Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể bị ho một vài lần trong năm do bị nhiễm trùng đường hô hấp hay do vướng dị vật trong đường thở. Ở giai đoạn này, cơ thể bé còn non yếu nên rất dễ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây. Chính vì vậy, việc tìm ra cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn là mối bận tâm chung của nhiều bậc phụ huynh.

Nguyên nhân khiến trẻ 4-5-6 tháng tuổi bị ho

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể nhằm giúp trẻ tống xuất dị vật, dịch tiết hay các chất lạ trong đường hô hấp. Hoạt động này sẽ giúp bảo vệ đường thở của bé, đồng thời hạn chế được sự xâm nhập của các tác nhân có hại.

Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi
Trẻ 4-5-6 tháng tuổi bị ho do vướng dị vật hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp

Do sức đề kháng còn non yếu, trẻ nhỏ dễ bị ho hơn người lớn. Trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ho một vài lần trong năm. Các bé trong giai đoạn 4, 5 hay 6 tháng tuổi cũng chịu ảnh hưởng của tình trạng này.

Hiện tượng ho ở trẻ 4 tới 6 tháng tuổi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý như:

– Nhiễm trùng đường hô hấp 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ở trẻ 4, 5 hay 6 tháng tuổi. Khi bị nhiễm trùng, đường hô hấp có thể tiết ra nhiều đờm. Chất tiết có thể kích thích trung tâm phản xạ ho hoạt động mạnh dẫn đến các cơn ho liên tục.

Các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ho cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bao gồm:

  • Viêm xoang: Đây là một dạng nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Chất tiết trong xoang có thể chảy xuống cổ họng kích thích phản xạ ho. Ngoài ra, trẻ mắc viêm xoang có thể bị nghẹt mũi, chảy dịch mũi chứa mủ xanh hay vàng, sốt hay đau đầu…
  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Bệnh do virus gây ra. Trẻ nhiễm bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, mệt mỏi. Trong đó, bệnh cảm cúm thường gây ra các cơn ho khan kéo dài và có mức độ nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh.
  • Viêm họng, viêm amidan: Virus, vi khuẩn có thể tấn công vào cổ họng thông qua đường mũi hoặc miệng. Chúng khiến amidan bị sưng đỏ hoặc phù nề cổ họng dẫn đến đau họng, ho, khó nuốt, nuốt vướng, sốt. Trẻ cũng dễ bị nôn ói sau khi bú.
  • Viêm đường hô hấp dưới: Bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay viêm phổi. Những bệnh lý này đều có thể khiến trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho nhiều đờm, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, biếng ăn, thậm chí là bỏ bú.

– Hen phế quản:

Trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi thường xuyên bị viêm tiểu phế quản hoặc có tiền sử trong gia đình rất dễ bị hen phế quản (hen suyễn). Nguyên nhân gây bệnh là do đường thở của bé bị kích thích khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên( khói thuốc, phấn hoa, bụi bẩn…) hoặc do bị nhiễm virus, vi khuẩn. Lúc này, các nhánh phế quản của bé bị co thắt mạnh dẫn đến hiện tượng khó thở, ho, thở khò khè, co rút lồng ngực…

nguyên nhân gây ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi
Hen phế quản là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi

Viêm mũi dị ứng:

Viêm mũi dị ứng cũng là thủ phạm khiến trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, hệ thống miễn dịch của bé tiết ra nhiều kháng nguyên và tấn công nhầm vào niêm mạc mũi khiến cho khu vực này bị sưng viêm, phù nề và tiết ra nhiều dịch.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện nghẹt mũi, ngứa mũi – mắt – tai – họng, chảy nhiều nước mũi hoặc đỏ mắt. Đôi khi dịch nhầy trong mũi chảy xuống cổ họng khiến bé bị ho, buồn nôn.

Ho gà:

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis. Căn bệnh này có thể khiến trẻ bị ho thành từng tràng dài liên tục. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi hoặc sốt nhẹ. Ngày nay, trẻ em 4 đến 6 tháng tuổi ít bị ho gà hơn do đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.

ĐỌC NGAY: Bệnh ho gà có lây không? Lây lan như thế nào?

Vướng dị vật trong đường hô hấp:

Trẻ có thể bị ho sặc hoặc thậm chí là ngưng thở khi khí quản bị vướng thức ăn hay các vật nhỏ hít vào. Trường hợp này, bé cần được cấp cứu đúng cách, kịp thời, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trào ngược dạ dày thực quản

Axit dịch vị trong dạ dày khi trào ngược lên thực quản và cổ họng của bé có thể kích thích phản xạ ho. Ngoài ra, trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản còn có các dấu hiệu khác như nóng rát thực quản, ợ chua, ợ nóng, đắng miệng hoặc có vị chua trong miệng.

