Húng quế và công dụng trị ho có thể bạn chưa biết

Húng quế là một trong những giải pháp trị ho từ thiên nhiên hiệu quả, nhưng ít người biết đến. Ngoài công dụng trị ho, húng còn hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng hen suyển, viêm phế quản và cảm lạnh.

Công dụng trị ho của lá húng quế
Húng quế là một trong những loại rau gia vị có công dụng trị ho hiệu quả

Húng quế và công dụng trị ho tuyệt vời

Húng quế là loại rau được dùng như gia vị trong nhiều món ăn hàng ngày của người Việt. Đây cũng được xem là loại dược liệu đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá húng quế có chứa các chất chống oxy hóa và cũng là nguyên liệu để chưng cất tinh dầu.

Từ thời xa xưa, lá rau húng quế được những lương y sử dụng một bài thuốc có khả năng chống ho, kiềm chế tình trạng ho và long đờm. Ngoài ra, húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, chống lại tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện nhiều ở đường ho hấp.

Húng quế trị ho
Húng quế được sử dụng như một bài thuốc dân gian để trị ho và chăm sóc sức khỏe

Chứa các chất như Camphene, cineole, eugenol, húng quế có khả năng đánh bại tình trạng sung huyết. Qua đó, chống dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh dị ứng ở đường hô hấp.

Các loại tinh dầu từ húng quế được chưng cất và sử dụng nhiều trên thị trường với hiệu quả sử dụng rất tốt, nhưng giá của chúng là khá cao. Vì vậy, người bệnh có thể điều trị tình trạng ho của mình từ lá húng quế có sẵn trong vườn nhà.

Những cách sử dụng húng quế trị ho hiệu quả

1.Lá húng quế tươi nấu với nước lọc trị ho nhanh chóng

Khi có những triệu chứng ho ban đầu, người bệnh có thể nhổ từ 8 – 10 lá húng quế tươi, sau đó đun sôi kèm với 300 – 500ml nước lọc từ 5 đến 6 phút. Để hỗn hợp nguội sau đó uống đều đặn hàng ngày.

Hỗn hợp này hoạt động như một loại si rô ho tuyệt vời và giúp giảm tình trạng ho một cách nhanh chóng.

2. Nhai lá húng quế tươi trị ho

Nếu người bệnh không có nhiều thời gian cho việc nấu các hỗn hợp điều trị ho, có thể nhổ vài lá húng quế tươi, sau đó rửa sạch và nhai sống. Cách này cũng đem đến những hiệu quả điều trị ho và giảm các triệu chứng cảm lạnh cho người bệnh.

3. Sử dụng lá húng quế như gia vị trong các bữa ăn

Người bệnh ho, cảm lạnh thường được cho sử dụng cháo để dễ dàng tiêu hóa. Và để tăng hiệu quả sử dụng, có thể cho thêm một ít lá húng quế vào cháo. Hỗn hợp này có thể tăng hiệu quả điều trị ho và làm giảm triệu chứng ho nhanh chóng hơn nữa.

Công dụng trị ho
Ăn lá húng quế là một trong những phương pháp trị ho một cách hiệu quả hơn

4. Trà hoa húng quế giúp chữa ho viêm họng, đau đầu

Hãm trà từ hoa húng quế và lá húng quế có thể giúp điều trị ho một cách hiệu quả. Lưu ý phơi khô hoa, trà húng quế trước khi tiến hành hãm trà. Sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để tăng khả năng điều trị bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng húng quế trị ho, cảm lạnh

  • Lưu ý đến liều lượng sử dụng lá húng quế: Bên trong lá húng quế có chứa Eugenol, chất có khả năng gây ngộ độc khi sử dụng quá nhiều. Chính vì vậy, nên chú ý liều lượng của lá húng quế để tránh tình trạng bị ngộ độc. Một vài những biểu hiện của việc bị dư thừa Eugenol như thở gấp, ho, nước tiểu lẫn máu.
  • Những tương tác thuốc của lá húng quế: Rau húng quế có công dụng làm loãng máu, chính vì vậy, người bệnh đang sử dụng các loại thuốc chống loãng máu không nên sử dụng loại rau này để điều trị ho.
  • Húng quế không tốt cho những phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều húng quế đễ tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Húng quế có thể làm hạ đường huyết: Những người đã có tiền sử bị hạ đường huyết, tiểu đường không nên sử dụng húng quế để điều trị ho.
  • Húng quế chỉ có tác dụng điều trị ho do cảm lạnh: Ho là triệu chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau. Lá húng quế với những thành phần của mình, chỉ có công dụng trị ho do cảm lạnh. Nếu triệu chứng ho xuất hiện kèm theo những biểu hiện nguy hiểm khác, nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chẩn trị bệnh hiệu quả nhất.

Những thông tin do Thuốc Dân Tộc cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế những tư vấn từ phía các bác sĩ có chuyên môn. 

Có thể bạn quan tâm

Ho là một trong những biểu hiện của bệnh viêm amidan

Viêm amidan có ho không? Ho khi bị viêm amidan có nguy hiểm?

Khi bị viêm amidan, bệnh nhân sẽ thường có các triệu chứng như đau rát vùng họng, khó nuốt khi...

Ho mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ho thực chất là sự phản ứng của cơ thể trước chất nhầy cũng như các chất lạ có thể...

5 cách chữa ho khan về đêm – Dứt nhanh cơn ho

Hiện tượng ho khan về đêm kéo dài khiến cho nhiều người mệt mỏi, mất ngủ, uể oải khi thức...

Bị ho khàn tiếng phải làm sao? 6 cách giảm nhanh, tự nhiên

Bị ho khàn tiếng phải làm sao là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Để có thể xử...

Bé bị ho khàn tiếng phải làm sao? Khi nào đi viện?

Bé bị ho khàn tiếng là hiện tượng thường gặp khi trẻ quấy khóc, la hét quá nhiều hoặc do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *