Ho gà ở người lớn: Căn bệnh tưởng như chỉ gặp ở trẻ em
Bệnh ho gà không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xuất hiện khá phổ biến ở người trưởng thành, nhất là với những người lớn tuổi. Thậm chí bệnh ho gà ở người lớn còn nguy hiểm và phức tạp hơn rất nhiều. Vậy nên chúng ta tuyệt đối không được chủ quan nếu không may mắc phải căn bệnh này.
Bệnh ho gà ở người lớn là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu ho gà là gì? Đây là căn bệnh ho do nhiễm vi khuẩn, có khả năng lây lan từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc thông thường. Vi khuẩn sẽ từ không khí xâm nhập vào mũi và cổ họng.
Do trẻ em có sức đề kháng còn yếu và hệ thống hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ mắc bệnh. Nhưng trên thực tế thì hiện nay số người lớn bị ho gà mỗi năm cũng rất cao.
Triệu chứng bệnh ho gà ở người lớn thường gặp
Nhìn chung các triệu chứng ho gà gần như giống các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường. Điển hình như: sổ mũi, sốt nhẹ, mệt mỏi, xuất hiện những cơn ho bất chợt.
Nhưng khi biểu hiện ngày càng nặng thì những cơn ho sẽ xuất hiện với mức độ thường xuyên hơn. Thông thường những cơn ho sẽ kéo dài trong vài tuần thậm chí vài tháng. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có khoảng 5% các trường hợp người bệnh bị ho kéo dài trong 2-3 tuần được chẩn đoán là bệnh ho gà.
Tùy theo từng người mà mức độ nghiêm trọng của bệnh ho gà có sự khác biệt. Với những người đã từng tiến hành tiêm chủng vắc xin phòng bệnh từ trước đó thì bệnh thường chỉ ở mức độ nhẹ.
- Các triệu chứng ho gà ở người lớn có thể bao gồm các triệu chứng sau:
- Ho kéo dài, ho dữ dội kèm theo đó là thở khó khăn
- Có dấu hiệu nôn sau khi ho
- Người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức sau khi ho
Triệu chứng điển hình của bệnh ho gà là tiếng khó khè sau những cơn ho dữ dội. Triệu chứng này thường rõ rệt ở trẻ em còn người lớn thì không có sự thể hiện rõ.
Các giai đoạn bệnh ho gà ở người lớn
Thông thường bệnh không thể hiện ngay khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể mà thường ủ bệnh và phát triển trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Việc phục hồi bệnh ho gà còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có người mất từ hai đến ba tháng mới khỏi bệnh. Thông thường bác sĩ thường hay chia bệnh ho gà thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: đây là giai đoạn đầu chỉ kéo dài từ 1-2 tuần. Trong thời gian này, các biểu hiện thường chỉ giống như bệnh cảm lạnh thông thường. Nhưng không được chủ quan vì bệnh ho gà ở giai đoạn này rất dễ lây lan.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này thì những cơn ho sẽ xuất hiện rất thường xuyên và dữ dội. Thậm chí giữa những cơn ho có thể dễ dàng quan sát tình trạng thở hổn hển, chảy nước mắt. Kèm theo đó là tình trạng nôn nhiều dẫn đến kiệt sức. Giai đoạn 2 thường kéo dài từ 1 đến 6 tuần nhưng có trường hợp lên tới 10 tuần. Khả năng lây nhiễm vẫn có thể kéo dài tới tuần thứ 2 của giai đoạn này.
- Giai đoạn 3: những cơn ho có dấu hiệu giảm và không còn khả năng lây nhiễm. Thông thường giai đoạn này sẽ kéo dài từ hai đến ba tuần. Người bệnh rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp khác do quá trình phục hồi vẫn còn chậm, cơ thể vẫn còn yếu.
Biến chứng của bệnh ho gà ở người lớn
Biến chứng bệnh ho gà thường hay gặp ở trẻ nhỏ hơn do khả năng phục hồi của trẻ thường chậm hơn. Nhưng nhiều người ở tuổi trưởng thành vẫn gặp phải các biến chứng của bệnh ho gà như sau:
- Cơ thể suy nhược, giảm cân nhanh
- Bị bệnh tiểu không tự chủ
- Viêm phổi
- Xương trở nên giòn và dễ gãy khi ho
- Mất ngủ thường xuyên do những cơn ho thường diễn ra nhiều vào buổi tối.
Chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà ở người lớn
Đề đề phòng nguy cơ gặp phải các biến chứng đã được kể đến ở trên thì bạn nên đến ngay các bệnh viện và thực hiện các biện pháp điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
# Chẩn đoán
Bước chẩn đoán hết sức quan trọng, giúp bác sĩ xác định được mức độ mắc bệnh, tình trạng tổn thương, nhờ đó mà có cách điều trị hiệu quả.
Bác sĩ thường hay lấy chất nhầy từ cổ họng hoặc mũi để kiểm tra. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, chụp Xquang…
# Điều trị
Thông thường bác sĩ hay dùng thuốc kháng sinh để giảm hoạt động của vi khuẩn cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng chú ý kháng sinh được sử dụng cũng còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Thông thường việc sử dụng erythromycin được áp dụng với người mắc bệnh từ 2 tuần đến 3 tuần. Loại vắc xin này không có tác dụng nếu sử dụng quá sớm vì lúc đó vi khuẩn chưa hoạt động. Nếu không dung nạp erythromycin có thể thay thế bằng clarithromycin, Trimethoprimọt sulfamethoxazole hoặc azithromycin.
Việc dùng thuốc cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Bên cạnh đó nếu có triệu chứng bất thường hoặc các biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn thì nên gặp bác sĩ ngay lập tức.
# Biện pháp hỗ trợ nên áp dụng tại nhà
Để việc chữa bệnh gặp nhiều thuận lợi, bạn nên thường xuyên áp dụng một số điều như sau:
- Thường xuyên nghỉ ngơi để cơ thể có cơ hội phục hồi.
- Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, bên cạnh đó cũng nên thay thế bằng nước ép trái cây để bổ sung dinh dưỡng.
- Dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, soup,… Ngoài ra nên chia nhỏ bữa ăn để hạn chế tình trạng nôn sau mỗi lần ho.
- Hạn chế hút thuốc cũng như môi trường có thuốc.
- Vệ sinh chân tay thường xuyên để đảm bảo an toàn, đồng thời hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh.
Biện pháp phòng tránh bệnh ho gà ở người lớn
Việc áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh ho gà ở người lớn cần được áp dụng thường xuyên. Trong đó việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng chống bệnh được nhiều bác sĩ đánh giá cao. Thông thường 5 mũi vắc xin DTaP sẽ phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh ho gà, bạch cầu, uốn ván. Với lộ trình như sau:
- 3 mũi đầu tiên: tiêm trong độ tuổi 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng
- Mũi thứ 4: tiêm khi trẻ từ 15 tháng đến 18 tháng
- Mũi thứ 5: tiêm trong khoảng từ 4 đến 6 tuổi
Thông thường hiệu quả của vắc xin sẽ suy giảm theo thời gian. Chính vì vậy nên tiêm lại sau 10 năm để tăng cường khả năng miễn dịch bệnh.
Ngoài việc xây dựng lối sống lành mạnh thì việc thường xuyên tập luyện thể thao cũng là cách giúp phòng chống bệnh khá tốt.
Bệnh ho gà ở người lớn vẫn có thể điều trị được nếu áp dụng theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định, kết hợp với chế độ ăn và sinh hoạt khoa học. Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bệnh cần phải tiến hành việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!