Các nguyên nhân khác gây ho ở trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột
  • Khí hậu quá lạnh
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá

Trẻ 4 đến 6 tháng tuổi có sức đề kháng kém, sinh non, nhẹ cân hoặc có tiền sử bị viêm đường hô hấp tái đi tái lại trước đó thường có nguy cơ bị ho nhiều hơn so với các bé khác. Cha mẹ cần chú ý tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ho của bé để có cách điều trị cho chính xác.

Triệu chứng ho ở trẻ 4-5-6 tháng tuổi

Triệu chứng ho ở trẻ 4, 5 hay 6 tháng tuổi biểu hiện ra bên ngoài với nhiều mức độ khác nhau. Một số bé chỉ bị ho nhẹ, lâu lâu mới ho một tiếng. Trường hợp nặng, trẻ bị ho từng cơn kéo dài hoặc ho liên tục thành từng tràng ở dạng ho khan hoặc trong tiếng ho có lẫn đờm.

Triệu chứng ho ở trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi
Trẻ 4 -6 tháng tuổi có thể bị ho khan hoặc ho có đờm

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây ho, trẻ có thể gặp thêm các triệu chứng khác. Thường gặp nhất là các dấu hiệu bất thường như:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Đau họng
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Khó nuốt
  • Biếng ăn
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn trớ sau khi bú…

Trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho khi nào nên đi khám bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa con mình đi khám nếu các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, hoặc khi bé có các dấu hiệu sau:

  • Ho kéo dài
  • Sốt cao liên tục quá hai ngày không hết
  • Khó thở, thở khò khè
  • Nôn ói nhiều hoặc có dấu hiệu mất nước
  • Bỏ bú

Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn

Để trị ho cho trẻ 4 tháng tuổi tới 6 tháng, bạn có thể áp dụng mẹo tự nhiên trong trường hợp bé bị ho nhẹ. Nếu bé bị ho kéo dài hoặc có dấu hiệu mắc bệnh lý thì cần dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Mẹo chữa ho cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bằng lá hẹ

Lá hẹ là một thảo dược lành tính, có thể giúp giảm ho cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi một cách an toàn. Trong lá chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, long đờm, giảm ho, diệt khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp của bé.

Mẹo chữa ho cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi bằng lá hẹ
Lá hẹ chứa hoạt chất kháng sinh giúp trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi

Cách sử dụng: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi và 2 thìa đường phèn
  • Rửa sạch lá hẹ, ngâm trong nước muối 15 phút trước khi vớt ra cho ráo nước
  • Tiếp theo, thái nhỏ lá hẹ rồi bỏ vào bát. Thêm đường phèn đã được giã nhuyễn
  • Bỏ vào nồi nước đang sôi hấp cách thủy trong 20 phút
  • Chờ cho chén thuốc nguội bớt, bạn chắt nước cho bé uống
  • Mỗi lần uống 1 thìa nước hấp x 3 – 4 lần/ngày để sát trùng, làm dịu kích ứng trong cổ họng và giúp bé bớt ho.

2. Giảm ho cho bé bằng tinh dầu tràm

Đây cũng là một cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi đang được nhiều mẹ áp dụng. Mẹo này khá đơn giản nhưng có hiệu quả tích cực.

Tinh dầu tràm chứa chất diệt khuẩn, kháng virus và tiêu viêm tự nhiên. Sử dụng loại tinh dầu này đúng cách có thể giúp ức chế, tiêu diệt các tác nhân gây hại trong đường hô hấp của bé, đồng thời xoa dịu cơn ho, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

  • Cách 1: Lấy một ít tinh dầu tràm thoa trực tiếp lên một số điểm trên cơ thể bé. Bao gồm cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân và hai bên lưng ngay vị trí phổi. Cách này có tác dụng làm nóng các huyệt đạo, giữ ấm cơ thể và giảm ho cho bé.
  • Cách 2: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào trong nước tắm của bé, tốt nhất là sử dụng nước ấm. Trong quá trình tắm, tinh dầu sẽ hoạt động bằng cách kích thích lưu thông máu, giữ ấm toàn thân, làm sạch mầm bệnh bên ngoài cơ thể bé. Các hạt tinh dầu cũng bay lên và đi vào đường thở của bé, đồng thời phát huy tác dụng diệt khuẩn, ức chế virus gây cảm lạnh, cảm cúm. Áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày để bé nhanh hết ho.
  • Cách 3: Nhỏ một ít tinh dầu vào khăn quàng cổ cho bé hoặc dùng bông gòn thấm tinh dầu đưa lại gần mũi cho bé ngửi. Cách này giúp đường thở luôn thông thoáng, giảm ho, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.

3. Điều trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi bằng gừng

Gừng là loại gia vị có sẵn trong gian bếp nhưng cũng đồng thời là vị thuốc chữa ho an toàn cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi. Loại củ này chứa nhiều hoạt chất quý có tác dụng kháng viêm, giảm ho, xoa dịu cơn đau họng cho bé.

Điều trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi bằng gừng
Gừng có tác dụng giảm đau họng, xoa dịu cơn ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi
  • Cách 1: Giã nát 1 củ gừng tươi, bỏ vào nồi nấu với 1 ít nước. Đun sôi khoảng 5 phút, thêm vào một ít muối ăn, quậy tan. Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, lấy ngâm chân và mát xa huyệt dũng tuyền cho bé mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Cách này giúp trẻ ngủ ngon và bớt ho vào ban đêm.
  • Cách 2: Pha trà gừng cho bé uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 5 ml. Có thể pha thêm chút đường phèn vào nước gừng để giảm bớt vị cay, giúp bé dễ uống hơn.

4. Cách trị ho cho trẻ 4 tháng tuổi bằng rau diếp cá

Rau diếp cá được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho của y học cổ truyền. Thảo dược này chứa hoạt chất kháng sinh, giúp ức chế rõ rệt đối với nhiều loại virus, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp ở trẻ.

Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng long đờm, giảm ho, cải thiện tình trạng đau họng, tiêu viêm, đẩy lùi bệnh viêm họng, viêm amidan hay viêm phế quản trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi hay mắc phải.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn với vài hạt muối ăn
  • Lọc nước cốt, đem hấp chín
  • Chia nước rau diếp cá làm 2 – 3 lần cho trẻ uống hết trong ngày
  • Áp dụng bài thuốc này trong ít nhất 5 ngày để tình trạng ho của bé được cải thiện rõ rệt.

5. Dùng thuốc Tây trị ho cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi

Nếu trẻ bị ho nhiều hoặc các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, bạn nên đưa con đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc có thể được chỉ định để giảm ho cho trẻ 4 – 6 tháng tuổi bao gồm:

thuốc tây trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi
Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi bị ho
  • Thuốc kháng sinh dùng cho trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Thuốc ức chế virus cảm lạnh, cảm cúm
  • Thuốc giảm axit dạ dày hay thuốc ức chế bơm proton thường được kê đơn cho bé bị ho do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc long đờm
  • Thuốc hạ sốt, kháng viêm, giảm đau…

Việc sử dụng thuốc trị ho cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không nên tùy tiện cho bé uống bất cứ loại thuốc nào khiến trẻ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn, nhất là kháng sinh.

Cách chăm sóc cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi bị ho

  • Nhỏ mũi, rửa mũi cho bé nhiều lần trong ngày với nước muối sinh lý để giảm nghẹt mũi, viêm mũi, giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Tăng cường cữ bú mẹ trong ngày, mỗi lần chỉ nên cho bé bú lượng sữa vừa đủ, không quá no. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp tăng kháng thể cho bé. Ngoài ra, việc tăng lượng sữa bú còn giúp bổ sung thêm chất lỏng, làm loãng đờm nhầy, giảm kích ứng trong cổ họng của bé.
  • Cho bé gối cao đầu khi ngủ để đường thở được lưu thông tốt và tránh cho dịch nhầy trên mũi chảy ngược xuống cổ họng khiến bé bị ho.
  • Tránh cho bé nằm quạt hoặc ngủ trong phòng có máy điều hòa quá lạnh
  • Làm ẩm không khí trong phòng ngủ bằng cách sử dụng máy khuếch tán hơi nước, giúp đường thở của bé không bị khô, giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách dùng lá trầu không trị ho cho trẻ và lưu ý

Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ là một phương pháp dân gian được ông bà xưa tin tưởng,...

Ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Ho mang tính chất bảo vệ cơ thể nhằm loại bỏ đàm, các chất dịch do phổi hay phế quản...

Học cách chữa ho bằng khế chua theo dân gian

Chữa ho bằng khế chua là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng và...

Bệnh ho theo Đông y và 9 cách chữa được người xưa truyền lại

Các cơn ho có đờm, ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi sẽ không còn cơ hội làm phiền...

Ho mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ho thực chất là sự phản ứng của cơ thể trước chất nhầy cũng như các chất lạ có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *