Bị ho khàn tiếng phải làm sao? 6 cách giảm nhanh, tự nhiên

Bị ho khàn tiếng phải làm sao là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Để có thể xử lý đúng cách, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó áp dụng những phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp giúp khắc phục tốt bệnh lý. Đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển mạnh dẫn đến những vấn đề phức tạp.

Bị ho khàn tiếng phải làm sao?
Tìm hiểu bị ho khàn tiếng phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân dẫn đến ho khàn tiếng

Trên thực tế tồn tại rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị ho khàn tiếng. Cụ thể như:

  • Dị ứng với môi trường ô nhiễm: Việc tiếp xúc với môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị ho khàn tiếng. Đa phần tình trạng này sẽ xuất hiện do người bệnh hít nhiều khói bụi, tác nhân gây hại trong không khí, mẫu vụn thực phẩm. Một số trường hợp ho kèm theo khàn tiếng là do không khí quá khô.
  • Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể sẽ hình thành một số phản ứng. Trong đó có tình trạng ho kèm theo hiện tượng khàn tiếng.
  • Nhiễm virus: Nếu không cẩn thận người bệnh có thể dễ dàng bị nhiễm virus dẫn đế cảm lạnh, cảm cúm, sốt, viêm họng… Khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ dễ dàng bị ho kèm theo hiện tượng khàn tiếng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho khàn tiếng còn do một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể như: Hen suyễn, hen phế quản, viêm thanh quản, viêm họng… Ngoài ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản, suy tim cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh mắc phải tình trạng này.

Triệu chứng khi bị ho khàn tiếng

Đối với những bệnh nhân bị ho khàn tiếng do cơ thể nhạy cảm với những tác nhân gây ô nhiễm môi trường hoặc do dị ứng thời tiết thường không cảm thấy tức ngực hoặc khó thở. Thay vào đó bệnh nhân vẫn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh. Thời gian đầu khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng ho nhẹ. Ho nhiều và khàn giọng sau vài ngày nhưng không có đờm. Thời gian này bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe mạnh, tình trạng ho khàn tiếng xuất hiện dai dẳng nhưng không kèm theo triệu chứng khó thở.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị ho kèm theo hiện tượng khàn tiếng do bị hen phế quản, cảm lạnh và một số bệnh lý khác liên quan đến tình trạng nhiễm virus, cổ họng thường không có đờm. Tuy nhiên cơ thể thì vô cùng mệt mỏi vì khàn tiếng và ho quá nhiều.

Đối với những trường hợp ho khàn tiếng không kèm theo triệu chứng ngứa họng, người bệnh có thể bị mất tiếng. Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 5 tuổi.

Triệu chứng khi bị ho khàn tiếng
Triệu chứng khi bị ho khàn tiếng

Bị ho khàn tiếng phải làm sao?

Khi bị ho khàn tiếng, người bệnh nên sớm đến bệnh viện và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời tiến hành kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý và áp dụng những phương pháp xử lý phù hợp, rút ngắn thời gian điều trị. Ngoài ra người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh theo dân gian để làm dịu nhanh tình trạng ho và khắc phục hiện tượng khàn tiếng.

1. Bài thuốc điều trị ho khàn tiếng từ trà chanh muối

Chanh và muối nổi tiếng với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao. Nhờ đặc tính này, cả chanh và muối đều có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng đau buốt cổ họng, đau rát họng, ngứa họng. Đồng thời cắt giảm cơn ho. Hơn thế lượng hoạt chất được tìm thấy trong muối còn có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn, giúp người bệnh tiêu viêm, tiêu đờm và phòng ngừa một số bệnh lý khác liên quan đến vùng mũi họng.

Trong chanh chứa một lượng lớn vitamin C. Thành phần vitamin C trong chanh có tác dụng thúc đẩy quá trình nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời giúp cơ thể mau chóng khỏe mạnh và giúp vùng cổ họng được thông thoáng hơn.

Nguyên liệu:

  • Lá trà xanh tươi hoặc khô
  • 2,5 gram muối hạt
  • ¼ quả chanh.

Cách thực hiện:

  • Lá trà xanh tươi mang đi rửa sạch và ngâm cùng với nước muối pha loãng trong 10 phút để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn và vi khuẩn
  • Vớt lá trà xanh ra ngoài và rửa lại với nước
  • Chanh vắt lấy nước cốt
  • Cho 4 – 5 lá trà xanh tươi vào cốc hoặc 10 gram trà xanh khô
  • Rót 250ml nước đun sôi vào cùng. Thực hiện hãm trà không 20 phút
  • Thêm nước cốt chanh và muối hạt vào cốc, khuấy cho tan
  • Để nguội bớt sau đó nhấp từng ngụm, súc họng và ngậm trong miệng khoảng 10 giây rồi nhổ bỏ
  • Người bệnh súc miệng mỗi giờ hoặc sút miệng nhiều lần trong ngày
  • Người bệnh cần áp dụng bài thuốc từ trà chanh muối điều trị ho khàn tiếng từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

2. Bài thuốc từ quất tươi điều trị ho khàn tiếng

Tương tự như chanh, quất cũng có chứa nhiều vitamin C và những dưỡng chất có lợi mang tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó lượng vitamin C trong quất còn có khả năng cải thiện tốt tình trạng ho kèm theo khàn tiếng. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bài thuốc từ quất tươi điều trị ho khàn tiếng
Bài thuốc từ quất tươi điều trị ho kèm theo khàn tiếng

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 quả quất xanh
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch, thái quất thành từng khoanh mỏng và cho vào chén
  • Thêm 1 cục đường phèn vào cùng
  • Cho chén hỗn hợp vào nồi và thực hiện chưng cách thủy với lửa nhỏ trong 20 phút
  • Để nguội bớt sau đó ngậm và ăn hết phần bã lẫn phần nước
  • Người bệnh cần thực hiện bài thuốc từ quất tươi điều trị ho khàn tiếng 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ). Sử dụng liên tục trong 3 ngày để tình trạng ho và khàn tiếng có thể được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm: 7 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả – Nhanh hết ho, rát

3. Bài thuốc điều trị ho khàn tiếng bằng chanh tươi, gừng và muối

Trong Trung y, gừng mang trong mình vị cay, tính ấm có tác dụng đào thải độc tố, làm ấm cổ họng, làm ấm cơ thể, hạ sốt. Bên cạnh đó, tính ấm và vị cay của gừng còn có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm dịu nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy cổ họng. Đồng thời giúp tiêu viêm, tiêu đờm và cắt giảm triệu chứng ho.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng nhỏ
  • ¼ quả chanh
  • 2,5 gram muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Gừng mang đi cạo vỏ và rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát mỏng
  • Chanh vắt lấy nước cốt
  • Cho gừng đã thái vào ly thủy tinh
  • Rót 250ml nước đun sôi vào vào cùng và thực hiện hãm gừng trong 20 phút
  • Sau khi hãm gừng, thêm nước cốt chanh và muối hạt vào ly, khuấy cho tan
  • Để nguội bớt
  • Ngậm và uống ngay khi còn ấm
  • Thực hiện 2 lần/ngày (sáng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ)
  • Để bệnh tình có thể thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc điều trị ho khàn tiếng bằng chanh tươi, gừng và muối trong 3 – 5 ngày.

4. Bài thuốc điều trị ho khàn tiếng bằng chanh tươi và mật ong

Mật ong là hỗn hợp gồm đường và nhiều dưỡng chất có lợi. Trong Đông y mật ong có vị ngọt thanh. Vị ngọt này có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng khô và đau rát cổ họng. Đồng thời giúp người bệnh tiêu viêm, tiêm đờm và cắt giảm cơn ho. Ngoài ra, mật ong còn chứa vitamin và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng và mau chóng khỏe mạnh.

Bài thuốc điều trị ho khàn tiếng bằng chanh tươi và mật ong
Bài thuốc điều trị ho kèm theo khàn tiếng bằng chanh tươi và mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 quả chanh
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch, dùng dao khía vào vỏ quả chanh kiểu múi khế và cho vào chén
  • Thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào cùng sao cho lượng mật ong có thể bao phủ và ngấm đủ toàn bộ quả chanh

Cách 1:

  • Để nguyên hỗn hợp trong 1 – 2 giờ
  • Dùng muỗng sắn nhỏ quả chanh, cho vào miệng và ngậm.

Cách 2:

  • Cho chén chanh và mật ong vào nồi
  • Thực hiện chưng cách thủy với lửa nhỏ trong 20 phút
  • Để nguội bớt, sau đó ăn và ngậm cả phần nước và bã chanh.

Người bệnh thực hiện bài thuốc điều trị ho khàn tiếng bằng chanh tươi và mật ong 1 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

5. Bài thuốc điều trị ho khàn tiếng bằng tỏi tươi

Trong tỏi chứa nhiều allicin có tác dụng kháng viêm, diệt virus, long đờm giúp cải thiện tình trạng ho có đờm, ho khàn tiếng. Đồng thời giúp người bệnh giải quyết tình trạng đau rát cổ họng, ngứa họng và giúp cơ thể kháng khuẩn hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 – 2 tép tỏi.

Cách thực hiện:

  • Tỏi mang đi bóc bỏ vỏ và rửa sạch
  • Thái tỏi thành từng lát mỏng
  • Cho tỏi vào miệng ngậm, nhai và nuốt nước cốt lẫn bã
  • Người bệnh thực hiện bài thuốc điều trị ho khàn tiếng bằng tỏi tươi 1 lần/ngày. Áp dụng trong 3 ngày liên tiếp.

6. Bài thuốc từ giá đỗ điều trị ho khàn tiếng

Khi vừa mắc bệnh, người bệnh có thể ngậm và uống nước giá đỗ để cải thiện tình trạng ho. Đồng thời khắc phục hiện tượng khàn tiếng. Ngoài tác dụng chữa ho và khàn tiếng, trong Đông y, giá đỗ còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bài thuốc từ giá đỗ điều trị ho khàn tiếng
Bài thuốc từ giá đỗ điều trị ho kèm theo khàn tiếng

Nguyên liệu:

  • 500 gram giá đỗ
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang giá đỗ rửa sạch
  • Dùng muối hạt pha thành một lượng nước muối loãng vừa đủ
  • Ngâm giá đổ trong nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và lượng tạp chất còn sót lại
  • Vớt giá đỗ ra ngoài và rửa lại với nước
  • Chần giá đổ qua nước sôi
  • Cho giá đỗ vào máy và ép lấy nước cốt
  • Ngậm và uống từng ngụm nước ép giá đỗ
  • Người bệnh thực hiện bài thuốc từ giá đỗ điều trị ho khàn tiếng 1 lần/ngày trong 3 ngày.

Một số lưu ý khi bị ho khàn tiếng

Bên cạnh những bài thuốc điều trị ho khàn tiếng theo dân gian, người bệnh nên lưu ý và áp dụng một số lưu ý dưới đây để hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Người bệnh nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để làm ấm cổ họng và cải thiện tình trạng ho, hiện tượng khàn tiếng. Người bệnh có thể sử dụng nước ép trái cây cùng với nước lọc.
  • Người bệnh cần tránh tiếp xúc với môi trường khô, lạnh và hạn chế sử dụng máy điều hòa
  • Người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong thời gian điều trị. Cụ thể như: Khói thuốc lá, khói bụi, khói than hoạt tính, chất thải, mùi khí lạ…
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…
  • Trong thời gian điều trị ho khàn tiếng, người bệnh cần ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước ép trái cây để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt là nước ép cam và một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C khác.
Nước ép trái cây
Khi bị ho kèm theo khàn tiếng, người bệnh cần ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước ép trái cây để nâng cao sức đề kháng

Thông tin về vấn đề “Bị ho khàn tiếng phải làm sao?” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về tính hiệu quả và mức độ an toàn trước khi đưa những bài thuốc vào quá trình chữa bệnh. Trong trường hợp tình trạng ho khàn tiếng xuất hiện dai dẳng không khỏi, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe. Đồng thời áp dụng những phương pháp chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian điều trị.

Chúng tôi không chẩn đoán, đưa ra những lời khuyên và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Bị ho ở ba tháng đầu thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Phụ nữ mang thai thường dễ bị ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho sẽ gây ra những ảnh...

Công dụng trị ho

Húng quế và công dụng trị ho có thể bạn chưa biết

Húng quế là một trong những giải pháp trị ho từ thiên nhiên hiệu quả, nhưng ít người biết đến....

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

9 Mẹo chữa ho, ho có đờm bằng quả lê cực hiệu nghiệm

Việc điều trị ho thông thường hoặc ho có đờm bằng thuốc Tây là điều cần thiết. Tuy nhiên, dùng...

Bị ho nên ăn và kiêng gì cho nhanh khỏi + khỏe?

Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *