Thông tin về bệnh viêm tai xương chũm và phương pháp điều trị

Viêm xương chũm là tình trạng viêm nhiễm các tế bào không khí của xương chũm ở trong tai. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể ra những biến chứng nghiêm trọng như bị mất thính lực vĩnh viễn, viêm tủy xương… Các thông tin được cung cấp dưới đây sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan về chứng bệnh này. 

Các thông tin về bệnh viêm xương chũm và cách điều trị
Các thông tin về bệnh viêm xương chũm và cách điều trị

Tổng quan về bệnh viêm xương chũm

1. Viêm xương chũm là gì?

Xương chũm là một trong những bộ phận quan trọng của tai. Tuy được gọi là xương nhưng nó lại không cứng chắc như những loại xương khác. Xương chũm có dạng mềm xốp như một miếng bọt biển và được cấu tạo từ các túi khí.

Khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus hoặc do một tác nhân có hại nào đó tác động vào sẽ khiến chúng bị viêm. Tình trạng này được gọi là viêm xương chũm. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh viêm tai xương chũm nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ em. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chưa phát minh ra được kháng sinh thì đây là một trong những căn bệnh gây ra nhiều ca tử vong ở trẻ.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây nên chứng bệnh này được cho là do bị viêm tai giữa nhưng không được điều trị sớm. Khi viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn nặng, các vi khuẩn có thể di chuyển và xâm nhập vào các tế bào không khí của xương chũm gây viêm.

Ngoài ra, sự tăng trưởng quá mức của các tế bào da (được gọi là cholesteatoma) trong tai giữa làm cản trở quá trình dẫn lưu các chất trong tai cũng có thể là nguyên nhân gây viêm xương chũm. Tuy nhiên, những trường hợp mắc bệnh do nguyên nhân này thường rất ít.

3. Triệu chứng

Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm xương chũm bao gồm:

  • Đau tai, đau đầu.
  • Thính lực bị suy giảm hoặc bị mất đi.
  • Tai bị đỏ
  • Dái tai bị sưng.
  • Có dịch nhầy chảy từ trong tai ra ngoài.
  • Tai bị sưng lên và rủ xuống.
  • Sốt.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Ngoài những biểu hiện trên, tùy vào từng đối tượng khác nhau mà bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề khác nữa. Vì đây cũng là một dạng của viêm tai nên các triệu chứng của nó cũng tương tự như các loại viêm tai khác. Do đó để nắm rõ hơn các thông tin về vấn đề này, đồng thời có thể chắc chắn được rằng mình có bị viêm tai giữa hay không thì tốt nhất bạn hãy trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh.

4. Biến chứng

Mặc dù tỉ lệ mắc chứng bệnh này càng thấp đi và bệnh cũng có thể được chữa khỏi, nhưng trong một số trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng và không được điều trị sớm, bạn cũng có thể gặp phải những biến chứng như sau:

  • Liệt mặt.
  • Mất thính lực vĩnh viễn.
  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Thường hay bị chóng mặt.
  • Bị áp xe ngoài màng cứng.
  • Xương chũm bị tổn thương vĩnh viễn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm xương chũm

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm xương chũm
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm xương chũm

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh viêm xương chũm có thể được chữa khỏi một cách nhanh chóng và dễ dàng, tránh được nguy cơ mắc những biến chứng nghiêm trọng mà bệnh có thể gây ra. Thông thường, bệnh viêm xương chũm sẽ được chẩn đoán và điều trị như sau:

1. Chẩn đoán

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện của bệnh viêm xương chũm, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác minh bằng cách sử dụng các biện pháp như sau:

  • Sử dụng ống soi tai: Với phương pháp này, một máy soi có gắn ánh sáng sẽ được bác sĩ dùng để soi vào tai của bạn. Qua quá trình quan sát, những biểu hiện bất thường sẽ được ghi lại và từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được bạn có đang bị viêm xương chũm hay không.
  • Chụp CT: Ngoài việc sử dụng ống soi tai, để xác minh xem tình trạng viêm nhiễm có làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận hay không, bạn sẽ được yêu cầu chụp cắt lớp vùng tai và đầu. Thông qua các hình ảnh được chụp lại, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh của bạn.

Ngoài ra, nếu xuất hiện dịch nhầy, các bác sĩ có thể lấy 1 lượng nhỏ chất dịch này nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để xác nhận xem các chủng vi khuẩn và virus này có kháng thuốc kháng sinh hay không, từ đó tìm ra được hướng điều trị chính xác.

2. Điều trị

Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, khả năng lây nhiễm nhiều hay ít mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn biện pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp thường được áp dụng chữa trị viêm xương chũm bao gồm:

Dùng thuốc:

Với những người mắc bệnh nhẹ, các loại thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để sử dụng. Việc điều trị cho những trường hợp này cũng thường diễn ra một cách dễ dàng và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng, các vi khuẩn lây lan mạnh thì có khả năng bạn sẽ phải nhập viện để điều trị.

Phẫu thuật:

Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh không mang lại tác dụng, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống nhỏ nối từ tai giữa ra bên ngoài để làm sạch lớp dịch nhầy tích tụ trong bộ phận này.

Nếu các triệu chứng bệnh vẫn còn tiếp diễn, có thể bạn sẽ được chỉ định cắt bỏ luôn phần xương chũm bị tổn thương.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm xương chũm

Vì viêm xương chũm thường xảy ra khi người bệnh bị viêm tai giữa nhưng không được điều trị. Do đó, để tránh nguy cơ mắc viêm xương chũm, việc đầu tiên cần làm điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng ở tai bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc điều trị bằng các biện pháp khác theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình theo hướng tích cực để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tránh nguy cơ mắc các bệnh khác nữa.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Khàn tiếng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Khàn tiếng là tình trạng thường gặp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý bình thường như cảm lạnh, cảm cúm nhưng khàn tiếng kéo dài có thể...

Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không

Chữa viêm họng bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh sử dụng. Nhờ khả...

Chữa viêm họng bằng rau diếp cá: Vị thuốc lành tính dễ tìm

Ắt hẳn không phải ai cũng biết chữa viêm họng bằng rau diếp cá được dân gian truyền tai nhau,...

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Ho khan tức ngực là bị gì? Có nguy hiểm không?

Ho khan tức ngực là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý như viêm phổi, tràn dịch...

Có thể làm giảm cơn hen suyễn bằng cách bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn hen suyễn

Nếu đang bị hen suyễn, bạn có thể tự làm giảm các triệu chứng bệnh bằng cách bổ sung thêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *