Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì? Điều trị như thế nào ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là một trong những bệnh lý về đường hô hấp có thể gặp ở mọi đối tượng. Việc điều trị bệnh viêm amidan mãn tính trong thời gian dài hoặc phương pháp điều trị không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Vậy, khi mắc phải căn bệnh này cần có những biện pháp điều trị nào để tránh tối đa các biến chứng gây hại đến sức khỏe.

"Bệnh

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là một trong những bệnh lý về tai mũi họng, là một dạng bệnh viêm amidan mãn tính kéo dài. Đây được xem là một trong những căn bệnh rất khó điều trị nhưng không đe dọa đến tính mạng con người. Khi mắc phải bệnh này, trên thành họng của người bệnh xuất hiện những mục mủ màu trắng có kích thước khác nhau. Vì xuất hiện những mục mủ trắng này khiến cho vùng khoang miệng này bị viêm và sưng to, gây ra các cơn đau rát khó chịu.

Amidan vì cấu trúc có nhiều hốc và ngăn, sự tiêu hóa thức ăn có thể bị chặn lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thành vòm họng. Sau một thời gian không lâu sau sẽ xuất hiện các đốm mủ bã đậu màu trắng hoặc màu ngà bị vón cục.

Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ bã đậu

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng sau:

  • Vòm họng bắt đầu sưng đỏ và nổi đỏ. Khi há miệng, có thể dễ dàng thấy amidan và vùng vòm họng xuất hiện các đốm mủ màu trắng.
  • Cổ họng có lớp đờm đặc và dày, rất khó khạc ra ngoài.
  • Cơn đau dai dẳng vùng cổ họng kéo theo những cơn rát khó chịu, đôi khi có thể đau lay sang hai bên hàm, gây khó khăn trong việc nuốt hoặc nhai thức ăn. Người bệnh chán ăn, ăn không ngon, ngủ không yên giấc.
  • Một số đối tượng khi mắc phải có thể bị sốt trên 38 độ, nhưng không phải đa số đều có triệu chứng này.
  • Các đốm mủ màu trắng sau vài ngày có thể tự bật ra ngoài, khiến cho hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.

"Đau

Nguyên nhân viêm amidan hốc mủ bã đậu

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu như:

  • Do cấu khúc của vùng amidan có các hốc, chặn một số ít thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng, lâu ngày sẽ xuất hiện các khối mủ và vón cục.
  • Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển và phát tán mầm bệnh. Sức đề kháng yếu cũng có thể là điều kiện để cho các virus tấn công.
  • Điều vị viêm amidan mãn tính không đúng cách hoặc bệnh lý bị kéo giãn trong một thời gian khá lâu có thể khiến cho cơ thể mắc phải bệnh này.
  • Khi nhắc đến các tác nhân từ môi trường gây nên bệnh thì không thể không nhắc đến yếu tố có thể gây nên bệnh là do môi trường bị ô nhiễm. Không khí ô nhiễm, hút bụi, khói thuốc lá, các chất độc hại là những nhân tố ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp.
  • Do thay đổi thời tiết đột ngột, trời có thể chuyển sang lạnh khiến cho cơ thể không thích nghi kịp, ảnh hướng đến cổ họng của bạn bị co lại và gây ra viêm họng.

Bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là căn bệnh mãn tính rất khó điều trị. Người bệnh nên phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu để giảm thiểu tối đa các biến chứng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến cho bệnh tình càng thêm nghiêm trọng, sức khỏe yếu dần, cơn mệt mỏi luôn làm phiền. Việc xuất hiện nhiều mủ trong khoang miệng gây không ít khó khăn trong việc ăn uống.

Ngoài ra, còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm khớp, viêm cầu thận, bị thấp tim.

Điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu

Bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu không phải là bệnh nan y không có thuốc chữa, nhưng nếu không được tiến hành điều trị có thể khiến cho bệnh tình dần trở nên nghiêm trọng hơn. Việc điều trị là việc làm cần và cấp thiết, tùy thuộc vào từng trường hợp mắc bệnh có có phương pháp điều trị phù hợp, cần tiến hành điều trị đúng cách như vậy bệnh tình với tiêu biến dần và khỏi hẳn.

Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng tăm bông vô trùng

Đối với những trường hợp bã đậu có kích thước lớn, người bệnh có sử dụng tăm bông vô trùng để ấn vào xung quanh vùng bã đậu để làm bật mủ trắng ra ngoài. Lưu ý, người bệnh có thể nhờ bác sĩ hoặc người thân để thực hiện phương pháp điều trị này. Bã đậu sau khi bị tống ra gây cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Do đó, người bệnh cần súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh ký để khử mùi.

Dùng tăm bông vô trùng để đẩy các mục mủ trắng ra khỏi thành họng
Dùng tăm bông vô trùng để đẩy các mục mủ trắng ra khỏi thành họng

Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc là một phương pháp điều trị khá quen thuộc, được khá nhiều người bệnh lựa chọn để điều trị. Đối với bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc kê đơn phổ biến như: Augmentin, Phenicillin, Amoxicillin, thuốc hạ sốt Paracatamol hoặc Ibuprofen,… Dùng thuốc có thể giảm nhanh các cơn đau rát, ngứa ngáy vùng cổ họng, nhưng có thể nhận định rằng, việc sử dụng có thể mang tính chất “tức thời”, chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Một số đối tượng không thể tránh khỏi các tác dụng phụ của thuốc. Do đó, việc lựa chọn thuốc để sử dụng cũng khá quan trọng.

Việc dùng thuốc cần được sử dụng theo chỉ đạo của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa biết chính xác mức độ bệnh tình đang mắc phải.

Trị bệnh viêm amidan hốc khủ bã đậu bằng các loại thuốc kháng sinh
Trị bệnh viêm amidan hốc khủ bã đậu bằng các loại thuốc kháng sinh

Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng các bài thuốc dân gian

Để giảm thiểu tối đa các nhược điểm khi sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian vừa an toàn, vừa hiệu quả mặc dù thời gian điều trị có thể kéo dài trong vài tuần.

# Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng sữa nghệ

Nguyên liệu:

  • Sữa đặc
  • Tinh bột nghệ nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Cho một lượng sữa đặc vừa đủ vào một ly thủy tinh hoặc ly sứ.
  • Pha sữa đặc cùng với một ít nước sôi, khuấy đều tay cho sữa tan đều
  • Cho thêm một muỗng cà phê tinh bột nghệ và khuấy đều, khuấy đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng, bột nghệ tan đều là được.
  • Sử dụng mỗi ngày một lần, dùng khi hỗn hợp còn ấm

Trong nghệ có chứa một lượng tinh dầu khá lớn và một số hợp chất  khác có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Phương thuốc sữa nghệ có thể áp dụng điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu cho trẻ em.

# Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng lá húng chanh và đường phèn

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá húng chanh
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Đem lá húng chanh rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn. Sau đó thái thành các đoạn nhỏ
  • Cho lá húng chanh vừa cắt được và đường phèn vào trong chén sứ, trộn đều hai nguyên liệu rồi đem chưng cách thủy từ 15 – 20 phút
  • Khi đường phèn tan hết, có thể tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước, bỏ đi phần bã
  • Uống mỗi ngày ba lần (buổi sáng, trưa và tối)

Người bệnh cần kiên trì sử dụng từ 4 – 6 ngày hoặc đến khi bệnh tình dần cải thiện.

Lá húng chanh và đường phèn đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát ở cổ họng. Do đó, người bệnh có thể áp dụng để điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu.

# Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng lá xương sông và mật ong

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá xương sông
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Đem lá xương sông rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn, rồi vớt để rái nước
  • Cho lá xương sông máy xay để xay nhuyễn. Chắt lọc lấy phần nước cốt, không sử dụng phần bã
  • Thêm một ít mật ong nguyên chất vào nước cốt xương sông, khuấy đều cho mật ong tan hết
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 10 – 15 phút, không được hấp trên ngọn lửa quá to
  • Sử dụng mỗi ngày hai lần (buổi sáng và buổi tối). Kiên trì sử dụng từ 3 – 5 ngày cho đến khi bệnh tình đỡ dần và tiêu biến hẳn

Ngoài công dụng cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu, phương thuốc này còn giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

# Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng chanh muối và mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 quả chanh muối
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Cho 1 – 2 trái chanh muối pha cùng với một ít nước ấm
  • Cho thêm một muỗng mật ong nguyên chất vào ly chanh muối, khuấy đều tay để mật ong tan đều
  • Sử dụng để uống mỗi ngày hai lần (sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ)

Mật ong có vị ngọt kết hợp với chanh muối có vị chua giúp dịu lại lượng lớn vitamin C. Sự kết hợp này giúp giúp làm dịu cổ họng, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng. Lượng vitamin C trong quả chanh muối không làm hại đến đường ruột, tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng có hệ đường ruột yếu.

"Điều

Một số lưu ý khi bị viêm amidan hốc mủ bã đậu

Ngoài việc áp dụng các phương pháp để điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu, người bệnh cần quan tâm chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Ngoài lợi ích ngăn chặn mầm bệnh phát triển mà còn có tác dụng phòng tránh bệnh. Dưới đây là một số chú ý nhỏ người bệnh cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng răng miệng, đánh răng mỗi ngày hai lần (sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ), kết hợp với việc sử dụng nước súc miệng để diệt vi khuẩn.
  • Luôn giữ ấm vùng họng vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, sử dụng áo khoác, khăn choàng hay khẩu trang để bảo vệ cơ thể mỗi khi ra ngoài.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong mỗi bữa ăn.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày vừa có tác dụng giảm dịu các vùng bị viêm vừa có tác dụng thanh lọc cơ thể. Người bị viêm amidan hốc mủ bã đậu cần uống nhiều nước hơn người bình thường để chống lại nhiễm trùng. Tốt hơn nếu người bệnh sử dụng các loại nước ép hay sinh tố, nước đồ uống giàu chất dinh dưỡng.
  • Không ăn các đồ cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng. Những thức ăn đó chỉ khiến cho vùng cổ họng của bạn càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế sử dụng nước đá hoặc đồ uống quá lạnh đặc biệt là những ngày trời trở lạnh, cổ họng của bạn sẽ bị đông cứng lại khi bạn sử dụng chúng.
  • Hạn chế tuyệt đối sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có cồn.
  • Tránh căng thẳng quá mức, người bệnh cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Áp dụng những bài tập thể dục thể thao nhẹ để tăng cường sức đề kháng chống lại mầm móng gây bệnh.
Bảo vệ vùng cổ họng khi đi ra ngoài hoặc những ngày thời tiết trở lạnh
Bảo vệ vùng cổ họng khi đi ra ngoài hoặc những ngày thời tiết trở lạnh

Với những thông tin vừa rồi, có lẽ chúng tôi đã giúp bạn đọc sẽ hiểu hơn được phần nào về căn bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu. Đây là một trong những bệnh lý về đường hô hấp không đe dọa đến tính mạng con người, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Bạn đọc nên lựa chọn những biện pháp điều trị với tình trạng bệnh lý của mình.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có nên cắt amidan không? Cần lưu ý gì?

Trẻ dưới 3 tuổi có nên cắt amidan không? Cần lưu ý những gì?

Ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi, hệ miễn dịch của cơ thể chưa được phát triển...

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan mãn tính là kết quả của bệnh viêm amidan cấp tính không được điều trị triệt để. Khi...

Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan vị viêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, gây...

Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?

Viêm amidan cấp ở trẻ em: Triệu chứng & điều trị

Viêm amidan cấp ở trẻ em cần được điều trị sớm. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh có thể gây...

Phân biệt bệnh viêm amidan và viêm VA

Viêm amidan và viêm VA khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Mặc dù có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.