm đau, tiêu đờm, tiêu viêm. Đồng thời giúp người bệnh kháng khuẩn, ức chế sự hình thành và tiêu diệt tốt các tác nhân gây hại. Hơn thế, nhờ tính ấm và nhiều hoạt chất có lợi, gừng còn có khả năng khử phong tán hàn, làm ấm cổ họng, giúp hạ sốt, trị ho khan, ho có đờm, giảm đau đầu và giảm đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất được tìm thấy trong gừng tươi còn có khả năng làm dịu nhanh các vết xước và rút ngắn thời gian làm lành những vết thương.

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 1 củ gừng tươi loại nhỏ
  • 200ml nước đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không mang đi rửa sạch
  • Ngâm lá trầu không trong nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn bám trên lá
  • Sau 15 phút, vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước, để ráo nước
  • Thái nhỏ lá trầu không
  • Gừng gạo vỏ, rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát
  • Cho gừng vào cối và thực hiện giã nhuyễn
  • Cho lá trầu không và gừng vào bát, thêm nước sôi vào cùng và thực hiện ngâm trong 20 phút
  • Dùng tay sạch vò nát lá trầu không, vắt kiệt tinh dầu trong lá để ra hết chất thuốc
  • Lọc lấy nước thuốc và rót vào ly
  • Uống ngay khi vừa thực hiện.

Người bệnh cần thực hiện bài thuốc dùng gừng và lá trầu không trị ho cho trẻ 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút. Kiên trì sử dụng trong 5 ngày để bệnh tình có thể nhanh chóng cải thiện.

Bài thuốc dùng gừng và lá trầu không trị ho cho trẻ
Bài thuốc dùng gừng và lá trầu không trị ho cho trẻ

3. Bài thuốc trị ho cho trẻ bằng lá trầu không và củ nén

Nén còn có tên gọi khác là hành tăm. Đây là một loại thực vật thuộc họ Hành. Trong Đông y, củ nén mang trong mình vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, khử phong tán hàn, loại trừ độc tố và các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó một số hoạt chất được tìm thấy bên trong củ nén còn có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cao. Nhờ đó, giúp người bệnh mau chóng cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm. Đồng thời giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng, điều trị ho kèm theo sốt, viêm họng và một số triệu chứng khác.

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 3 – 4 củ nén
  • 200ml nước đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không rửa sạch
  • Ngâm lá trầu không trong nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn bám trên bề mặt lá
  • Sau 15 phút, vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước, để ráo nước
  • Thái nhỏ lá trầu không
  • Củ nén mang đi bóc bỏ vỏ và rửa sạch
  • Cho củ nén và lá trầu không vào cối sau đó thực hiện giã nát
  • Thêm nước sôi và ngâm dược liệu trong 20 phút
  • Vắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã
  • Uống ngay khi vừa thực hiện
  • Sử dụng 2 lần/ngày.

Để tình trạng ho khan, ho có đờm mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc trị ho cho trẻ bằng lá trầu không và củ nén liên tục trong 5 ngày.

Bài thuốc trị ho cho trẻ bằng lá trầu không và củ nén
Bài thuốc trị ho cho trẻ bằng lá trầu không và củ nén

Những điều cần lưu ý khi dùng lá trầu không trị ho cho trẻ

Để đảm bảo an toàn, bên cạnh bài thuốc dùng lá trầu không trị ho cho trẻ vừa tốt vừa đơn giản, ba mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Ba mẹ không nên sử dụng đồng thời hoặc kết hợp củ nén và mật ong chữa bệnh ho cho trẻ. Bởi hai vị thuốc này kỵ nhau.
  • Ba mẹ nên sử dụng những lá trầu không có màu xanh sẫm, lá trầu không già để chữa ho cho trẻ. Bởi lượng tinh dầu chứa trong lá trầu không già nhiều hơn lượng tinh dầu tồn tại trong lá trầu không non.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu ở dạ dày trong thời gian sử dụng những bài thuốc dùng lá trầu không trị ho cho trẻ, ba mẹ nên cho trẻ sử dụng hết 3 ngày thì dừng lại. Sau 3 ngày nghỉ ngơi, nếu những triệu chứng khó chịu không còn, ba mẹ nên cho trẻ tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 3 – 5 ngày.
  • Trước khi thực hiện những bài thuốc dùng lá trầu không trị ho cho trẻ, ba mẹ nên rửa và ngâm lá trầu không trong nước muối. Điều này sẽ giúp trẻ tránh khỏi tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm.
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị đau dạ dày không nên sử dụng bài thuốc dùng mật ong và lá trầu không quá thường xuyên.

Bài thuốc dùng lá trầu không trị ho cho trẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa bệnh, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ áp dụng các bài thuốc. Đồng thời sử dụng kết hợp bài thuốc từ lá trầu không cùng với đơn thuốc trị ho do bác sĩ đề ra nếu có yêu cầu. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?

Tình trạng ngứa ngáy cổ họng và ho do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện, tạo cảm giác...

Thuốc Tây trị ho có đờm và lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc Tây trị ho có đờm có tác dụng nhanh chóng nên thường được bệnh nhân lựa chọn....

7+ loại kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các loại kẹo ngậm trị ho thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho...

11 loại tinh dầu giúp giảm cơn ho có thể bạn chưa biết

Một số tinh dầu có thể giúp bạn làm dịu cổ họng, chống lại vi khuẩn và làm giảm viêm....

Ho là một trong những biểu hiện của bệnh viêm amidan

Viêm amidan có ho không? Ho khi bị viêm amidan có nguy hiểm?

Khi bị viêm amidan, bệnh nhân sẽ thường có các triệu chứng như đau rát vùng họng, khó nuốt khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *